Tại sao cần phải khám sức khỏe định kỳ và tầm soát ung thư định kỳ?
“Tầm soát ung thư là việc thực hiện thăm khám và xét nghiệm phù hợp ở người khỏe mạnh không có triệu chứng gì, với hi vọng phát hiện và điều trị ung thư ở giai đoạn sớm, mang lại hiệu quả điều trị cao hơn, chất lượng cuộc sống tốt hơn nhờ vào việc phát hiện sớm.”, TS. BS Phạm Nguyên Quý cho biết.
Tầm soát ung thư là việc thực hiện thăm khám và xét nghiệm phù hợp ở người KHỎE MẠNH không có triệu chứng gì, với hi vọng phát hiện và điều trị ung thư ở giai đoạn sớm, mang lại hiệu quả điều trị cao hơn, chất lượng cuộc sống tốt hơn nhờ phát hiện sớm.
Tuy nhiên, cùng là lặp lại “định kỳ” sau một khoảng thời gian nhất định, nhưng tầm soát ung thư khác với khám sức khỏe định kỳ.
Khám sức khỏe định kỳ hay dùng để nói về “khám sức khỏe tổng quát” xem có mắc các bệnh phổ biến khác (không phải là ung thư) như Tiểu đường, Cao huyết áp, Cao mỡ máu,… để có chiến lược quản lý sức khỏe phù hợp.
Vì người đi tầm soát ung thư là những người khỏe mạnh nên xác suất/khả năng tìm thấy bất thường gì đó là không cao. Như việc dùng nội soi để tầm soát ung thư dạ dày tại Nhật Bản thì 100 người mới tìm ra 1-5 người có ung thư dạ dày sớm để can thiệp (tùy cơ sở y tế). Điều này ám chỉ rằng chỉ nên thực hiện tầm soát đối với những loại ung thư phổ biến. Bệnh hiếm quá thì tầm soát cũng khó phát hiện và “hiệu quả đầu tư” vào tầm soát sẽ rất thấp.
Cũng liên quan tới hiệu quả đầu tư, người ta hay nói tới “nguy cơ mắc ung thư” và dựa trên đó mà khuyên ai nên nghĩ tới tầm soát.
Ví dụ, trong ung thư phổi, các Hiệp hội ung thư đề nghị tầm soát ở những người có nguy cơ bị ung thư phổi cao do hút thuốc lá, cụ thể là người có tất cả những đặc điểm:
55-74 tuổi, có sức khỏe tốt, đã từng hút thuốc lá nhiều hơn 30 gói-năm và vẫn đang hút hoặc chỉ mới bỏ thuốc trong vòng 15 năm gần đây. Số gói-năm được tính bằng số bao thuốc lá hút mỗi ngày nhân với số năm đã hút.
Video đang HOT
Người hút 1 gói/ngày trong 30 năm có lịch sử hút thuốc lá 30 gói-năm, bằng với người hút 2 gói/ngày trong 15 năm; và ai hút nhiều thì có nguy cơ mắc ung thư cao hơn.
Từ một ví dụ này, có thể thấy tầm soát là một dạng đầu tư vào sức khỏe, với kỳ vọng giúp bệnh nhân sống lâu hơn; những người đã già yếu không có khả năng sống lâu (hơn 5-10 năm) thì thường không cần phải nghĩ tới tầm soát ung thư.
Tùy tình huống và nguy cơ mà chương trình tầm soát sẽ được cá nhân hóa, và bác sĩ sẽ khuyên “lặp lại” xét nghiệm sau mỗi 1-2 năm, có khi là 5 năm. Chính vì điều này mà người ta rất thận trọng với việc chọn phương pháp tầm soát.
Một phương pháp tầm soát tốt phải đủ AN TOÀN, DỄ THỰC HIỆN, ÍT KHÓ CHỊU và có GIÁ THÀNH RẺ.
Phương pháp tầm soát không phải là phương pháp chẩn đoán ung thư, nhưng cũng phải đủ nhạy và KHÁ CHÍNH XÁC để hạn chế báo động giả làm rối loạn đời sống những người liên quan. Đã có nhiều bài học về việc dùng phương pháp sai làm bệnh nhân và người thân phải làm thêm nhiều xét nghiệm khác, dẫn tới chẩn đoán quá mức và điều trị quá tay không cần thiết.
Ngoài ra, phương pháp tầm soát cũng phải CÓ BẰNG CHỨNG RÕ RÀNG về việc cải thiện thời gian sống cho bệnh nhân qua các nghiên cứu có nhiều người tham gia. Tất cả đều liên quan tới…” hiệu quả đầu tư” cả.
Vì những lý do trên mà hiện nay thế giới chỉ khuyến cáo tầm soát cho 6-7 loại ung thư, và thường thì chỉ một số nước giàu mới có chương trình tầm soát quốc gia để giảm thiểu gánh nặng do ung thư trong cộng đồng.
Tại Việt Nam hiện có những quảng cáo về phương pháp ABC gì đó giúp tầm soát ung thư nhưng chúng ta phải thận trọng phân định thật giả; và nên hỏi các chuyên gia về những thông tin này trước khi “đầu tư”.
Cuối cùng, cũng cần nói thêm rằng việc tầm soát chỉ thực sự có ích khi chẩn đoán sớm ĐƯỢC ĐI KÈM VỚI điều trị sớm. Ví dụ, trong ung thư dạ dày, việc chẩn đoán khối u ở giai rất sớm, còn ở lớp nông (bề mặt) của dạ dày phải đi kèm với khả năng “cắt lóc” chúng qua nội soi mềm (phẫu tích dưới niêm mạc bằng nội soi (ESD)) để thật sự giúp người bệnh chữa lành với dạ dày được bảo tồn và chất lượng sống tốt nhất. Nếu nơi bệnh nhân sinh sống chỉ phát hiện sớm chứ không triển khai được kỹ thuật này thì bệnh nhân sẽ phải đi rất xa để điều trị, hoặc phải cắt một phần/toàn bộ dạ dày ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống.
Như vậy, dù số liệu ở các nước tiên tiến cho thấy việc tầm soát ung thư bằng phương pháp thích hợp đã giảm tỉ lệ tử vong do một số loại ung thư (như ở Nhật giảm 66% tỉ lệ tử vong do ung thư đại tràng), chúng ta cần lưu ý đến cả những “góc khuất” trong việc quản lý và triển khai tầm soát tại Việt Nam.
Chúng ta cần đặt tầm soát ung thư vào hiện trạng hệ thống y tế và cân nhắc tình trạng tài chính của mỗi người để có thể giúp người đi tầm soát đạt lợi ích tổng thể.
Công thức phòng ngừa 4 bước để ung thư tránh xa
Đa phần người bệnh ung thư ở Việt Nam khám và điều trị ở giai đoạn muộn, tỷ lệ sống thấp. Do đó, việc phát hiện sớm bệnh là điều rất quan trọng. Đây chính là vai trò của tầm soát ung thư.
Tại các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, tình trạng thừa cân, béo phì đang có xu hướng tăng lên nhanh chóng. Đây là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh nguy hiểm như tim mạch, tiểu đường, hô hấp... và thậm chí là ung thư.
Nghiên cứu đã chứng minh béo phì có liên quan mật thiết đến nhiều loại ung thư, điển hình như ung thư đường ruột, ung thư thận, ung thư dạ dày, ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng...
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, để kiểm soát sự thèm ăn của mình, hãy tập thói quen rời khỏi bàn ăn khi cảm thấy đã được 70% sức ăn của mình. Bên cạnh đó, tăng cường lượng rau xanh, hạn chế dầu mỡ, đồ chiên, nướng và các loại thịt đỏ cũng là giải pháp giúp giảm nguy cơ ung thư thông qua chế độ ăn.
Với riêng người trưởng thành, để đánh giá tình trạng dinh dưỡng, cần dựa vào chỉ số BMI - tính bằng cân nặng (kg) chia cho bình phương của chiều cao (mét). Một người trưởng thành khỏe mạnh, có dinh dưỡng hợp lý, BMI trong khoảng từ 18.5 - 24.9. Nếu BMI 25 thì được coi là thừa cân, BMI 30 là béo phì.
Theo chuyên gia ung bướu, đối với ung thư, thời điểm bệnh được phát hiện và điều trị có ý nghĩa rất lớn.
Phần lớn bệnh ung thư đều có thể chữa khỏi nếu phát hiện sớm, điều trị kịp thời và đúng phương pháp. Tuy nhiên, đa phần người bệnh ung thư ở Việt Nam khám và điều trị ở giai đoạn muộn, tỷ lệ sống thấp. Do đó, việc phát hiện sớm bệnh là điều rất quan trọng. Đây chính là vai trò của tầm soát ung thư.
Để bảo vệ mình trước căn bệnh nan y này, mọi người nên tuân thủ việc khám sức khỏe định kỳ hàng năm. Với những người thuộc nhóm nguy cơ cao như: người cao tuổi, hút thuốc, lạm dụng rượu bia, có tiền sử gia đình mắc ung thư,.. thì nên tầm soát ung thư ít nhất 2 lần/năm.
Quá trình hình thành và phát triển của ung thư thường trải qua 3 giai đoạn: tổn thương tiền ung thư, ung thư tại chỗ, ung thư di căn.
Các tổn thương tiền ung thư thường gặp bao gồm: bạch sản niêm mạc, đa polyp đại tràng, viêm dạ dày mạn tính, viêm gan, xơ gan...
Những tổn thương ở giai đoạn này chỉ dừng lại ở bệnh lý lành tính. Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời, chùng có nguy cơ cao ung thư hóa.
BS Sun Yan, chuyên gia ung thư người Trung Quốc có hàng chục năm trong nghề, nhận định: "Rất nhiều bệnh nhân ung thư mà chúng tôi tiếp nhận đều có chung đặc điểm là thường xuyên phải chịu áp lực trong công việc, stress, trầm cảm lâu ngày, dễ nóng giận và hay lo lắng quá mức".
Chuyên gia này giải thích, những cảm xúc tiêu cực này sẽ đặt cơ thể luôn trong trạng thái căng thẳng, ảnh hưởng trực tiếp đến việc sản sinh hormone và sau đó là nhiều chu trình trong cơ thể.
Dưới tác động tiêu cực này, hệ miễn dịch bị suy yếu đáng kể. Khi lớp phòng thủ của cơ thể không còn đảm bảo tốt chức năng sẽ tạo cơ hội cho các mầm mống ung thư khởi phát.
Một nghiên cứu được thực hiện trên 100 người hút thuốc hoặc nghiên rượu cho thấy rằng, có 44 trường hợp được chẩn đoán ung thư thì cả 44 người đều liên quan đến các vấn đề về đời sống tinh thần và sức đề kháng kém.
Học cách tận hưởng cuộc sống, tìm kiếm niềm vui, giữ cho tâm trí không bị căng thẳng chính là cách giúp chúng ta sống khỏe và tránh xa ung thư.
Bệnh nhân ung thư vú sau khi phẫu thuật có khả năng di căn và tái phát hay không? Theo TS. BS. Phạm Nguyên Quý (BV Trung ương Miniren Kyoto, BV Đại học Kyoto), ung thư khi tái phát có thể xuất hiện lại cùng chỗ (tái phát tại chỗ) hoặc ở chỗ khác (di căn xa). Lý giải rõ hơn về khả năng tái phát sau khi phẫu thuật của bệnh nhân ung thư vú, TS. BS Phạm Nguyên Quý cho...