Tại sao các vấn đề về chân có thể là triệu chứng của bệnh tim?
Chúng ta cần vận động để duy trì sức khỏe tim mạch tốt, nhưng mối quan hệ giữa tim và chân còn sâu sắc hơn thế, một số vấn đề về tim và mạch máu có xu hướng xuất hiện trước ở chân.
Một số dấu hiệu ở bàn chân có thể cho thấy bạn có vấn đề về sức khỏe tim mạch. (Nguồn: Harvard Health Publishing)
Bàn chân cách khá xa tim nhưng lại tiết lộ rất nhiều điều về sức khỏe của tim cũng như quá trình tuần hoàn máu của bạn.
Bác sỹ chuyên khoa tại Phòng khám Bàn chân Hongkong Sean Farnan cho biết vai trò chính của hệ thống tim mạch là cung cấp máu đi khắp cơ thể, trong khi bàn chân hỗ trợ khi chúng ta di chuyển.
Chúng ta cần vận động để duy trì sức khỏe tim mạch tốt, nhưng mối quan hệ giữa tim và chân còn sâu sắc hơn thế và một số vấn đề về tim và mạch máu có xu hướng xuất hiện trước ở chân, bác sỹ Sean Farnan cho biết.
Các dấu hiệu đặc trưng của các bệnh về tim mạch bao gồm khó thở, nhịp tim không đều và đau ngực. Nhưng một triệu chứng quan trọng khác cần chú ý là sưng tấy ở cẳng chân và bàn chân, bác sỹ David Lo Ka-yip, chuyên gia tư vấn nội trú về tim mạch tại Bệnh viện Cơ Đốc Phục Lâm Hong Kong, cho biết.
” Phù nề là tình trạng sưng tấy do chất lỏng tích tụ trong các mô của cơ thể. Phù nề có thể ảnh hưởng đến bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể nhưng nó thường xuất hiện ở chân và bàn chân nhiều hơn,” bác sỹ David Lo Ka-yip nói.
Nguyên nhân phổ biến gây phù nề ở chân là suy tim sung huyết khiến một hoặc cả hai buồng dưới của tim bơm máu kém hiệu quả. Kết quả có thể là máu ứ lại ở chân, mắt cá chân và bàn chân, gây sưng tấy.
Bác sỹ Farnan cũng cho biết một số dấu hiệu khác ở bàn chân có thể cho thấy bạn có vấn đề về sức khỏe tim mạch. Đầu tiên là bàn chân lạnh.
Thông thường, nhiệt độ da giảm dần từ bắp chân đến bàn chân. Nhưng nếu bàn chân đột nhiên lạnh bất thường thì đây có thể là dấu hiệu tắc nghẽn động mạch. Nếu bàn chân luôn trong trạng thái lạnh, bạn nên tư vấn y tế để loại trừ bất kỳ vấn đề nghiêm trọng nào.
Bác sỹ Farnan cho biết nếu móng chân của bạn phát triển chậm hơn bình thường đồng nghĩa với việc bàn chân của bạn có thể không được cung cấp đủ máu. Việc lưu lượng máu giảm dần khi chúng ta già đi là điều bình thường, nhưng những thay đổi nhanh chóng là dấu hiệu cần đi khám.
Sự thay đổi màu da ở chân cũng có thể là một cảnh báo với sức khỏe tim mạch. (Nguồn: Getty Images)
Video đang HOT
Nếu có sự tắc nghẽn một phần trong việc động mạch bơm máu đến chân và bàn chân của bạn, móng mới nó không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng để phát triển.
Sự thay đổi màu da cũng có thể là một cảnh báo. Khi nhìn từ chân xuống bàn chân, màu da thay đổi một chút là điều bình thường. Nhưng nếu vùng da phía dưới nhợt nhạt hơn nhiều, đó có thể là dấu hiệu của việc giảm lưu lượng máu đến các chi, bác sỹ Farnan nói. Đây là một tình trạng được gọi là giảm tưới máu động mạch.
Đau chân và chuột rút, đặc biệt là khi nằm, cũng có thể là một dấu hiệu cảnh báo.
Nó có thể là dấu hiệu của bệnh động mạch ngoại biên – mảng bám tích tụ trong động mạch làm hạn chế lưu lượng máu đến các chi và các cơ quan của bạn.
Bác sỹ Farnan cho biết có thể khó nhận ra mức độ nghiêm trọng của vấn đề nếu bạn chỉ nhận thấy một trong những triệu chứng này. Ông cho biết thêm: “Việc tìm kiếm nhiều loại trong số chúng sẽ cho bạn biết liệu có điều gì đáng lo ngại hay không.”
“Chỉ nhận thấy những dấu hiệu này ở một chân chứ không phải ở chân kia là một dấu hiệu quan trọng khác để được chuyên gia y tế đánh giá bệnh càng sớm càng tốt,” Bác sỹ Farnan nói.
Bác sỹ khuyên nên kê cao bàn chân của mình khi đi ngủ để chống sưng tấy. (Nguồn: Griswoldhomecare)
Nếu bạn mắc bệnh tim mạch, điều quan trọng là phải chăm sóc đôi chân để giúp kiểm soát tình trạng của bạn. Ví dụ, bạn cần giảm lượng muối ăn hằng ngày để giúp giảm phù nề. Bác sỹ David Lo Ka-yip gợi ý nên đọc kỹ nhãn thực phẩm để biết mình thực sự đang tiêu thụ bao nhiêu natri.
Bạn cũng có thể kê cao bàn chân của mình để chống sưng tấy.
“Khi bạn bị suy tim, tim bơm máu kém hơn. Điều này có nghĩa là nó không thể đẩy máu qua các tĩnh mạch ở xa một cách dễ dàng. Bạn có thể ‘hỗ trợ trọng lực’ cho trái tim mình bằng cách nâng cao bàn chân và cẳng chân ngay khi bạn nhận thấy chúng bắt đầu sưng lên,” bác sỹ Lo nói.
Trong khi đó, bác sỹ Farnan khuyên rằng việc kiểm tra bàn chân thường xuyên là điều quan trọng, chẳng hạn như để theo dõi mọi thay đổi trong quá trình phát triển của móng và màu da.
Luôn cẩn thận làm sạch và băng bó bất kỳ vết cắt nào trên bàn chân của bạn, vì khả năng chống nhiễm trùng của cơ thể ở khu vực này bị giảm do lượng máu giảm.
Nếu bạn mắc bệnh tiểu đường, hãy đến gặp bác sỹ chuyên khoa chân hằng năm để được kiểm tra, bác sỹ Farnan gợi ý. Bệnh tiểu đường có thể sẽ ảnh hưởng đến các mạch máu khắp cơ thể và do tính chất mãn tính của nó nên cần theo dõi thường xuyên.
Một trái tim khỏe mạnh có thể giúp bảo vệ sức khỏe của đôi chân và bàn chân của bạn.
Chuối luộc có tác dụng gì?
Chuối là loại quả tốt cho sức khoẻ được nhiều người yêu thích, trong đó có chuối luộc, vậy chuối luộc có tác dụng gì?
Trong thành phần của chuối có rất nhiều dưỡng chất tốt cho sức khoẻ. Vì thế mà chuối là loại quả được nhiều người yêu thích, đặc biệt là chuối luộc. Vậy, chuối luộc có tác dụng gì?
Chuối luộc có tác dụng gì?
Dưới đây là những tác dụng của chuối luộc bạn không nên bỏ qua:
Chuối luộc cung cấp hàm lượng vitamin dồi dào cho cơ thể
Chuối chín luộc có hàm lượng vitamin C, vitamin B6 và một số loại vitamin khác rất tốt cho cơ thể. Vitamin B6 ảnh hưởng đến quá trình hấp thu sắt, chuyển hóa đạm và chất béo. Vì thế, việc bổ sung chuối luộc sẽ giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng, giúp bảo vệ hệ tim mạch, tăng cường chức năng của não bộ và hệ miễn dịch.
Chuối luộc giúp hạ đường huyết
Báo Thanh Niên dẫn nguồn chuyên trang y tế WebMD cho biết, chuối luộc là nguồn cung cấp tinh bột kháng tốt. Tinh bột kháng được khoa học chứng minh là có khả năng làm giảm lượng đường trong máu bằng cách làm chậm quá trình giải phóng glucose vào máu.
Chuối luộc giúp cải thiện sức khỏe đường ruột
Chuối luộc là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào, rất quan trọng để ngăn ngừa táo bón và duy trì sức khỏe tiêu hóa.
Chuối luộc giúp tăng cường sức khỏe tim mạch
Kali trong chuối luộc có thể giúp giảm huyết áp bằng cách chống lại tác dụng của natri. Huyết áp cao là yếu tố nguy cơ chính của bệnh tim.
Ngoài ra, chất xơ trong chuối luộc cũng có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim bằng cách giảm mức cholesterol và viêm nhiễm.
Chuối luộc giúp phục hồi nhanh sau khi tập thể dục
Chuối luộc là nguồn cung cấp kali dồi dào, là chất điện giải giúp điều chỉnh chức năng cơ bắp. Kali bị mất qua mồ hôi và điều quan trọng là phải bổ sung càng nhanh càng tốt.
Chuối luộc rất tốt cho sức khoẻ.
Ăn chuối chín luộc tốt với người đang cho con bú
Sau sinh, cơ thể người mẹ thường rất yếu ớt và phải bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng. Trong đó, chuối là trái cây bổ dưỡng, thơm ngon không chỉ tốt cho sức khỏe của mẹ mà còn giúp sữa về nhiều và chất lượng hơn. Vì thế, các mẹ có thể bổ sung chuối chín, chuối luộc chín trong bữa ăn hàng ngày để tốt cho mẹ và bé.
Chuối chín luộc tốt cho bà bầu
Chuối chín luộc có nhiều chất dinh dưỡng, giúp mẹ bầu cải thiện tình trạng chuột rút, củng cố hệ xương vững chắc và tốt cho hệ tiêu hóa. Ngoài ra, bà bầu bổ sung chuối hàng ngày sẽ cải thiện các triệu chứng thiếu máu.
Chuối luộc không chỉ là món ăn vặt ngon miệng mà còn rất tốt cho sức khoẻ. Nếu bạn chán ăn chuối chín, chuối chiên, bánh chuối... thì có thể nghĩ đến món chuối luộc nhé.
Sai lầm tai hại khi ăn mì tôm khiến cho sức khỏe của bạn bị tàn phá Mì tôm gây hại cho gan thận của bạn, chớ dại ăn nhiều kẻo có ngày hối hận không kip. Tác hại khi ăn nhiều mì tôm Bệnh tim mạch: Khi bạn thường xuyên dùng mì ăn liền, bạn có nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch như cao huyết áp, xơ vữa động mạch, đột quỵ cao hơn bình thường. Nguyên...