Tại sao các sản phẩm của Apple luôn ‘đắt đỏ’?
Liệu đã bao giờ người dùng tự hỏi tại sao các sản phẩm của Apple luôn có giá cao hơn rất nhiều so với các đối thủ? Chúng ta sẽ xem xét một số yếu tố giải thích tại sao các sản phẩm của Apple lại đắt đến vậy.
Hệ sinh thái của Apple
Trong công nghệ, một hệ sinh thái đề cập đến một tập hợp các thiết bị riêng lẻ bổ sung cho nhau để tạo thành một đơn vị lớn hơn, hữu ích hơn. Lấy ví dụ iPhone và MacBook. Mặc dù cả hai đều là thiết bị riêng lẻ nhưng nếu được sử dụng cùng nhau, chúng sẽ tăng khả năng sử dụng của nhau và cải thiện trải nghiệm tổng thể.
Các sản phẩm Apple luôn có mối liên hệ mật thiết với nhau
Hệ sinh thái của Apple khác với các công ty khác vì các thiết bị Apple thường chỉ kết nối với các thiết bị Apple khác và hoạt động thực sự tốt khi làm như vậy. Người dùng càng tham gia sâu vào hệ sinh thái thì điều đó càng trở nên đáng giá hơn. Điều này và tính độc quyền của hệ thống đóng góp phần lớn vào mức giá cao cấp cho các sản phẩm vì người dùng sẵn sàng trả nhiều tiền hơn để có trải nghiệm cải thiện và tiện ích hoạt động với những gì họ đã sở hữu.
Chất lượng cao và bền
Các sản phẩm Apple thường tồn tại lâu hơn các đối thủ cạnh tranh nhờ phần cứng và phần mềm chất lượng cao. Phần cứng được thiết kế, sản xuất và lắp ráp cẩn thận bằng vật liệu như nhôm. Thêm phần mềm ( hệ điều hành và các ứng dụng gốc) được tối ưu hóa để tận dụng tối đa phần cứng đó.
Kết quả là, sản phẩm cuối cùng không chỉ đẹp mà còn bền và hiệu suất cao. Kết hợp với phần cứng và phần mềm giúp mang lại cho người dùng trải nghiệm chất lượng cao, được điều chỉnh phù hợp nhất và buộc họ phải trả nhiều tiền hơn.
Video đang HOT
Đổi mới công nghệ
Sự đổi mới công nghệ của Apple là một lý do khác khiến sản phẩm của họ có giá cao hơn. Sự ra đời gần đây của chip M1 là một ví dụ điển hình. Việc thay thế CPU Intel bằng bộ xử lý dựa trên ARM riêng, Apple không chỉ mang lại hiệu suất tốt hơn trên Mac và iPad của mình mà còn tạo ra cuộc cách mạng trong ngành công nghiệp CPU.
Chip M1 mở đường cho việc chuyển đổi từ CPU Intel sang chip tùy chỉnh ARM của riêng Apple
Apple đã làm điều này trong thời gian dài, nhờ vậy công ty trở thành một nhà lãnh đạo tư tưởng ở thung lũng Silicon. Để tiếp tục dẫn đầu, Apple phải đầu tư rất nhiều vào R&D công nghệ mới, với ngân sách R&D của họ gần đây lên tới 20 tỉ USD.
Quyền riêng tư
Apple không bán dữ liệu người dùng để thu lợi nhuận như nhiều công ty khác và cũng không cài đặt sẵn phần mềm theo dõi người dùng. Thay vì bán dữ liệu người dùng, Apple tính phí bảo vệ người dùng nhiều hơn bởi với họ, quyền riêng tư là vô giá.
Nhưng điều này không có nghĩa Apple hoàn toàn không theo dõi người dùng khi công ty cũng cần cải thiện các dịch vụ và sản phẩm của chính mình, từ đó điều chỉnh sản phẩm để phù hợp với người dùng.
Hệ điều hành, ứng dụng và bản cập nhật miễn phí
Hệ điều hành Apple được nâng cấp miễn phí một lần mỗi năm và hàng chục bản cập nhật nhỏ hơn trong suốt cả năm, ấn tượng hơn nhiều so với Windows chỉ đến vài năm một lần và yêu cầu thanh toán. Mặc dù Microsoft đã thực hiện nâng cấp miễn phí từ các phiên bản Windows cũ hơn lên Windows 11, nhưng người dùng vẫn có rất nhiều giao dịch mua trong ứng dụng có giá rất cao, chẳng hạn như Office Suite.
Trong khi đó, với macOS, người dùng nhận được Pages, Numbers và Keynote miễn phí, cũng như nhận được các bản cập nhật miễn phí cho chúng. Apple phải đầu tư rất nhiều để giữ phần mềm này miễn phí.
Chi phí tiếp thị và hỗ trợ
Giá thành sản phẩm là tổng hợp của chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp và sản xuất chung. Điều này chưa nói đến chi phí tiếp thị và hỗ trợ sau bán hàng – vốn cũng xảy ra với Apple. Tất cả cửa hàng Apple đều là một cách tiếp thị sản phẩm, với cơ sở hạ tầng mang tính biểu tượng, đầy đủ các chuyên gia và cung cấp trải nghiệm tuyệt vời để tương tác với các sản phẩm. Ngoài ra còn có bộ phận hỗ trợ của Apple, nơi người dùng có thể liên hệ với các đại lý dịch vụ kỹ thuật để khắc phục sự cố với thiết bị của mình và đặt những câu hỏi mà họ muốn.
Bên cạnh đó còn có nhiều hoạt động quảng cáo khác tác động vào chi phí sản phẩm. Nói một cách đơn giản, Apple tốn 400 USD để sản xuất một chiếc iPhone giá 1.000 USD, nhưng nói họ kiếm lợi 600 USD là một sai lầm.
Giá trị bán lại
Các sản phẩm Apple giữ được rất nhiều giá trị của chúng vì tất cả những lý do được đề cập ở trên. Và vì vẫn giữ được giá trị và bán được nhiều hơn sau đó nên chúng cũng sẽ tốn nhiều tiền hơn khi mua lần đầu tiên.
Các sản phẩm Apple có giá trị bán lại cao hơn nhiều so với các sản phẩm đối thủ
Lấy ví dụ, cả Galaxy S9 và iPhone X đều được phát hành vào năm 2018 và có giá lần lượt là 700 USD và 1.000 USD. Giờ đây, một chiếc Galaxy S9 đã qua sử dụng có giá từ 50 USD đến 150 USD (giữ lại 14% giá trị), trong khi một chiếc iPhone X đã qua sử dụng vẫn có giá từ 150 USD đến 400 USD (giữ lại 27% giá trị).
Vì sao iPhone 13 được sản xuất tại Ấn Độ là tin vui?
Apple đang chuyển một số hoạt động sản xuất iPhone 13 sang Ấn Độ, một động thái có thể thúc đẩy toàn bộ ngành công nghiệp smartphone.
Do hậu quả của đại dịch toàn cầu, Apple đã và đang nỗ lực để đa dạng hóa chuỗi cung ứng của mình, chuyển một số hoạt động sản xuất ra bên ngoài Trung Quốc. Trong khi công ty đã sản xuất một số mẫu cũ hơn ở Ấn Độ, việc chuyển một số sản xuất iPhone 13 sang đó sẽ giúp cải thiện sản xuất để cạnh tranh với các đối thủ.
Mặc dù thị phần của Apple đang bị thu hẹp dần bởi hệ sinh thái Android nhưng đây vẫn là một trong những nhà sản xuất riêng lớn nhất và tiếp tục thống trị một số phân khúc nhất định của ngành. Bất cứ nơi nào Apple thiết lập nhà máy sản xuất, toàn bộ hệ sinh thái gồm các công ty hỗ trợ và lao động có tay nghề cao sẽ mọc lên.
Trung Quốc luôn là trung tâm sản xuất hàng đầu của Apple nhờ đó là quê hương của Foxconn. Tuy nhiên, Apple đã và đang làm việc để giảm bớt sự phụ thuộc vào một quốc gia hoặc khu vực. Ấn Độ là một lựa chọn sáng giá vì nước này đã có một lực lượng lao động tập trung vào công nghệ. Việc sản xuất iPhone 13 đầu tiên tại Ấn Độ cũng được xem là cách để Apple thúc đẩy hệ sinh thái sản xuất hiện có.
Nói về tầm quan trọng của hệ sinh thái này cũng như lý do tại sao Trung Quốc rất được công ty quan tâm, CEO Tim Cook cho biết: "Các sản phẩm chúng tôi thực hiện yêu cầu dụng cụ thực sự tiên tiến và độ chính xác mà nơi đó phải có, dụng cụ và làm việc với các vật liệu mà chúng tôi đang làm. Và kỹ năng sử dụng công cụ chuyên sâu. Ở Mỹ, chúng tôi có thể có một cuộc họp của các kỹ sư chế tạo công cụ, nhưng không chắc số lượng có thể lấp đầy phòng. Nhưng ở Trung Quốc, họ có thể lấp đầy nhiều sân bóng đá".
Khi sản xuất iPhone của Apple ở Ấn Độ tăng lên, hệ sinh thái chuyên môn, tài năng và công nghệ của đất nước sẽ tiếp tục phát triển. Điều này sẽ giúp Samsung, Google và những công ty khác có một khu vực sản xuất có thể sánh ngang với Trung Quốc cả về chất lượng và số lượng.
Đổi lại, một chuỗi cung ứng đa dạng sẽ giúp ngành này tránh được tình trạng thiếu hụt như đã xảy ra trong vài năm qua và đưa thiết bị đến tay khách hàng nhanh hơn nhiều.
Tim Cook tiếp tục phản đối "mở cửa" iOS, lo ngại sẽ gây nguy hiểm cho người dùng Tim Cook nói rằng việc sideload sẽ tạo điều kiện cho các ứng dụng độc hại xâm phạm dữ liệu người dùng Tại một sự kiện của Hiệp hội quốc tế về quyền riêng tư (IAPP), CEO Apple Tim Cook cho biết việc sideload (cài đặt ứng dụng từ nguồn bên ngoài App Store) trên các thiết bị iOS sẽ cho phép nhà...