Tại sao các hãng smartphone Trung Quốc đua nhau ra mắt thương hiệu con?
Liên tục trong thời gian qua, thị trường smartphone chứng kiến sự đổ bộ của hàng loạt cái tên mới như Pocophone, Realme. Đáng chú khi đây đều là các thương hiệu con của các hãng điện thoại Trung Quốc như Xiaomi, Oppo.
Có vẻ như các hãng smartphone Trung Quốc đang cố gắng học theo chiến lược của ngành ô tô khi liên tục giới thiệu những sản phẩm mới nhưng lại mang thương hiệu hoàn toàn khác biệt.
Song, lý do lớn nhất được đưa ra là giữa một thị trường đã bão hòa ở quê nhà, các công ty Trung Quốc đã phải chuyển hướng sang các thị trường mới nổi như Ấn Độ. Đây được xem là thị trường smartphone lớn thứ hai thế giới nhờ dân số đông đảo lên tới 1,357 tỷ dân, chỉ kém đôi chút con số 1,416 tỷ dân của Trung Quốc. Và ở Ấn Độ, trước một thị trường hoàn toàn khác biệt, các hãng smartphone Trung Quốc đã phải nghĩ ra những chiến lược mới, và thương hiệu con là một trong đó.
“Cả hai hãng điện thoại Oppo và Vivo trong mắt người dùng Ấn Độ đều là các hãng smartphone đắt tiền” một chuyên gia từ IHS Markit – công ty chuyên phân tích và nghiên cứu thị trường – cho biết. “Oppo không sẵn sàng hạ thấp hình ảnh thương hiệu của mình bằng cách sản xuất các điện thoại giá rẻ. Do đó, có một thương hiệu phụ như Realme để nhắm mục tiêu đến thị trường cấp thấp là một động thái khôn ngoan của công ty”, chuyên gia từ IHS Markit chia sẻ thêm.
Realme được thành lập bởi Sky Li, cựu phó chủ tịch của Oppo, người lãnh đạo các hoạt động của Oppo ở các thị trường ngoài Trung Quốc. Ông cũng từng là người đứng đầu văn phòng Ấn Độ của Oppo khi công ty nhanh chóng mở rộng hoạt động sang 31 quốc gia và vùng lãnh thổ trong vài năm qua.
Điểm đáng chú ý là những chiếc Realme chỉ được phát hành độc quyền qua các trang thương mại điện tử Ấn Độ như Flipkart, Amazon. Đây được cho là cách để cắt giảm chi phí phân phối so với việc bán tại các cửa hàng truyền thống, đồng thời tránh cạnh tranh trực tiếp với những chiếc điện thoại Oppo. Theo Realme, lô hàng Realme 1 đã được bán hết chỉ trong hơn 1 tháng với hơn 400.000 chiếc, trong khi Realme 2 cũng nhanh chóng bán được hơn 370.000 chiếc.
Oppo chưa hề có những sản phẩm giá siêu rẻ, chỉ tập trung vào kênh bán hàng trực tuyến như Xiaomi. Và đây là một là trong những lý do chính hiện họ phải tung ra Realme.
“Realme đang trực tiếp cạnh tranh với một số mẫu smartphone nhất định từ Xiaomi trong phân khúc cấp thấp của thị trường điện thoại thông minh Ấn Độ”, chuyên gia từ IHS Markit tiếp tục nhận định.
Thật vậy, ngay cái tên Realme cũng có cách phát âm rất tương đồng với dòng sản phẩm Redmi của Xiaomi. Cả 2 đều có mức giá thấp, cấu hình cao, và chỉ được bán chủ yếu trên các trang thương mại điện tử.
Ngược lại, về phía Xiaomi, hãng này vừa công bố việc ra mắt thương hiệu con Poco, nhưng lại nhắm vào phân khúc tầm trung cao của thị trường smartphone Android nhằm cạnh tranh với OnePlus. Lý do ra đời Pocophone của Xiaomi được cho là do hãng này đang thiếu đi một model có thể cạnh tranh trực tiếp với OnePlus, trong khi lại quá dư thừa các smartphone giá rẻ và siêu rẻ.
“Poco của Xiaomi có thể coi là chiếc flagship có giá cả phải chăng thuộc phân khúc trung cao, trong khi RealMe của Oppo lại hướng đến phân khúc phổ thông, giá rẻ. Điều này cho phép tạo ra những chiến lược tiếp thị và tiếp cận thị trường khác nhau mà không có bất kỳ sự trùng lặp hay nhầm lẫn nào với chiến lược tiếp thị của thương hiệu gốc đối với cả đối tượng khách hàng cá nhân hay các đại lý, kênh phân phối “ Navkendar Singh, phó giám đốc nghiên cứu của IDC Ấn Độ nhận định.
Một cái tên nổi bật khác là Huawei, hãng smartphone lớn thứ hai thế giới theo thống kê mới nhất hồi tháng 07/2018 của IDC. Huawei đã thiết lập thương hiệu con Honor vào năm 2013 cho người tiêu dùng nhạy cảm về giá, với cùng chung chiến lược giá thấp, cấu hình cao, tập trung chủ yếu vào kênh bán hàng online. Theo hãng nghiên cứu thị trường Sino Market Research, trong năm 2017, Honor đã đứng đầu thị trường smartphone online tại Trung Quốc cả về doanh số và lợi nhuận. Đồng thời, thương hiệu này cũng đứng đầu tại thị trường Phần Lan và top 3 tại thị trường Nga. Đây rõ ràng là một minh chứng rõ rệt nhất cho thành công của chiến lược thương hiệu con.
Chiến lược thương hiệu kép có thể coi là một giải pháp dạng win – win (cả 2 bên cùng có lợi) cho cả thương hiệu gốc và các kênh phân phối. Nhưng tất nhiên nó cũng đi kèm thách thức phải có chiến lược tiếp cận thị trường, chiến lược tiếp thị, marketing, cũng như quản lý riêng biệt cho các thương hiệu con.
“Thực tế cho thấy, việc thương hiệu gốc và thương hiệu con phải cạnh tranh trực tiếp với nhau trên thị trường là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Chính vì thế, việc tạo ra thương hiệu kép đòi hỏi sự quản lý riêng biệt tập trung ngay từ khi thành lập. Điều mà hiện nay vẫn đang thiếu vắng “, ông Navkendar Singh của IDC Ấn Độ chia sẻ thêm.
Theo vnreview
Google ra mắt Project Stream, chơi mọi tựa game bom tấn 1080p 60fps chỉ cần trình duyệt Chrome
Google khẳng định Project Stream sẽ có độ trễ rất thấp, và sẽ bắt đầu cho thử nghiệm từ ngày 5/10 tới.
Theo Android Authority, Google mới đây đã công bố một dịch vụ mới có tên Project Stream, cho phép các game thủ chơi những tựa game bom tấn qua trình duyệt web. Gã khổng lồ công nghệ cũng đã đăng tải đoạn video demo với tựa game Assassin's Creed Odyssey, bom tấn sắp ra mắt của Ubisoft.
Trong bài blog giới thiệu Project Stream, Google có mô tả về những thách thức của việc stream những tựa game đồ họa "khủng" với độ trễ thấp nhất có thể để không phá hỏng trải nghiệm của game thủ. Chơi game thông qua stream thời gian thực không phải là mới, nhưng rào cản lớn nhất chính là độ trễ quá lớn, và nay Google còn đưa nó lên một tầm cao mới khi người dùng chỉ cần trình duyệt web là đủ.
Dưới đây, bạn có thể chiêm ngưỡng một game thủ đang trải nghiệm tựa game Assassin's Creed Odyssey thông qua Project Stream:
Theo đó, Google đang tìm kiếm một nhóm các game thủ để thử nghiệm Project Stream, trước mắt là tìm và thông báo lỗi, sau là cải thiện trải nghiệm khi chơi. Tuy nhiên, để có thể tham gia chương trình thử nghiệm, bạn phải thỏa mãn những yêu cầu sau:
- Phải là công dân Mỹ trên 17 tuổi.
- Phải sở hữu một máy tính với đường truyền internet ổn định (Google sẽ kiểm tra cho bạn).
- Phải sở hữu một bộ tay cầm điều khiển hoặc chuột và bàn phím để chơi.
- Phải sở hữu (hoặc sẵn sàng tạo) tài khoản Google, Ubisoft và trình duyệt Chrome.
Một trong những đặc quyển lớn nhất khi tham gia thử nghiệm (bên cạnh việc được trở thành những người đầu tiên bước vào tương lai của gaming) là bạn sẽ có thể chơi Assassin's Creed Odyssey ngay trong ngày ra mắt - 5/10 tới - hoàn toàn miễn phí (hiện tựa game đã cho đặt trước với giá 1 triệu đồng).
Nếu quan tâm và đủ điều kiện, bạn đọc có thể đăng ký tham gia chương trình tại đây. https://projectstream.google.com/aco/location
Theo vnreview
Sen Đỏ và GrabExpress hợp tác ra mắt gói dịch vụ "Giao hàng siêu tốc 3h" Công ty Cổ phần Công nghệ Sen Đỏ - Công ty chủ quản Sàn thương mại điện tử (TMĐT) Sendo.vn và dịch vụ giao hàng GrabExpress (thuộc nền tảng ứng dụng Grab) hôm nay chính thức công bố hợp tác triển khai gói dịch vụ "Giao hàng Siêu tốc 3h" Nhằm mang đến những trải nghiệm tốt nhất cho người mua hàng tại...