Tại sao các công ty Trung Quốc rời thị trường chứng khoán Mỹ?
Gần 200 công ty Trung Quốc có cổ phiếu giao dịch tại Mỹ nguy cơ đối mặt với việc hủy niêm yết khi Trung Quốc tìm cách tránh sự giám sát tài chính của các cơ quan quản lý Mỹ.
Một góc thị trường giao dịch chứng khoán Mỹ. Ảnh: AA.com.tr
Theo hãng thông tấn Anadolu (Thổ Nhĩ Kỳ) ngày 26/8, khi các công ty quốc doanh lớn của Trung Quốc gần đây tuyên bố sẽ nộp đơn xin hủy niêm yết trên thị trường chứng khoán Mỹ, sự không chắc chắn đã xuất hiện về việc liệu đây có phải là dấu hiệu cho thấy sự tách biệt đang tăng gia giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Các quyết định thông báo vào tuần trước từ năm công ty lớn, bao gồm cả các công ty dầu mỏ khổng lồ của Trung Quốc, được đưa ra trong bối cảnh không hài lòng về một luật của Mỹ cho phép các cơ quan quản lý Mỹ kiểm tra các cuộc kiểm toán của những công ty Trung Quốc.
Các công ty như PetroChina, China Life Insurance, Aluminium Corporation của Trung Quốc, Sinopec và công ty con của Sinopec là Shanghai Petrochemical Co. cho biết họ đang có kế hoạch rời khỏi sàn giao dịch chứng khoán New York trong tháng này.
Nhiều công ty Trung Quốc khác có thể làm theo vì Trung Quốc đã từ chối cho phép các cơ quan quản lý ở nước ngoài kiểm tra kế toán, viện dẫn luật an ninh của nhà nước để ngăn chặn các cơ quan quản lý của Mỹ tiến hành các cuộc thanh tra này.
Video đang HOT
Andrew KP Leung, một chiến lược gia độc lập về Trung Quốc tại Hồng Kông, cho biết: “Đây là sự khởi đầu của làn sóng mới về việc một số công ty lớn hủy niêm yết khỏi Mỹ sau sự quấy rối và cưỡng bức các doanh nghiệp khác nhau của Washington”.
Chiến lược gia quốc tế trên nói thêm rằng việc Washington viện cớ rằng các công ty bị cáo buộc tuân thủ luật pháp của Mỹ đã “khiến rất nhiều công ty Trung Quốc sợ hãi”.
Các kiểm toán viên của những công ty giao dịch công khai ở Mỹ được kiểm soát kỹ bởi các cơ quan quản lý của Mỹ theo Đạo luật chịu trách nhiệm về các công ty nước ngoài (HFCAA) được thông qua vào năm 2020.
Luật cấm giao dịch chứng khoán của các công ty không đáp ứng các yêu cầu kiểm toán trong ba năm liên tiếp, với năm 2024 được đặt là thời hạn cuối cùng cho các công ty Trung Quốc cần phải lựa chọn giữa tuân thủ hoặc hủy niêm yết.
Do đó, khoảng 200 công ty Trung Quốc có thể phải hủy niêm yết nếu các bên không thể thỏa hiệp sớm hoặc đây sẽ là một quá trình mà Trung Quốc sẽ phải lựa chọn công ty nào mà họ sẽ cho phép niêm yết tại Mỹ.
Theo Leung, HFCAA sẽ dẫn đến việc “rút lui khỏi thị trường chứng khoán Mỹ”, nhưng nó có thể “không ảnh hưởng đến nhập khẩu từ Trung Quốc vào Mỹ, vì một số lệnh cấm nhập khẩu của chính quyền Joe Biden đã gây tổn hại cho người tiêu dùng Mỹ, thúc đẩy lạm phát”.
Ông ông Leung cho rằng điều này không đủ để “phủ bóng đen” lên các công ty Trung Quốc và “ngày càng nhiều quốc gia không muốn nghe những lời hùng biện của Mỹ”. Nhưng việc tách rời sẽ không dễ dàng.
Ông Leung lưu ý, mọi người đang phân biệt “giữa lời nói khoa trương và kinh doanh thực tế”, chỉ ra sự gia tăng xuất khẩu của Trung Quốc trong một năm tài chính rưỡi vừa qua sang cả Mỹ và các nước khác. Tuy nhiên, ông thừa nhận rằng EU có thể “thắt chặt một số quy tắc”.
Về phần mình, Einar Tangen, một thành viên cấp cao từ Viện Taihe có trụ sở tại Bắc Kinh, nhận định rằng Mỹ đang tăng cường chương trình “ Nước Mỹ trên hết” ( America First).
Chuyên gia này nhấn mạnh: “Một khía cạnh mà Mỹ và Trung Quốc chưa đạt được nhiều tiến bộ là tiêu chuẩn kế toán có thể chấp nhận được đối với các công ty Trung Quốc. Thứ hai, là mức độ chung của áp lực kinh tế, chính trị và an ninh mà Bắc Kinh nhận thấy đến từ Mỹ. Điều này khiến các công ty tuyên bố hủy niêm yết của Trung Quốc đã làm như vậy như là cách để phòng thủ”.
Chứng khoán châu Âu phục hồi mạnh mẽ trong phiên đầu tuần
Hầu hết các thị trường chứng khoán châu Âu khởi sắc mạnh mẽ trong phiên giao dịch đầu tuần 20/6 sau đợt bán tháo mạnh hồi tuần trước do những lo ngại về khả năng suy thoái.
Giao dịch viên tại Sàn giao dịch chứng khoán Frankfurt, Đức. Ảnh: THX/TTXVN
Khép lại phiên này, chỉ số chứng khoán châu Âu STOXX 600 tăng 1%, với sự dẫn dầu của các nhóm ngân hàng, du lịch và năng lượng, nhưng khối lượng giao dịch không cao do ảnh hưởng của phiên đóng cửa nghỉ lễ tại thị trường chứng khoán Mỹ.
Tuần trước, chỉ số này đã giảm đến 4,6% và chạm mức thấp nhất trong hơn một năm qua trong đợt bán tháo mạnh mẽ trên toàn cầu do những lo ngại về tác động của các đợt tăng lãi suất mạnh mẽ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và nhiều ngân hàng trung ương khác.
Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Christine Lagarde ngày 20/6 đã một lần nữa xác nhận kế hoạch nâng lãi suất hai lần trong mùa hè này, đồng thời nỗ lực thu hẹp khoảng cách về chi phí đi vay giữa các nước thành viên Khu vực sử dụng đồng tiền chung euro (Eurozone).
Trong số các thị trường chính trong khu vực, chỉ số CAC 40 của Pháp tăng ít nhất, với mức tăng 0,6%, sau khi đảng của Tổng thống Emmanuel Macron vẫn trở thành đảng lớn nhất trong quốc hội Pháp khóa tới, nhưng không thể trở thành phe chiếm đa số.
Chỉ số STOXX 600 đã giảm gần 17% kể từ đầu năm 2022 đến nay, do những lo ngại về lạm phát, nền kinh tế giảm tốc của Trung Quốc và cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt tại Anh đã làm giảm khẩu vị rủi ro của giới đầu tư.
Ông Willem Sels, giám đốc đầu tư toàn cầu của ngân hàng HSBC, nhận định thị trường sẽ tiếp tục biến động vì phải đến cuối năm nay lạm phát mới có thể bắt đầu giảm xuống. Số liệu mới đây cho thấy giá sản xuất tại Đức đã tăng đến 33,6% trong tháng Năm so với cùng kỳ năm ngoái.
Tại Việt Nam, phiên giao dịch đầu tuần tiếp tục ghi nhận diễn biến tiêu cực trong bối cảnh hàng loạt cổ phiếu giảm điểm mạnh, chỉ số VN- Index quay đầu giảm điểm ngay từ những phút đầu phiên và không ghi nhận một nhịp hồi cụ thể nào.
Kết phiên chỉ số giảm mạnh gần 37 điểm về sát vùng 1.180 điểm, cùng với đó là sắc đỏ và xanh lơ bao trùm toàn thị trường.
Chứng khoán châu Á khởi sắc trong phiên chiều 4/4 Thị trường chứng khoán châu Á hầu hết đi lên trong phiên chiều 4/4, nhờ báo cáo tích cực về thị trường việc làm của Mỹ cho thấy nền kinh tế nước này vẫn đang trên đà phục hồi đúng hướng, cho dù điều này càng củng cố thêm kỳ vọng rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ tiến hành các...