Tại sao bạn nên nghe nhạc?
Âm nhạc giúp bạn giảm căng thẳng, tăng khả năng nhận thức, năng suất làm việc cao và tập luyện hiệu quả hơn.
Ảnh minh họa
Tập luyện hiệu quả hơn
Theo Health 24h, nghe nhạc khi chạy bộ hoặc tập thể dục trong phòng tập có thể làm tăng hiệu quả rèn luyện của bạn bằng cách giảm sự mệt mỏi.
Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện âm nhạc có thể tạo ra những thay đổi trong hoạt động của não, tăng hứng thú.
Giảm mức độ căng thẳng
Khi hormone cortisol cao trong thời gian dài, bạn sẽ gặp vấn đề sức khỏe như huyết áp cao, bệnh tim, béo phì và tiểu đường. Âm nhạc giúp bạn thư giãn tâm trí, thoát khỏi bệnh tật, khỏe mạnh hơn.
Video đang HOT
Cải thiện khả năng nhận thức
Trong một nghiên cứu năm 2018, những đứa trẻ học âm nhạc có các kỹ năng nhận thức tốt hơn trẻ không tiếp xúc âm nhạc. Chúng giúp cải thiện lý luận dựa trên ngôn ngữ, cải thiện trí nhớ ngắn hạn về hình ảnh và không gian.
Kỹ năng nhận thức được phát triển trong các bài học âm nhạc có thể ảnh hưởng đến khả năng nhận thức của trẻ em, dẫn đến kết quả học tập được cải thiện toàn diện.
Tăng năng suất
Âm nhạc có thể giúp bạn tăng hiệu quả công việc và độ chính xác cao, theo Tiến sĩ Joanne Cantor của Đại học Wisconsin Wisconsin Madison.
Âm nhạc làm cho bạn bớt nhàm chán, tăng sự phấn khích và tỉnh táo.
Cao Khẩm
Theo VNE
Nhận biết và xử trí bệnh do nắng nóng
Thời tiết nắng nóng có thể gây ra những tác hại khó lường cho cơ thể. Một số thói quen tốt cũng như nhận biết và sơ cứu đúng sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe hiệu quả.
Chủ động bổ sung nước cho cơ thể để phòng tránh bệnhdo nắng nóng - SHUTTERSTOCK
Chủ động bù nước để bảo vệ tim mạch
Theo PGS-TS Lê Bạch Mai, Viện Dinh dưỡng quốc gia, nhu cầu các chất dinh dưỡng và đặc biệt là natri cần thiết cho tất cả mọi người. Khẩu phần muối không chỉ quyết định năng suất làm việc mà còn ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe nếu không được quan tâm đúng mực. Khi làm việc nặng, làm việc lâu trong điều kiện nắng nóng, mất mồ hôi nhiều, lượng mồ hôi được thoát ra có khi tới 3 - 4 lít trong một ca lao động.
Theo TS Bạch Mai, trong mồ hôi, thành phần chính là nước (98%), 2% là muối vô cơ và sản phẩm chuyển hóa. Mất quá nhiều mồ hôi sẽ gây mất cả nước và muối (natri). Trong khi đó, natri là một chất điện giải chính có vai trò điều hòa áp lực thẩm thấu và cân bằng thể dịch, cân bằng acid-base, hoạt động điện sinh lý trong cơ, thần kinh và chống lại các yếu tố gây sức ép đối với hệ thống tim mạch.
Do đó, nếu phải làm việc trong điều kiện trời rất nóng, ra mồ hôi quá nhiều, có thể gây mất nước tại khu vực ngoài tế bào, thậm chí là mất nước toàn bộ. Nếu không được bổ sung kịp thời, sẽ dẫn đến các rối loạn sinh lý, bệnh lý như: hạ huyết áp, mạch nhanh, tiểu ít, da khô, khát nước, nếu nặng có thể dẫn đến sốt, rối loạn tâm thần, thần kinh... Vì vậy, cơ thể cần được cung cấp đủ nước và chất dinh dưỡng (natri có trong các thực phẩm như: sữa, thịt, hải sản, bánh mì, bánh quy...), nhưng lưu ý không ăn mặn để kiểm soát huyết áp.
Các chuyên gia cũng lưu ý về tình trạng chuột rút do mức độ muối thấp trong cơ bắp khi đổ mồ hôi nhiều. Chuột rút cũng có thể là triệu chứng của tình trạng kiệt sức do nhiệt với biểu hiện đau cơ, đau hoặc co thắt ở bụng, cánh tay hoặc chân. Khi đó, cần được uống nước hoặc thức uống có bổ sung chất điện giải và nên đến cơ sở y tế nếu chuột rút không giảm trong vòng 1 giờ.
Đột quỵ do nhiệt
Stress nhiệt, tiêu cơ
Đáng lưu ý, tình trạng tiêu cơ - bệnh lý liên quan đến stress nhiệt và gắng sức kéo dài, dẫn đến "chết" cơ mà chưa nhiều người nhận biết. Khi cơ chết có thể gây ra loạn nhịp tim và co giật bất thường, làm hư thận. Các triệu chứng liên quan đến tiêu cơ: đau cơ, nước tiểu tối màu (màu trà hoặc nâu), nhưng đôi khi chỉ là mệt mỏi nhiều. Khi có triệu chứng tiêu cơ, nên nghỉ ngơi, tăng lượng nước uống và đến cơ sở y tế để được chăm sóc đúng cách.
Theo khuyến cáo của Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường, đột quỵ là bệnh nghiêm trọng nhất liên quan đến nhiệt xảy ra khi cơ thể không thể kiểm soát được thân nhiệt với biểu hiện nhiệt độ cơ thể tăng lên nhanh chóng (có thể lên đến 41oC hoặc cao hơn chỉ trong vòng 10 - 15 phút), cơ chế đổ mồ hôi hoạt động không hiệu quả khiến cơ thể không hạ nhiệt được. Đột quỵ do nhiệt có thể gây tử vong hoặc gây ra những tổn thương não không hồi phục nếu không được cấp cứu kịp thời.
Có thể nhận biết các triệu chứng của đột quỵ như: lẫn lộn, trạng thái tinh thần bị thay đổi, nói nhảm; mất ý thức (hôn mê), co giật; da nóng, khô hoặc đổ mồ hôi nhiều; nhiệt độ cơ thể rất cao. Trong trường hợp này, cần gọi cấp cứu để được chăm sóc y tế khẩn cấp, đồng thời khẩn trương di chuyển người đó đến nơi râm mát và nới rộng quần áo ngoài; làm mát nhanh chóng bằng cách làm ướt da, đặt khăn ướt lên da, đầu, cổ, nách và bẹn; đảm bảo lưu thông không khí xung quanh để tăng tốc độ làm mát.
Ngoài ra, các chuyên gia cũng khuyến cáo về tình trạng kiệt sức do nhiệt, do sự mất nước và muối quá mức khi đổ mồ hôi quá nhiều. Dễ bị kiệt sức nhất là người già, bị huyết áp cao và những người làm việc trong môi trường nóng bức. Các triệu chứng của kiệt sức do nhiệt gồm: đau đầu, buồn nôn, chóng mặt, mệt mỏi, cáu gắt, khát nước, nhiệt độ cơ thể tăng cao, giảm lượng nước tiểu. Bổ sung đủ nước sẽ ngăn chặn tình trạng nêu trên.
Theo thanhnien
Người Việt online gần 7 tiếng mỗi ngày Một báo cáo chỉ ra người Việt Nam trung bình dành hơn 6 tiếng 52 phút mỗi ngày để kết nối Internet. Trong thời lượng 6 tiếng 52 phút này, người Việt dùng 2 tiếng 37 phút để vào mạng xã hội, 2 giờ 43 phút để xem các chương trình và một tiếng 21 phút để nghe nhạc. Theo CNN, đây là...