Tại sao bạn lại chán ăn?
Bạn đã thử qua vô vàn các món ăn từ sang trọng nhà hàng cho đến bình dân hàng quán lề đường, nhưng không món nào làm bạn cảm thấy thích thú và ngon miệng khi thưởng thức. Vậy liệu bạn có đang bị chán ăn?
Nhiều người cứ mặc định chán ăn chỉ xảy ra ở trẻ nhỏ, tuy nhiên người lớn vẫn hoàn toàn có thể mắc phải, nếu tình trạng chán ăn kéo dài trong một thời gian sẽ làm cơ thể suy kiệt, dẫn đến sụt cân. Chán ăn có thể trở nên nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời, vì thế việc hiểu rõ nguyên nhân và biện pháp điều trị chứng chán ăn là điều rất quan trọng.
Nguyên nhân biếng ăn ở người lớn
Căng thẳng, stress: Cuộc sống hiện đại, áp lực công việc nhiều thứ lo toan khiến chúng ta dễ bị căng thẳng, stress. Những hậu quả kéo theo là tình trạng mất ngủ, tinh thần bất ổn, cơ thể mệt mỏi cho nên bạn ăn không ngon thậm chí không buồn ngó ngàng đến thức ăn. Đó cũng chính là lý do tinh trạng chán ăn lại xuất hiện.
Một số bệnh đường tiêu hóa cũng là thủ phạm khiến bạn mất vị giác, ăn không ngon và gây chán ăn. Khi cơ thể bị rối loạn tiêu hóa thì cơ thể không hấp thu được chất dinh dưỡng của thức ăn. Hơn nữa, cảm giác ăn không tiêu sẽ khiến bạn cảm thấy dễ chịu và không muốn dung nạp thêm thức ăn.
Đối với một số người bị tác động tiêu chuẩn phải có thân hình “chuẩn” đặc biệt là các bạn trẻ. Đây cũng chính là lý do khiến các bạn ý trở nên biếng ăn bởi trong suy nghĩ những số đo mảnh mai, thậm chí siêu gầy mới là đẹp. Tâm lý này khiến họ chẳng dám ăn gì nữa.
Áp lực giảm cân lâu ngày khiến nhiều người dẫn đến chán ăn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe
Ngoài ra, tình trạng biếng ăn, chán ăn ở người lớn cũng xảy ra ở một số trường hợp ăn kiêng không hợp lý. Việc nôn nóng muốn giảm cân buộc cơ thể phải ăn kiêng, cắt giảm một số món ăn mình thích, ép mình ăn một số món mình không thích để giảm cân. Hậu quả là ăn không có cảm giác ngon miệng, lâu dài gây cảm giác chán ăn, biếng ăn.
Mât ngu keo dai, cơ thê suy nhươc cung la môt trong sô nhưng nguyên nhân dân tơi tinh trang biêng ăn ơ ngươi lơn.
Cải thiện chứng chán ăn như thế nào?
Video đang HOT
Ngoài ra, người bệnh cũng nên tạo những thói quen tích cực giúp bản thân ăn ngon miệng hơn:
- Tạo thói quen ăn uống lành mạnh, ăn đủ lượng, đủ chất, đúng giờ, ăn chậm nhai kỹ, không bỏ bữa, đặc biệt là bữa sáng.
- Không xem tivi, dung điên thoai trong lúc ăn.
- Chia nhỏ thành nhiều bữa ăn, mỗi ngày có thể ăn từ 5-6 bữa để tránh cảm giác đầy bụng, khó tiêu. Bạn nên tạo cho mình thực đơn phong phú, ưu tiên những món ăn mà mình yêu thích.
Nên chia nhỏ thành nhiều bữa ăn trong ngày để tránh cảm giác đầy hơi, khó tiêu
- Nên ăn cùng nhiều người trong gia đình hoặc bạn bè. Một bữa ăn với không khí thân mật, đầm ấm chắc chắn sẽ khiến bạn ăn ngon hơn. Đặc biệt nên trang trí món ăn thật bắt mắt để kích thích thị giác và vị giác.
- Tăng cường các thực phẩm giàu dinh dưỡng, những người lười ăn nên chú ý chất lượng bữa ăn hơn là số lượng thức ăn mà bạn ăn vào. Nên ăn thường xuyên những thực phẩm giàu dinh dưỡng như ngũ cốc, đậu, sữa, hoa quả khô, cá, bơ, kem, thịt mỡ…
Cảm giác chán ăn không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất mà còn gây tổn hại đến tinh thần khiến bạn dễ cáu kỉnh và suy nghĩ tiêu cực. Hãy tích cực điều trị để lấy lại khẩu vị như ban đầu nhé.
Thiện Thanh
Theo Sức khỏe gia đình
Dấu hiệu nhận biết bệnh trầm cảm
Trầm cảm là một trong các rối loạn tâm thần phổ biến thuộc sức khỏe tâm thần.
Trầm cảm là bệnh về tâm lý, người bệnh có trạng thái chán nản, buồn rầu, mặc cảm thua kém, ăn ngủ không ngon, không có hứng thú với cuộc sống, học hành, làm việc không còn hiệu quả, rầu rĩ lâu ngày...Hậu quả là có thể làm các hành động hành hạ bản thân hay tồi tệ nhất là nghĩ đến cái chết và tự sát. Vì thế, việc tìm hiểu về các dấu hiệu của bệnh trầm cảm là rất cần thiết.
Các dấu hiệu của bệnh trầm cảm
1- Mất ngủ
Người bị trầm cảm thường rất khó đi vào giấc ngủ, ngủ được rất ít, hay bị tỉnh giấc giữa đêm và không thể ngủ tiếp được nữa. Đôi khi người bệnh cảm thấy rất thèm ngủ lại không ngủ được hay ngủ được nhưng lại cảm thấy không khỏe, khó chịu. Cũng có trường hợp người bệnh lại có hiện tượng ngược lại đó là ngủ nhiều quá mức.
2- Chán ăn:
Nếu trong một khoảng thời gian dài không muốn ăn, ăn ít, ăn không ngon dẫn đến sụt cân hoặc ngược lại là ăn liên tục không ngừng lại được, tăng cân không kìm hãm được vậy thì bạn cũng cần đi kiểm tra rõ nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên. Vì dù cho đây là dấu hiệu nhận biết bệnh trầm cảm hay không thì việc ăn uống thất thường luôn dẫn đến các bệnh nghiêm trọng khác.
3- Ngại giao tiếp
Có thể nói, đây là dấu hiệu cơ bản nhất của bệnh trầm cảm, người bị trầm cảm rất ngại giao tiếp kể cả với người thân, họ nói rất ít và lười vận động. Họ thích ở một mình im lặng trong một góc. Vì thế, nhìn người bị trầm cảm bạn sẽ có cảm giác buồn, chán nản, cô độc và lẻ loi.
4- Cảm thấy cơ thể khó chịu, tâm thần không yên
Bởi vì ăn ngủ không ngon nên người bệnh có hiện tượng bị suy kiệt sức khỏe như: đau đầu, mệt mỏi, đau nhức toàn thân, đau ngực, khó thở, táo bón, sợ lạnh kèm theo đó là tinh thần không yên, bồn chồn, lo lắng, hồi hộp.
5- Chậm chạp, không có hứng thú với bất kỳ điều gì
Người bệnh trầm cảm thường có biểu hiện mệt mỏi, suy nghĩ và hành động luôn chậm hơn so với bình thường, cảm thấy xung quanh ảm đạm, buồn tẻ, không có hứng thú với công việc, vui chơi giải trí hay thậm chí là cả trong việc sinh hoạt vợ chồng. Đầu óc của họ khó có thể tập trung, luôn do dự trước các quyết định, không đối phó được các tình huống cần xử lý.Vì thế, ta có thể cảm nhận được xung quanh người bệnh trầm cảm thời gian như đứng lại, không gian lắng đọng, mọi thứ đều chậm chạp, nặng nề và thảm đạm.
6- Luôn bi quan trong mọi việc:
Một dấu hiệu khác để nhận biết bệnh trầm cảm là người bệnh trầm cảm luôn bi quan về bản thân và gia đình trong tương lai, họ luôn tự tưởng tượng ra những tình huống xấu nhất xảy ra cho bản thân và người quanh mình. Vì thế, họ lại càng trở nên bất an, căng thẳng thần kinh, xúc động và đôi khi làm cho mọi việc trở nên thái quá.
7- Luôn tự ti về bản thân:
Họ luôn có cảm giác mình không xứng với bản thân và người xung quanh, tự vơ các sai lầm về phía mình cho dù không phải và cảm thấy tội lỗi. Từ đó, họ trở nên ngại tiếp xúc với những người xung quanh và tự nhốt mình vào thế giới riêng của mình.
8- Có ý nghĩ tự sát hoặc đã từng tự sát:
Từ sự tự ti mà họ cho rằng mình là gánh nặng cho mọi người, là người thừa thãi, không đáng lãng phí đồ ăn thức uống, không đáng được sống. Vì ý nghĩ này nên nhiều người bệnh trầm cảm có những hành động tiêu cực mà họ cho đó là hình phạt mà mình cần nhận để giảm tội lỗi và thoải mái trong tâm hồn như tự hành xác, muốn tự sát hoặc tự sát,...Hãy để ý những người thân của bạn, nếu họ có những biểu hiện trầm cảm này hãy đưa họ đến bác sĩ để được hỗ trợ.
Dưới áp lực càng ngày càng cao của công việc và cuộc sống, tỉ lệ người mắc bệnh trầm cảm ngày càng cao bất kể lứa tuổi cũng như giới tính. Vì thế, việc nhận biết các dấu hiệu của bệnh trầm cảm là cần thiết để bạn có thể phát hiện sớm tình trạng bệnh của bản thân và người xung quanh. Từ đó, có biện pháp an ủi, động viên và điều trị chuyên khoa sớm nhất, tránh điều đáng tiếc có thể xảy ra.
Theo www.phunutoday.vn
Ợ hơi đi kèm cùng 4 dấu hiệu này tuyệt đối không nên chủ quan Triệu chứng ợ hơi tưởng chỉ là một hiện tượng bình thường, nhưng nếu chủ quan mà bỏ qua những dấu hiệu đi kèm sau đây thì bạn sẽ gặp vấn đề lớn tới sức khỏe của mình. Ợ hơi là một hiện tượng xảy ra khi lượng không khí dư thừa trong cơ thể tìm cách thoát ra từ dạ dày bằng...