Tại sao bác sĩ tham gia chữa dịch hạch lại mặc đồ đen mang mặt nạ mỏ chim?

Theo dõi VGT trên

Không có ai ghi chép và kiểm chứng được bộ trang phục này có thực sự phát huy tác dụng bảo vệ bác sĩ hay không. Chỉ biết rằng trong số gần 50 triệu người chết vì bệnh dịch hạch, không ít là bác sĩ.

Tại sao bác sĩ tham gia chữa dịch hạch lại mặc đồ đen mang mặt nạ mỏ chim? - Hình 1

Những năm tháng ‘ cái chết đen’ bao trùm châu Âu thế kỷ 17, hình ảnh bác sĩ khoác bộ đồ đen cùng chiếc mặt nạ mỏ chim đi ngang qua nhà đã khiến bao người ám ảnh sợ hãi – Ảnh: ANCIENT-ORIGINS

Đại dịch “Cái chết đen” được coi là một trong những đại dịch chết chóc nhất trong lịch sử nhân loại, xảy ra ở châu Á và châu Âu trong thế kỷ 14, mà đỉnh điểm là ở châu Âu trong giai đoạn 1346- 1400.

Trang phục mặt nạ mỏ chim của các bác sĩ chữa bệnh dịch hạch là một trong những biểu tượng dễ nhận biết nhất của Cái chết đen trong thế kỷ 17.

Mặc dù việc chữa dịch bệnh có từ các thế kỷ trước đó, nhưng chỉ đến thế kỷ 17 thì hình ảnh này mới mang tính biểu tượng, gợi cảm giác đáng sợ hơn là an tâm.

Ở thời điểm đó, những người bị bệnh thường gây nên sự sợ hãi và xa lánh cho những người xung quanh, nên mọi việc chăm sóc chữa trị hay chôn cất được giao cho những người được thành phố thuê mướn và đội ngũ bác sĩ.

Về lý thuyết, nhiệm vụ chính của một bác sĩ bệnh dịch hạch là điều trị và chữa trị cho các nạn nhân của bệnh dịch và chôn cất người chết. Họ chịu trách nhiệm kiểm đếm số lượng thương vong trong sổ ghi chép cho hồ sơ công khai, và ghi lại những mong muốn cuối cùng của bệnh nhân.

Tại sao bác sĩ tham gia chữa dịch hạch lại mặc đồ đen mang mặt nạ mỏ chim? - Hình 2

Bác sĩ bệnh dịch hạch được cho là một trong những nhân vật bí ẩn nhất. Họ thường là một người, nhóm người được các làng, thị trấn hoặc thành phố thuê làm việc khi một bệnh dịch bùng phát tại đó – Ảnh: ANCIENT-ORIGINS

Các bác sĩ bệnh dịch hạch thường được mời làm chứng và công bố di chúc của người bệnh.

Đôi khi các bác sĩ thậm chí còn được yêu cầu tiến hành khám nghiệm tử thi để hiểu rõ hơn về bệnh dịch hạch có thể được điều trị như thế nào.

Đội ngũ bác sĩ chữa dịch xuất hiện từ thế kỷ 14, nhưng mãi đến năm 1619, Charles de l’Orme – bác sĩ chính của ba vị vua Pháp là Henri IV, Louis XIII và Louis XIV – mới phát minh ra bộ đồ bác sĩ bệnh dịch hạch và nó nhanh chóng trở thành một biểu tượng của giai đoạn này.

Tại sao bác sĩ tham gia chữa dịch hạch lại mặc đồ đen mang mặt nạ mỏ chim? - Hình 3

Một bức khắc về bác sĩ bệnh dịch hạch ở Rome thế kỷ 17, khoảng năm 1656 – Ảnh: THEVINTAGENEWS

Bộ đồ gồm một chiếc áo choàng dài màu đen phủ kín thân, chiếc mũ rộng vành màu đen và chiếc mặt nạ hình mỏ chim.

Theo nhiều ghi chép lịch sử, chiếc mặt nạ mỏ chim mang ý nghĩa đặc biệt. Một bộ phận dân chúng khi đó tin rằng những con chim đã mang bệnh tật đến cho con người, nên khi bác sĩ đến thăm bệnh thì mầm bệnh từ bệnh nhân sẽ “nhảy sang” bộ quần áo đó.

Video đang HOT

Trên thực tế, chiếc mặt nạ mỏ chim có công dụng chính là giúp bác sĩ giảm cảm giác khó chịu khi ngửi mùi hôi thối từ bệnh nhân và xác chết.

Bệnh nhân mắc dịch hạch ở giai đoạn sau thường bị lở loét, chảy máu và mủ hôi tanh, xác chết càng bốc mùi hơn.

Tại sao bác sĩ tham gia chữa dịch hạch lại mặc đồ đen mang mặt nạ mỏ chim? - Hình 4

Một bác sĩ người Ý (trái) và một người từ Pháp. Dù trang phục có vải màu sáng hơn nhưng vẫn không làm giảm đi cảm giác u ám đáng sợ – Ảnh: ATLASOBSCURA

Người thời đó tin rằng không khí làm lây lan bệnh nên để giảm sốc mùi, các bác sĩ thường đặt ở bên trong phần mỏ những chất khử mùi mạnh hoặc thảo dược, cỏ hoa có mùi thơm như bạc hà, cánh hoa hồng.

Bộ áo choàng dài kín mít từ đầu xuống chân sẽ hạn chế tối đa việc tiếp xúc da thịt của bác sĩ với người bệnh. Toàn thân bác sĩ và bộ quần áo cũng được bôi mỡ động vật trước khi đến gặp bệnh nhân.

Cây gậy gỗ dài được bác sĩ mang theo phục vụ cho một loạt chức năng. Ví dụ như dùng gậy để kiểm tra bệnh nhân của mình mà không cần chạm vào người đó.

Công cụ này cũng có thể được sử dụng để chỉ cho những người trợ lý hoặc các thành viên gia đình của nạn nhân cách thức và nơi để di chuyển bệnh nhân hoặc người chết.

Tại sao bác sĩ tham gia chữa dịch hạch lại mặc đồ đen mang mặt nạ mỏ chim? - Hình 5

Hình ảnh bác sĩ khoác bộ đồ đen cùng chiếc mặt nạ mỏ chim đi ngang qua nhà đã khiến bao người ám ảnh sợ hãi, hệt như trông thấy sứ giả thần chết – Ảnh: UNITED SQUID

Ngoài ra, cây gậy có thể được sử dụng để phòng thủ chống lại sự tấn công của những bệnh nhân tuyệt vọng.

Về phần chiếc mũ rộng vành màu đen, nó không có vai trò gì ngoài việc che phần đầu của bác sĩ.

Không có ai ghi chép và kiểm chứng được bộ trang phục này có thực sự phát huy tác dụng bảo vệ bác sĩ hay không. Chỉ biết rằng trong số gần 50 triệu người chết vì bệnh dịch hạch, không ít là bác sĩ.

Tại sao bác sĩ tham gia chữa dịch hạch lại mặc đồ đen mang mặt nạ mỏ chim? - Hình 6

Ngày nay nhiều người lựa chọn trang phục này để diện trong các lễ hội hóa trang – Ảnh: WONDEROPOLIS

Trái với hình ảnh “thiên thần áo blouse trắng” gợi cảm giác an toàn được cứu sống như thời hiện đại, bộ đồ của bác sĩ chữa dịch hạch mang màu đen u ám, kỳ bí và đáng sợ.

Những năm tháng ‘cái chết đen’ bao trùm châu Âu thế kỷ 17, hình ảnh bác sĩ khoác bộ đồ đen cùng chiếc mặt nạ mỏ chim đi ngang qua nhà đã khiến bao người ám ảnh sợ hãi, hệt như trông thấy sứ giả thần chết.

Bởi khi ấy người ta hiểu, dịch bệnh ở rất gần và lại thêm một người nữa ra đi.

Lịch sử 130 năm rửa tay

Giữa thế kỷ 19, các bác sĩ vẫn không hề rửa tay trước khi bước vào ca mổ, từ mổ bắt con, tới mổ khám nghiệm tử thi.

Trong cuộc họp hôm 2/3, lời kêu gọi hát bài Chúc mừng Sinh nhật trong lúc rửa tay bảo vệ bản thân và cộng đồng giữa đại dịch Covid-19 của Thủ tướng Anh Boris Johnson khiến mọi người ngạc nhiên.

Quy định mới về thói quen rửa tay hàng ngày, một trong số ít biện pháp mà tất cả mọi người đều có thể thực hiện để chống lại Covid-19, đang được chia sẻ ngày một rộng rãi trên các diễn đàn trực tuyến.

Brandon Flowers, thủ lĩnh ban nhạc rock Mỹ, đăng video chính mình nhún nhảy theo giai điệu bản hit Mr Brightside trong lúc rửa tay bằng xà phòng, trên kênh có hơn 4 triệu người theo dõi. Juhi Dench và Gyles Brandreth đăng tải đoạn video cả hai đọc bài thơ "The Owl and Pussycat" (Cú và Mèo) với đôi bàn tay đầy bọt xà phòng.

Sự xuất hiện dày đặc các hướng dẫn rửa tay đúng cách còn gây ngạc nhiên hơn với Nancy Tomes, giáo sư lịch sử nổi tiếng tại Đại học Stony Brook, New York.

Lịch sử 130 năm rửa tay - Hình 1

Bác sĩ Ignaz Semmelweis rửa tay trong nước vôi clo hóa trước khi làm việc. Ảnh: Bettmann

"Là một nhà sử học chuyên nghiên cứu về những đại dịch tương tự và giờ chính mình trải qua đại dịch Covid-19, tôi có cảm giác mình là một hành khách trên tàu Titanic, một lần nữa được xem lại các thước phim", Nancy so sánh. "Tôi như đang trở về thế kỷ 20, khi các bệnh truyền nhiễm như lao, đậu mùa là nguyên nhân tử vong số một, và sự xuất hiện của khoa học mầm bệnh đã dẫn đến nỗi ám ảnh hàng loạt đầu tiên về vệ sinh tay sạch sẽ".

Trong nền văn hóa Hồi giáo, Do Thái và một số nền văn hóa khác, các nghi thức rửa tay tôn giáo đã tồn tại từ hàng ngàn năm. Giới y học chỉ phát hiện bệnh tật lây lan qua bàn tay cách đây 130 năm. Song, hiểu biết rằng rửa tay có thể cứu mạng con người đã được phát hiện trước đó 50 năm, năm 1848.

"Nếu ai đó được trao danh hiệu cha đẻ của hành động rửa tay thì người đó chính là Ignaz Semmelweis", Miryam Wahrman, giáo sư sinh học, Đại học William Paterson, bang New Jersey, tác giả cuốn sách The Hand Book: Surviving in a Germ-Filled World (Cuốn sách về Bàn tay: Sống sót trong thế giới đầy vi khuẩn) nói.

Ignaz Semmelweis, người Hungary, bác sĩ tại Bệnh viện Đa khoa Vienna, là một trong những nhà khoa học hàng đầu nghiên cứu về thuốc. Khi chứng kiến số trường hợp sản phụ tử vong do sốt sản tại một khoa sản do các bác sĩ đứng đầu cao hơn đáng kể so với phòng khám của các nữ hộ sinh, Ignaz quyết đi tìm lý do.

Lúc này, vi trùng vẫn chưa được khoa học phát hiện. Những năm 1840, người ta vẫn tin bệnh tật được lây truyền qua khí độc - những mùi hôi trong không khí - phát ra từ các xác chết thối rữa, nước thải hoặc thảm thực vật. Thời kỳ Victoria (1837-1901), người dân đóng chặt cửa hàng ngày để "khí độc" không bay vào nhà.

Các học viên bác sĩ tại Bệnh viện Đa khoa Vienna thường thực hành tại các phòng xác, khám nghiệm tử thi, rồi ngay sau đó di chuyển tới khoa sản để đỡ đẻ, mà không hề rửa tay.

Một lần, một trong số những học viên bác sĩ vô tình bị dao mổ cắt vào tay khi đang mổ bắt con cho một sản phụ, qua đời sau đó, với các triệu chứng tương tự các sản phụ qua đời vì sốt sản. Ignaz đặt ra giả thuyết các "hạt xác chết" là nguyên nhân dẫn tới cái chết của cả hai. Các hạt này dính trên tay bác sĩ, sau đó xâm nhập vào cơ thể sản phụ trong quá trình sinh con.

Để kiểm tra lý thuyết của mình, ông đã ra lệnh cho các bác sĩ rửa tay và dụng cụ phẫu thuật bằng dung dịch clo, với hy vọng clo tẩy được mùi gây chết người từ các "hạt xác chết".

Trước thí nghiệm của Ignaz, tỷ lệ tử vong của sản phụ sau sinh là 18%. Sau khi các bác sĩ được yêu cầu rửa tay sau mỗi lần khám nghiệm tử thi, tỷ lệ tử vong giảm xuống chỉ còn 1%.

Dù đạt kết quả khả quan, ý tưởng của ông bị nhiều người phản đối, nhận kết cục bi thảm. Ông bị đuổi việc, quãng thời gian sau đó được cho là suy sụp tinh thần. Ông qua đời trong viện tâm thần.

"Một bác sĩ vĩ đại đã ra đi ở tuổi 47", Miryam xúc động.

"Một phần vấn đề nằm ở chỗ, mọi người không có quan niệm bản thân họ là 'những đĩa petri di động' (đĩa đựng vi khuẩn trong thí nghiệm sinh học). Các bác sĩ cảm thấy bị xúc phạm với ý tưởng họ có thể là nguyên nhân gây nhiễm trùng", Nancy nói. "Phần lớn các bác sĩ tại bệnh viện Vienna trong thời gian đó thuộc tẩng lớp trung lưu, thượng lưu, họ nghĩ rằng bản thân là những người rất sạch sẽ so với những người lao động nghèo. Ignaz đã xúc phạm các bác sĩ khi nói có thể đôi bàn tay họ bẩn".

Trong 40 năm tiếp theo, hiểu biết về vi trùng được mở rộng, thái độ người dân về việc an toàn vệ sinh cũng dần thay đổi. Năm 1857, trong khi sức khỏe tâm thần của Ignaz ngày càng xấu đi, Louis Pasteur với phát hiện về phương pháp thanh trùng, đã giúp nâng cao nhận thức về mầm bệnh, và cách tiêu diệt mầm bệnh bằng nhiệt độ cao. Năm 1876, nhà khoa học người Đức Robert Koch phát hiện ra trực khuẩn bệnh than, khơi mào lĩnh vực nghiên cứu về vi khuẩn học, nhờ đó trực khuẩn gây các bệnh như tả, lao, bạch hầu, thương hàn được xác định.

Các bác sĩ phẫu thuật bắt đầu rửa tay một cách nghiêm túc. Nancy nói "Khi bạn rạch da của ai đó - lớp da bảo vệ của mỗi người - bạn phải có biện pháp phòng ngừa thật cẩn thận". Bác sĩ phẫu thuật người Anh Joseph Lister đã đi tiên phong trong phẫu thuật sát trùng, trong đó có rửa tay.

"Vào những năm 1890, đầu 1900, rửa tay không còn là thói quen riêng của các bác sĩ, mà mọi người dân đều được nhắc nhở thực hiện", Nancy nói.

Florence Nightingale là người giúp phổ biến hóa việc rửa tay trong sinh hoạt hàng ngày. Dù vẫn hoạt động theo thuyết khí độc (miasma theory), một cách trực giác, bà vẫn cải thiện vệ sinh tại các bệnh viện quân đội trong chiến tranh Crimea (1853 - 1856). "Florence đã tạo được sức ảnh hưởng, biến việc giữ gìn nhà ở sạch sẽ thành mục tiêu mà một người vợ, người mẹ tốt cần tạo thói quen trong mỗi gia đình".

Đầu thế kỷ 20, những chiến dịch y tế cộng đồng phổ biến đầu tiên được triển khai để đối phó với bệnh lao. "Robert chỉ ra lao không phải căn bệnh di truyền, mà là bệnh truyền nhiễm", Nancy nói.

"Phong trào chống lao đã nhắm vào cả người lớn và lứa tuổi học sinh. Trẻ em đến trường được dạy các quy tắc về việc giữ gìn cơ thể, môi trường sống sạch sẽ, rửa tay hàng ngày.

Lịch sử 130 năm rửa tay - Hình 2

Giới chức y tế khuyến cáo người dân rửa tay để phòng ngừa Covid-19. Ảnh: Time

"Khi hiểu rằng miệng, da, tóc chứa vi trùng, nhiều người bắt đầu sợ hãi khi bắt tay, hay hôn nhau". Nỗi sợ về vi trùng còn khiến đàn ông cạo râu, thực phẩm được gói vào túi riêng trong mua bán. Song, tâm lý quan trọng hóa an toàn vệ sinh không kéo dài lâu.

Sự kết hợp giữa tuyên truyền y tế cộng đồng và phát triển của văc-xin, thuốc kháng sinh đầu thế kỷ 20 khiến tỷ lệ tử vong vì các bệnh do vi khuẩn gây ra giảm đáng kể. "Việc quan trọng hóa sự sạch sẽ cũng theo đó dần giảm đi", Nancy nói. "Tôi cho rằng sau thế chiến thứ hai, chăm sóc sức khỏe và cuộc sống hàng ngày trở nên lỏng lẻo hơn".

Các bệnh lây qua đường tình dục bắt đầu tăng trở lại vào những năm 1970. "Mọi người bắt đầu nhận ra họ sẽ lại mắc các bệnh do vi trùng gây ra nếu không cẩn thận", bà nói. "Sự quan tâm đặc biệt tới vấn đề vệ sinh cá nhân lại nổi lên một lần nữa khi HIV, virus hoàn toàn mới, gây chết người gây ra, xuất hiện vào những năm 1980. HIV lây truyền qua đường máu, tinh dịch, dịch âm đạo và sữa mẹ, vì vậy vệ sinh tay không phải là một yếu tố quyết định trong phòng ngừa. Siêu vi khuẩn ở các bệnh viện trở thành mối lo, các loại virus xuất hiện khá thường xuyên, các bệnh do vi khuẩn cũng ngày càng dễ tái phát do tình trạng kháng kháng sinh.

Trước khi dịch Covid-19 xuất hiện, việc rửa tay trên thực tế ở một tỷ lệ thấp đáng lo ngại. Trong cuốn sách của mình, Miryam trích dẫn nghiên cứu được thực hiện với các sinh viên đại học năm 2009, công bố trên tạp chí American Journal of Infection Control. "Tỷ lệ của nữ giới và nam giới sau khi đi tiểu lần lượt là 69% và 43%, sau khi đại tiện: 84% và 78%, trước khi ăn - thời điểm quan trọng cần rửa tay: 7% và 10%".

Một nghiên cứu thực hiện tại một bệnh viện giảng dạy ở Đại học bang East Tennessee năm 2007 chỉ ra chỉ 54% nhân viên y tế tuân thủ rửa tay trong quá trình chăm sóc bệnh nhân tại các khoa chăm sóc đặc biệt (ICU), tỷ lệ này tại khoa nhi là 90%. Sau khi được can thiệp và huấn luyện, tỷ lệ rửa tay khi chăm sóc cho người lớn được nâng lên 81%.

"Chúng ta chỉ có thể hy vọng rằng việc tuyên truyền rộng rãi việc rửa tay giữa đại dịch Covid-19 cũng sẽ chứng kiến sự gia tăng tương tự, hoặc thậm chí cao hơn trong cộng đồng", Miryam nói.

Khi một đại dịch mới bùng phát, rửa tay có lẽ là điều tất cả chúng ta có thể làm. "Bạn chưa có thuốc, bạn cũng chưa có vaccine. Đó là lý do chúng tôi tập trung vào các phương pháp phi dược phẩm dễ dàng thực hiện", Petra Klepac, phó giáo sư về mô hình bệnh truyền nhiễm, Đại học Vệ sinh và Bệnh Nhiệt đới London, nói.

Lê Hằng

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

4 kiểu ăn sáng tệ hại cho sức khỏe, tốt nhất nên tránh xa4 kiểu ăn sáng tệ hại cho sức khỏe, tốt nhất nên tránh xa
08:15:25 19/02/2025
Ai nên hạn chế ăn bắp cải?Ai nên hạn chế ăn bắp cải?
08:11:30 19/02/2025
Làm gì để phòng ngừa đột quỵ?Làm gì để phòng ngừa đột quỵ?
08:31:30 19/02/2025
3 loại cá 'tốt không kém cá hồi', ở Việt Nam chợ nào cũng có3 loại cá 'tốt không kém cá hồi', ở Việt Nam chợ nào cũng có
08:33:38 19/02/2025
Nghiên cứu mới hứa hẹn mang lại cuộc cách mạng trong điều trị bệnh timNghiên cứu mới hứa hẹn mang lại cuộc cách mạng trong điều trị bệnh tim
14:29:28 19/02/2025
Chuyên gia khuyên không nên vứt bỏ phần dây xơ của quả chuối vì điều nàyChuyên gia khuyên không nên vứt bỏ phần dây xơ của quả chuối vì điều này
07:49:57 20/02/2025
Chủ quan với sâu răng, người đàn ông tử vong vì gặp biến chứng nguy hiểmChủ quan với sâu răng, người đàn ông tử vong vì gặp biến chứng nguy hiểm
08:20:25 20/02/2025
Một bác sĩ nổi tiếng qua đời vì cúm, cảnh báo 4 nhóm người có nguy cơ rất lớnMột bác sĩ nổi tiếng qua đời vì cúm, cảnh báo 4 nhóm người có nguy cơ rất lớn
08:35:02 20/02/2025

Tin đang nóng

Thảm cảnh của ác nữ đẹp nhất màn ảnh: Nghèo túng đến nỗi phải nhặt đồ ăn thừa, nhan sắc tụt dốc thê thảm không nhận raThảm cảnh của ác nữ đẹp nhất màn ảnh: Nghèo túng đến nỗi phải nhặt đồ ăn thừa, nhan sắc tụt dốc thê thảm không nhận ra
23:41:18 20/02/2025
'Diễn viên Đình Thế mất ở tuổi 22 mà không kịp nói lời trăng trối''Diễn viên Đình Thế mất ở tuổi 22 mà không kịp nói lời trăng trối'
23:13:59 20/02/2025
HÓNG: Gil Lê hủy theo dõi Xoài Non?HÓNG: Gil Lê hủy theo dõi Xoài Non?
23:22:59 20/02/2025
Cặp đôi Hoa ngữ hôn dữ dội tới 70 lần ở phim mới: Nhà trai phát ngượng, lên mạng cầu xin khán giả 1 điềuCặp đôi Hoa ngữ hôn dữ dội tới 70 lần ở phim mới: Nhà trai phát ngượng, lên mạng cầu xin khán giả 1 điều
23:43:18 20/02/2025
Nóng: Lee Min Ho ra tuyên bố giữa đêm về hành động gây rắc rối của Park Bom (2NE1)Nóng: Lee Min Ho ra tuyên bố giữa đêm về hành động gây rắc rối của Park Bom (2NE1)
23:17:38 20/02/2025
Cô gái tự bịa chuyện "đánh thuốc mê" bị xử phạt 7,5 triệuCô gái tự bịa chuyện "đánh thuốc mê" bị xử phạt 7,5 triệu
23:37:21 20/02/2025
Hình ảnh chưa lên sóng của NSND Công Lý trong giờ vàng phim ViệtHình ảnh chưa lên sóng của NSND Công Lý trong giờ vàng phim Việt
23:02:56 20/02/2025
Đối tượng cuối cùng trong vụ xô xát tại Hội xuân Mù Là đã ra đầu thúĐối tượng cuối cùng trong vụ xô xát tại Hội xuân Mù Là đã ra đầu thú
23:06:11 20/02/2025

Tin mới nhất

Nâng cao nhận thức về rủi ro của rượu để người tiêu dùng tự ra quyết định đúng đắn

Nâng cao nhận thức về rủi ro của rượu để người tiêu dùng tự ra quyết định đúng đắn

09:12:07 20/02/2025
Điều này là do một số yếu tố sinh học như cơ thể phụ nữ có nhiều chất béo giữ lại rượu hơn và ít enzyme hơn để phân hủy rượu trước khi rượu đi vào máu.
Một số bệnh dễ mắc khi thời tiết nồm ẩm

Một số bệnh dễ mắc khi thời tiết nồm ẩm

08:39:33 20/02/2025
Các loại nấm mốc, vi nấm phát triển rất nhanh khi trời nồm ẩm, lơ lửng trong không khí, bám vào quần áo, sách vở, chăn chiếu dẫn đến dị ứng, nhiễm trùng. Thời điểm này người sức đề kháng kém như người già và trẻ nhỏ rất dễ mắc bệnh.
Ứng dụng khoa học và công nghệ trong nuôi cấy nấm đông trùng hạ thảo

Ứng dụng khoa học và công nghệ trong nuôi cấy nấm đông trùng hạ thảo

08:13:21 20/02/2025
Nấm ĐTHT (tên khoa học Cordyceps militaris) là loài nấm thuộc họ Cordycipitaceae, chi Cordyceps. Nấm ĐTHT được hình thành từ một chi nấm ký sinh, phát triển trên cơ thể ấu trùng của côn trùng.
Thực phẩm giúp tăng cường sức khỏe mắt

Thực phẩm giúp tăng cường sức khỏe mắt

07:52:03 20/02/2025
Trong khi chế độ ăn uống cân bằng là tối ưu để duy trì sức khỏe của mắt, thì các chất bổ sung có thể cần thiết cho những người có nguy cơ thiếu hụt do chế độ ăn uống không đầy đủ hoặc mắc tình trạng bệnh lý.
Điểm sáng trong cấp cứu, điều trị các ca bệnh nặng ở tuyến huyện

Điểm sáng trong cấp cứu, điều trị các ca bệnh nặng ở tuyến huyện

07:47:05 20/02/2025
Đó chỉ là 3 trong hàng trăm câu chuyện giành giật sự sống cho bệnh nhân từ tay tử thần mà đội ngũ y, bác sỹ, điều dưỡng Khoa Cấp cứu - Hồi sức tích cực và Chống độc đã thực hiện trong năm qua.
Thêm 1 người ở huyện Long Thành bị chó dại cắn

Thêm 1 người ở huyện Long Thành bị chó dại cắn

07:45:04 20/02/2025
Đồng thời hướng dẫn, yêu cầu chủ nuôi nhốt cách ly và theo dõi sức khỏe, quản lý số chó còn lại, không được thả rông chó ra ngoài, không được bán chó. Khi chó có dấu hiệu bất thường phải báo ngay cho chính quyền địa phương và cơ quan th...
Lý do nên ăn lê mỗi ngày để giảm cân và tăng cường miễn dịch

Lý do nên ăn lê mỗi ngày để giảm cân và tăng cường miễn dịch

07:42:30 20/02/2025
Loại quả này chứa hàm lượng các chất dinh dưỡng thực vật phong phú bao gồm flavonoid, polyphenol và flavonoid. Những hợp chất này giúp tăng cường hệ miễn dịch, giảm viêm, giảm nguy cơ mắc bệnh mạn tính và làm chậm quá trình lão hóa.
Tòa án Hiến pháp Hàn Quốc bác đề nghị của ông Yoon, tiến hành phiên điều trần đúng lịch

Tòa án Hiến pháp Hàn Quốc bác đề nghị của ông Yoon, tiến hành phiên điều trần đúng lịch

12:44:45 19/02/2025
Tuy nhiên, Thẩm phán Moon Hyung Bae - quyền Chánh án Tòa án Hiến pháp Hàn Quốc - đã bác bỏ yêu cầu này, cho rằng phiên tòa xét xử hình sự được ấn định vào lúc 10h00 cùng ngày, đủ thời gian cho cả hai phiên tòa.
Huế tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh Cúm gia cầm

Huế tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh Cúm gia cầm

11:11:37 19/02/2025
Cùng đó, thành lập các đoàn công tác tổ chức kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chống dịch bệnh cúm gia cầm, xây dựng các cơ sở, vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh.
Người cao tuổi, bệnh mạn tính có nên tiêm vắc xin cúm?

Người cao tuổi, bệnh mạn tính có nên tiêm vắc xin cúm?

08:13:09 19/02/2025
Với nhóm người cao tuổi có sa sút trí tuệ Alzheimer, không kiểm soát được hành vi của mình thì khi đi tiêm ngừa cần phải có người thân, quen đi theo cùng.
Cô gái phát hiện giun trong não, thủ phạm là món cá quen thuộc

Cô gái phát hiện giun trong não, thủ phạm là món cá quen thuộc

08:31:45 18/02/2025
Việc ăn thực phẩm tươi sống có thể mang lại trải nghiệm ẩm thực độc đáo, nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe nếu không có biện pháp phòng tránh phù hợp.
3 thực phẩm yêu thích của cụ bà vẫn đạp xe khi 100 tuổi

3 thực phẩm yêu thích của cụ bà vẫn đạp xe khi 100 tuổi

07:36:08 18/02/2025
Dầu ô liu chứa nhiều chất chống oxy hóa như oleocanthal và oleacein, có tác dụng chống viêm trong cơ thể. Tình trạng viêm liên quan tới nhiều bất ổn sức khỏe mạn tính, bao gồm bệnh tim và tiểu đường loại 2.

Có thể bạn quan tâm

Nguyễn Hợp cùng dàn mẫu nhí diễn thời trang trên bờ biển Phuket

Nguyễn Hợp cùng dàn mẫu nhí diễn thời trang trên bờ biển Phuket

Thời trang

07:53:51 21/02/2025
Dàn mẫu Việt đã có màn trình diễn ấn tượng giữa biển xanh, cát trắng và nắng vàng tại hòn đảo ngọc của Thái Lan.
David Beckham gây sốt khi xuất hiện bảnh bao bên vợ và các con

David Beckham gây sốt khi xuất hiện bảnh bao bên vợ và các con

Phong cách sao

07:50:12 21/02/2025
Trong khi đó, Romeo và Harper trông sành điệu không kém cạnh bố mẹ khi diện trên mình cả cây đen. Còn Cruz lại mang vẻ ngoài có phần bụi phủi hơn các thành viên trong gia đình.
Không thời gian - Tập 46: Cuộc gặp gỡ xúc động sau 50 năm xa cách

Không thời gian - Tập 46: Cuộc gặp gỡ xúc động sau 50 năm xa cách

Phim việt

07:48:18 21/02/2025
Vậy là sau nhiều năm xa cách, Cường và Hồi đã gặp lại nhau dù tóc đã điểm bạc, da đã sạm màu sương gió. Cuộc gặp gỡ dẫu muộn màng nhưng giúp họ gỡ bỏ mọi hiểu lầm.
Một phụ nữ bị bố của người tình thuê côn đồ tạt axit, đánh gãy chân

Một phụ nữ bị bố của người tình thuê côn đồ tạt axit, đánh gãy chân

Pháp luật

07:12:42 21/02/2025
Biết việc con trai có quan hệ ngoài luồng với chị H., Tân thuê người đánh gãy chân và tạt axit vào người chị H., với chi phí là 200 triệu đồng.
Lý do phim kinh dị "Rider: Giao hàng cho ma" gây sốt

Lý do phim kinh dị "Rider: Giao hàng cho ma" gây sốt

Phim châu á

07:03:32 21/02/2025
Tuần qua, bộ phim ma hài Thái Lan Rider: Giao hàng cho ma là phim nước ngoài có doanh thu cao nhất tại thị trường điện ảnh Việt Nam
Khu du lịch sinh thái Phượng Hoàng - bức tranh thiên nhiên hoang sơ giữa lòng Thái Nguyên

Khu du lịch sinh thái Phượng Hoàng - bức tranh thiên nhiên hoang sơ giữa lòng Thái Nguyên

Du lịch

06:48:15 21/02/2025
Với hang động kỳ bí, dòng suối mát lành và hệ sinh thái phong phú, khu du lịch sinh thái Phượng Hoàng mang đến cho du khách những trải nghiệm hòa mình vào thiên nhiên một cách trọn vẹn.
Tình hình căng thẳng đang xảy ra với Jisoo (BLACKPINK)

Tình hình căng thẳng đang xảy ra với Jisoo (BLACKPINK)

Nhạc quốc tế

06:41:21 21/02/2025
Sự trở lại của thành viên đẹp nhất BLACKPINK làm dấy lên nhiều ý kiến trái chiều khi cô liên tục gây tranh cãi về kỹ năng.
Căng thẳng leo thang sau cái chết của Kim Sae Ron: Truyền thông Hàn bóc 1 nhân vật liên tục phát ngôn dối trá

Căng thẳng leo thang sau cái chết của Kim Sae Ron: Truyền thông Hàn bóc 1 nhân vật liên tục phát ngôn dối trá

Sao châu á

06:36:33 21/02/2025
Chiều 20/2, ký giả từ tờ Edaily đã đăng tải bài viết chỉ trích Lee Jin Ho, đồng thời vạch trần trò lố và những lời nói dối của cựu phóng viên này.
Lý do máy bay chiến đấu hạng nhẹ Yak-130M của Nga ngày càng được ưa chuộng

Lý do máy bay chiến đấu hạng nhẹ Yak-130M của Nga ngày càng được ưa chuộng

Thế giới

06:29:12 21/02/2025
Dù vậy, Yak-130M là minh chứng cho chiến lược của Nga trong việc kết hợp khả năng mua sắm với tính linh hoạt chiến thuật, nhằm thu hút các quốc gia có ngân sách quốc phòng hạn chế.
Món ăn ngon chỉ mất 15 phút hấp nhưng giúp cơ thể loại bỏ nóng trong, dưỡng ẩm da và ngay cả trẻ con cũng thích

Món ăn ngon chỉ mất 15 phút hấp nhưng giúp cơ thể loại bỏ nóng trong, dưỡng ẩm da và ngay cả trẻ con cũng thích

Ẩm thực

06:03:15 21/02/2025
Khi món ăn hoàn thành, bạn mở nắp nồi hấp ra, mùi thơm của thịt quyện với hương tỏi xông thẳng vào mũi, cực hấp dẫn...
'Điệp viên 007' Daniel Craig rút khỏi dự án siêu anh hùng của DC

'Điệp viên 007' Daniel Craig rút khỏi dự án siêu anh hùng của DC

Hậu trường phim

06:00:47 21/02/2025
Theo nhiều nguồn tin, cựu điệp viên 007 Daniel Craig sẽ không tham gia dự án chuyển thể sắp tới thuộc vũ trụ siêu anh hùng DC, dù cuối năm 2024 ông được dự đoán sẽ góp mặt.