Tại sao Apple lại tự tin chip Apple M1 sở hữu hiệu suất cực khủng?
Là sản phẩm chip tự nghiên cứu và sản xuất nên không ngạc nhiên khi Apple tự tin khẳng định con chip Apple M1 của hãng có hiệu năng cực khủng, vượt xa các con chip Intel trên máy Mac trước đây.
Mới đây, Apple đã công bố SoC Apple M1 hoàn toàn mới dành cho dòng MacBook mới của hãng. Đây là chipset đầu tiên do Apple phát triển dành cho Mac. Và nếu bạn lo rằng nó không mạnh như chip Intel thì có thể bạn đã nhầm.
Gã khổng lồ công nghệ Apple đã ra mắt ba sản phẩm Mac mới gồm MacBook Air, MacBook Pro và Mac mini. Cả ba thiết bị đều dùng chipset M1 của chính hãng nghiên cứu, sản xuất. Vậy chip Apple M1 mạnh đến đâu? Chúng ta hãy cùng điểm qua những yếu tố giúp con chip này có hiệu suất khủng như Apple công bố.
SoC tích hợp
Với bộ vi xử lý Intel, Apple đã phải sử dụng các chip riêng biệt cho CPU, bộ nhớ, I/O, bảo mật và kết nối.
Nhưng với Apple M1, đây là một SoC (system on a chip), có nghĩa là nó tích hợp tất cả các thành phần vào một package duy nhất. Nhờ thiết kế SoC, M1 chiếm ít không gian hơn so với chip Intel. Thêm vào đó, thiết kế SoC tiêu thụ điện năng thấp hơn và tỏa nhiệt ít hơn so với chip x86 truyền thống.
Hơn nữa, SoC cũng làm giảm sự lộn xộn của các thành phần bên trong thiết bị. Chip M1 của Apple dựa trên kiến trúc ARM thay vì kiến trúc x86 của chip Intel. Chip được sản xuất trên quy trình 5nm trở thành chip PC 5nm đầu tiên. Trong khi đó, chip Intel mà Apple đang sử dụng cho máy Mac chạy trên quy trình 10nm.
Về thông số kỹ thuật, M1 có 8 lõi xử lý CPU, GPU 8 lõi và bộ xử lý Neural Engine 16 lõi.
CPU nhanh hơn tới 3,5 lần
Video đang HOT
Theo Apple, M1 có thể mang lại hiệu suất CPU nhanh hơn 3,5 lần so với CPU Intel. Tuy nhiên, Apple không tiết lộ model chip Intel nào để so sánh.
Dù sao, Apple cũng tuyên bố rằng CPU 8 nhân của M1 cho phép người dùng chỉnh sửa ảnh có độ phân giải cao nhanh hơn 3 lần, hiển thị timeline phức tạp trong Final Cut Pro nhanh hơn tới 6 lần và biên dịch mã trong Xcode nhanh hơn 3 lần trước.
CPU nhanh hơn cũng mang lại những lợi ích khác như hiệu suất tổng thể nhanh hơn, cuộn mượt mà hơn, giảm thời gian tải nội dung.
GPU nhanh hơn đến 6 lần
GPU 8 lõi của M1 mang đến sức mạnh xử lý đồ họa 2,6 teraflop. Tốc độ này nhanh hơn 6 lần so với chip trên máy Mac trước đây.
GPU có khả năng chạy gần 25.000 luồng đồng thời, giúp bạn có thể phát nhiều luồng video 4K để hiển thị các cảnh 3D phức tạp và chạy game có đồ họa chuyên sâu như “Shadow of the Tomb Raider” với tốc độ khung hình cao hơn tới 4 lần.
Đó chưa phải là tất cả. Apple tuyên bố rằng GPU của M1 mang lại hiệu suất đồ họa nhanh nhất trên thế giới so với một chip đồ họa tích hợp.
Hiệu suất ML nhanh hơn 15 lần
Neural Engine 16 lõi của M1 có thể thực hiện 11 ngàn tỷ phép tính mỗi giây, nhanh hơn 15 lần so với chip Intel. Với hiệu suất ML mạnh mẽ, người dùng giờ đây có thể thực hiện các tác vụ như phân tích video, nhận dạng giọng nói và xử lý hình ảnh với tốc độ nhanh hơn nhiều.
Các cải tiến khác
Chip M1 hỗ trợ công nghệ PCIe Gen 4, giúp giao tiếp với các thành phần dựa trên PCIe Gen 4 nhanh hơn gấp 2 lần so với PCIe Gen 3 mà bạn có với bộ xử lý Intel.
Trên thực tế, M1 có một bộ điều khiển lưu trữ mới dựa trên công nghệ PCIe Gen 4 và nó có thể cung cấp hiệu suất lưu trữ nhanh hơn gấp 2 lần. M1 cũng có ISP mới cho video chất lượng cao hơn với khả năng khử nhiễu tốt hơn, dải động lớn hơn và cân bằng trắng tự động được cải thiện. Nó cũng hỗ trợ USB 4 với kết nối Thunderbolt.
Tóm lại, chip M1 cung cấp hiệu suất CPU, GPU và ML nhanh hơn trong khi kích thước nhỏ gọn hơn và tiêu thụ ít năng lượng hơn so với CPU Intel.
Tuy nhiên có một vấn đề đáng lưu tâm, đó là việc các nhà phát triển từ lâu đã tối ưu hóa ứng dụng cho CPU x86. Vậy nên chúng ta sẽ cần chờ đợi xem chip M1 có tối ưu hóa tốt với các ứng dụng chạy trên máy Mac hay không.
Nhân vật 'Gã PC' xuất hiện trong quảng cáo Apple sau 10 năm vắng mặt
Người này cho rằng thời lượng pin dài không có tác dụng gì và một cỗ máy thì phải phát ra âm thanh.
Cuối buổi giới thiệu sản phẩm mới hôm 10/11, Apple bất ngờ hồi sinh nhân vật "gã PC" nổi tiếng, từng xuất hiện trong series quảng cáo của hãng cách đây hơn 10 năm.
Sau khi công bố bộ 3 MacBook Air, Mac Mini và MacBook Pro sử dụng chip M1 tự phát triển, Apple đã chiếu một đoạn quảng cáo ngắn, nói về việc gã PC chê bai các cải tiến quan trọng nhất như thời lượng pin dài hơn và loại bỏ quạt trong máy tính.
"Tôi là PC. Đặt câu hỏi lúc này được không?", Hodgman nói nghiêm túc trong bộ dạng một nhân viên văn phòng, mặc đồ xám, thắt caravat và đeo kính. "Bởi vì tôi có một thắc mắc. Tại sao phải cải tiến những thứ này? Có vấn đề gì?", nhân vật gã PC hỏi tiếp.
"Ồ, giờ bạn im lặng quá. Nhìn này, tôi là một cỗ máy. Tôi tự hào về điều đó", gã PC nói trước khi tạo ra những âm thanh vo ve lớn, bắt chước tiếng quạt. "Tuổi thọ pin lâu hơn? Cắm nó vào! Bạn đang đi đâu? Cắm điện vào là được".
Nhân vật này cũng chứng tỏ tốc độ của mình bằng cách chạy tại chỗ và nói trong tiếng thở dốc: "Tôi vẫn còn nhanh! Kiểm tra đi. Tôi vẫn luôn có nó".
Gã PC khoe tốc độ nhưng hết pin sau vài giây.
Tuy nhiên, đoạn quảng cáo của Apple nhanh chóng "đánh lái" sang tử huyệt PC bằng biểu hiện của anh chàng này. "Tôi đã hết pin", Hodgman nói. "Tôi phải đi cắm điện. Chúc may mắn".
Gã PC tái xuất, tiếp tục chê bai các cải tiến của máy tính Mac.
Apple đã chạy loạt quảng cáo "Get a Mac" trong giai đoạn từ 2006-2009, mô tả một người là máy Mac và người khác là PC. Nhân vật gã PC do nam diễn viên hài John Hodgman thủ vai - liên tục khoe khoang các tính năng và thông số kỹ thuật của mình với người còn lại.
Tờ Adweek đánh giá loạt phim này là chiến dịch quảng cáo hay nhất của thập kỷ. Không rõ Hodgman chỉ xuất hiện một lần duy nhất trong sự kiện hôm 10/11 hay anh ta sẽ trở lại cho một chiến dịch quảng cáo mới.
Đây là thời điểm bước ngoặt khi Táo khuyết quyết định thay thế nền tảng Intel bằng Apple Silicon, chip máy tính do hãng tự phát triển dựa trên kiến trúc ARM.
'3 năm chuẩn bị của Apple đã không uổng phí' Nhiều chuyên gia nhận định những mẫu laptop sử dụng vi xử lý do chính Apple thiết kế sẽ là bước ngoặt trong thị trường máy tính. Tại sự kiện diễn ra rạng sáng 11/11, Apple đã công bố 3 mẫu máy tính đầu tiên sử dụng vi xử lý Apple Silicon do chính hãng thiết kế. Mac mini, MacBook Air và MacBook...