Tại sao Abramovich quay lưng lại với các đồng minh Super League của Chelsea?
Roman Abramovich sẽ không quên lời chào mà ông đã dành cho các đối thủ ở Premier League khi đến với bóng đá Anh cách đây 18 năm, và ông cũng sẽ không bao giờ quên cái cách mà ông đã được đón nhận bởi fan Chelsea, những người đã biểu tình bên ngoài sân Stamford Bridge vào đêm thứ Ba vừa qua.
Kể từ ngày David Dein, phó chủ tịch Arsenal khi ấy cáo buộc Abramovich “đậu những chiếc xe tăng Nga của ông ta trên vùng đất của chúng tôi và bắn ra những đồng 50 bảng về phía Arsenal”, vị tỷ phú 54 tuổi đã trở thành một người ngoài cuộc – người đã phá hủy thành công “băng đảng” Premier League hơn là tham gia vào giải đấu.
Đó là lý do vì sao Chelsea là đội bóng cuối cùng miễn cưỡng đăng ký tham dự Super League, và là một trong những đội bóng đầu tiên rút lui. Trở thành đồng đội, ngồi chung chiến hào với Arsenal và Tottenham không bao giờ là một vị trí thoải mái cho Abramovich.
Dein và Arsenal không hề lo lắng về Abramovich khi đề cập tới tiền của ông, thay vào đó, họ sợ sự cạnh tranh từ Chelsea. Và đúng như vậy, bởi The Blues đã trở thành CLB thành công nhất của bóng đá Anh kể từ khi Abramovich đặt chân tới. Trước thời của Abramovich, MU và Arsenal đã thay nhau vô địch Premier League. Xen giữa vào đó chỉ là một mùa nổi dậy của Blackburn Rovers.
Có thể lập luận một cách chắc chắn rằng Abu Dhabi sẽ không bận tâm đến việc bớm số tiền khổng lồ của họ vào Man City 5 năm sau đó, nếu Abramovich không chứng minh rằng MU và Arsenal có thể bị đánh bại. Đó là lý do tại sao các fan Chelsea lại tỏ ra sốc và thất vọng về Abramovich, người mà họ đã tôn thờ khi ông đã lên chuyến tàu Super League cùng chủ tịch của Tottenham Daniel Levy và chủ sở hữu của Arsenal Stan Kroenke.
Hãy nhớ rằng Levy là người đã cùng với những người khác đã vận động sự ủng hộ từ các CLB ở Premier League ngăn không cho giới chủ Saudi Arabia tiếp quản Newcastle cách đây không lâu. Các vấn đề về vi phạm quyền tác giả và nhân quyền được trích dẫn là lý do dẫn đến cuộc chuyển giao thất bại, song người ta có thể suy đoán rằng Levy không thích sự có thêm sự cạnh tranh mà một Newcastle đang trẻ hóa có thể tạo ra, giống như Dein và các cộng sự không muốn Abramovich xâm nhập vào “băng đảng” của họ trong quá khứ.
Arsenal đã đặt tất cả niềm tin của họ vào luật Công bằng tài chính, hi vọng nó sẽ giúp loại bỏ sự cạnh tranh do Abramovich tạo ra, và tiếp theo là Manchester City, còn ở châu Âu là Paris Saint-Germain. Một lần nữa, Chelsea không được chào đón ở cái gọi là tầng lớp thượng lưu, những người muốn “đóng cửa chơi một mình”, nhưng lúc đó đã quá muộn.
Video đang HOT
Abramovich không muốn công sức xây dựng Chelsea của ông sụp đổ trong mắt người hâm mộ
Tottenham đã không giành được danh hiệu nào suốt 13 năm qua, còn kỳ vọng của Arsenal đã rơi xuống vực sâu đến mức tương lai của Mikel Arteta không được xem xét kỹ lưỡng trong một mùa giải mà họ có thể kết thúc ở nửa sau bảng xếp hạng Premier League.
Dưới thời Abramovich, Chelsea là CLB không phát tiền thưởng cho suất dự Champions League hay vị trí á quân, bởi các nhân viên của tỷ phú người Nga chỉ nhận thưởng khi chiến thắng. Huyền thoại CLB Frank Lampard đã mất việc, bất chấp ông đã giúp Chelsea đứng thứ 4 và lọt vào trận chung kết FA Cup mùa trước, cũng như tiến vào vòng 16 đội của Champions League mùa này.
Abramovich không nhìn nhận “thành công” giống như cách Levy và Kroenke làm. Tuy nhiên, tất cả mọi người, bao gồm cả Tottenham và Arsenal, sẽ được thưởng cho sự tầm thường trong một giải Super League mà không đội bóng phải xuống hạng. Bằng việc đồng ý đi theo kế hoạch của Super League, Abramovich đã trở thành một phần của nhóm CLB không cho người khác có cùng cơ hội như ông đã từng nắm bắt bằng cả hai tay. Rốt cuộc, Abramovich không thể chấp nhận điều đó.
Bên cạnh việc không thể chống lại các giá trị cạnh tranh, Abramovich cũng nhận ra rằng công sức của ông cùng hội đồng quản trị trong việc gây dựng CLB bao năm qua, cả thành công trên sân cỏ lẫn tài chính hoàn toàn có thể bị lãng quên, thậm chí xóa sổ vì Super League.
Abramovich là người đầu tiên nhận ra sai lầm khi để Chelsea bị cuốn theo quan điểm rằng đội bóng phải tham dự Super League hoặc sẽ bị bỏ lại phía sau. Sự thức tỉnh kịp thời này sẽ giúp danh tiếng và di sản của ông không bị tổn hại trong lòng người hâm mộ Chelsea. Và đó là điều quan trọng nhất với Abramovich.
CLB Anh bành trướng châu Âu và sự đảo chiều của bóng đá
Nhìn vào sự hiện diện của các CLB Anh ở hai đấu trường châu Âu có thể thấy cán cân quyền lực thay đổi. Tiền bạc là mấu chốt vấn đề, nhưng không phải tất cả.
22 năm sau khi phải chơi ở hạng 3, Man City hiện có mặt ở bán kết Champions League. (Ảnh: Getty Images)
Lá cờ nước Anh lại bay cao ở châu Âu và hai trận chung kết toàn Anh giống như mùa 2018/19 hoàn toàn có khả năng lặp lại, với Chelsea - Man City ở Champions League còn MU - Arsenal tại Europa League. Tuy nhiên, trước khi mơ về viễn cảnh đó, hãy ngừng lại một chút và nghĩ về sự thay đổi đáng kinh ngạc của bóng đá Anh.
Khoảng hai thập niên trước, ngay cả những người có trí tưởng tượng phong phú nhất cũng không thể hình dung về một ngày Chelsea cùng Man City sánh bước trên hành trình chinh phục đỉnh cao châu Âu, trong khi MU, Arsenal tìm kiếm cứu cánh cho mùa giải ở đấu trường hạng 2.
Khi bước sang thế kỷ 21, MU và Arsenal là hai thế lực thống trị Premier League. Họ hiếm khi bận tâm tới phần còn lại và dành thời gian cho việc tìm kiếm vinh quang châu Âu. Chelsea và Man City không có sự thoải mái đó. Cả hai vật lộn với các vấn đề của chính họ, chủ yếu là về tiền bạc.
Trước khi Roman Abramovich tiếp quản The Blues, đội bóng này nợ 80 triệu bảng và đối diện nguy cơ phá sản. The Citizens cũng nợ ngập đầu sau nỗ lực thoát khỏi giải hạng 3 và trở lại Premier League, chơi trận derby với MU thay vì Macclesfield Town trong sân vận động chỉ có 6.000 khán giả.
Khi vấn đề là tiền, thật dễ để giải quyết nếu có ông chủ như Abramovich hay Sheikh Mansour, những người bỗng một ngày nọ phát hiện ra tình yêu bóng đá và bước vào Chelsea, Man City, sau đó tạo nên một cuộc lột xác ngoạn mục. Hai đội bóng mặc cảm về lịch sử nghèo nàn vụt trở thành gã khổng lồ, lật đổ các thế lực cũ và viết nên lịch sử của chính mình.
Phó Chủ tịch Arsenal, David Dein, từng mô tả về cách Chelsea vận hành như sau: "Abramovich đã đậu chiếc xe tăng Nga của ông ta trước cửa nhà chúng tôi và bắn ra những tờ 50 bảng". Dick Law, phụ tá của Dein, đính chính: "Tôi nghĩ nó giống tờ 1.000 bảng hơn".
Có một sự ghen tỵ khá lớn ở đây. Tỷ phú người Nga từng tìm hiểu về khả năng mua Arsenal nhưng bỏ qua và Dein đã vô cùng tức giận khi biết điều đó. Còn về phía Sir Alex Ferguson, ông cáo buộc Chelsea "hủy hoại bóng đá" và dè bỉu Man City, "gã hàng xóm ồn ào" đang "tiêu tiền theo kiểu tự sát".
Theo cách ít cực đoan hơn, cựu Chủ tịch Newcastle, Sir John Hall nói rằng, trong bóng đá ai chẳng phải bỏ tiền, chỉ có điều từ trước đến nay, các ông chủ chi tiêu căn cơ hơn. "Bọn tôi, Aston Villa, Everton và cả Liverpool, Arsenal hay MU đều đốt tiền không ít, nhưng các nhà tài phiệt đã đưa mọi thứ lên tầm cao mới. Túi tiền không đáy cho phép họ làm bất cứ điều gì", Hall bình luận.
Nhưng Hall cũng bổ sung thêm, các tỷ phú đến nước Anh từ khắp nơi trên thế giới "đã làm thay đổi cuộc chơi cũng như cách vận hành bóng đá", không chỉ về tiền bạc. Như đã thấy, trong giai đoạn 2013 đến nay, thực chi của MU là 780 triệu bảng, không ít hơn nhiều so Man City (854 triệu) và gấp đôi Chelsea (380 triệu), gấp ba Liverpool (231 triệu). Arsenal thì sao, với 445 triệu đã bỏ ra, họ là đội chi tiền nhiều thứ 3 Premier League, chỉ ít hơn hai đội bóng thành Manchester.
Tiền rất quan trọng trong bóng đá, nhưng phải chi tiêu hiệu quả để thúc đẩy tham vọng lớn. MU và Arsenal chậm chạp trong việc thích ứng để rồi tụt lại phía sau. Nỗ lực tiêu tiền để san bằng khoảng cách có thể giúp họ bắt kịp Chelsea và Man City, song không phải bây giờ.
"Chúng tôi đã lọt vào bán kết Europa League và đây giống như một trận đấu lớn đúng nghĩa ở châu Âu, bởi Roma là đối thủ có bề dày lịch sử", HLV của MU, Ole Gunnar Solskjaer nói sau khi vượt qua Granada rạng sáng 16-4.
"Thật tuyệt vời khi trở thành một trong bốn đội bóng mạnh nhất châu Âu. Đây không phải chiến tích, bởi Man City đã từng vào bán kết Champions League một lần. Chúng tôi đang tạo ra một lịch sử khác", HLV Man City, Pep Guardiola cho biết hôm thứ 5 vừa qua.
Một đội cố gắng viết lịch sử ở giải đấu danh gián nhất châu Âu, một đội cố gắng phóng đại tầm vóc của đấu trường hạng 2, nghe thật mỉa mai. Tuy nhiên đây là cách mà bóng đá diễn ra.
Timo Werner: Vận may đâu rồi? Trong quãng thời gian khoảng 10 ngày từ cuối tháng 10 đến hết tuần đầu tiên tháng 11 năm ngoái, Timo Werner ghi bàn trong 4 trận liên tiếp cho Chelsea. Trong đó có cú đúp vào lưới Rennes ở thắng lợi 3-0 của Chelsea tại vòng bảng Champions League. Werner hội quân cùng đội tuyển Đức đá các trận quốc tế vào...