Tài sản ‘vua thép’ Trần Đình Long tăng phi mã giữa vòng xoáy COVID-19
Khối tài sản khổng lồ của tỷ phú Trần Đình Long liên tục tăng mạnh bất chấp dịch COVID-19 diễn biến bất thường.
Chốt phiên giao dịch cuối tuần giá cổ phiếu HPG của Tập đoàn Hòa Phát đứng mức 36.250 đồng/cổ phiếu, tăng 3,28%, tương đương 1.150 đồng mỗi cổ phiếu. Tính từ đầu năm, mã HPG tăng đột biến 88,3%, tương đương mỗi cổ phiếu thêm 17.003 đồng. Với hơn 3,3 tỷ cổ phiếu đang lưu hành, vốn hoá thị trường Hoà Phát Group tăng thêm khoảng 56.335 tỷ đồng.
Khối tài sản của ông Trần Đình Long tăng mạnh từ đầu năm nhờ cổ phiếu HPG.
Nhờ nắm giữ hơn 840 triệu cổ phiếu HPG, tương đương hơn 25,3%, tài sản của ông Trần Đình Long, Chủ tịch Hội đồng quản trị Hoà Phát Group, tăng thêm hơn 14.200 tỷ đồng, đạt mức hơn 30.450 tỷ đồng.
Theo bảng xếp hạng các tỷ phú thế giới của Forbes, tỷ phú Trần Đình Long ước tính sở hữu khối tài sản 1,7 tỷ USD. Đây là giá trị tài sản lớn nhất từ trước đến nay của chủ tịch Hòa Phát.
Video đang HOT
Ông Long lần đầu được Forbes công nhận là tỷ phú vào tháng 3/2018 với khối tài sản 1,3 tỷ USD. Tuy nhiên, chủ tịch Hòa Phát rớt khỏi danh sách tỷ phú trong 2 năm kế tiếp khi thị giá cổ phiếu Hoà Phát đi xuống.
Hồi cuối tháng 5, ông Long trở lại câu lạc bộ tỷ phú khi giá trị tài sản chạm mốc 1 tỷ USD cùng với đà phục hồi của cổ phiếu HPG. Khi đó, ông Long là người giàu thứ 5 tại Việt Nam với khối tài sản tương đương ông Nguyễn Đăng Quang, xếp sau các tỷ phú Phạm Nhật Vượng, Nguyễn Thị Phương Thảo, Trần Bá Dương, Hồ Hùng Anh.
Trong diễn biến liên quan, ông Long mới đăng ký mua vào thêm 24 triệu cổ phiếu HPG, nhằm nâng sở hữu tại HPG từ mức 840 triệu cổ phiếu (tương đương 25,35% vốn) lên thành 864 triệu cổ phiếu (tương đương 26,08% vốn). Nếu thương vụ thành công, ông Long và người liên quan sẽ nắm giữ tổng cộng 34,95% vốn tại HPG.
Cá biệt trong phiên 24/11, HPG ghi nhận khối lượng giao dịch lên tới 51.5 triệu đơn vị, trong đó 2.6 triệu đơn vị là thỏa thuận. HPG chốt phiên giao dịch ngày 24/11 ở mức 37,500 đồng/cp.
Khép lại quý III, lợi nhuận sau thuế của HPG đạt 3.785 tỷ đồng, cao hơn gấp đôi cùng kỳ 2019. Lũy kế 9 tháng, Hòa Phát đạt lợi nhuận ròng 8.845 tỷ đồng.
Tỷ phú Trần Đình Long 'vượt mặt' bà Nguyễn Thị Phương Thảo, đứng thứ 2 trong nhóm tỷ phú giàu nhất
Sau hai tuần liên tiếp có bước tiến lớn trên bảng xếp hạng những người giàu nhất trên sàn chứng khoán, tỷ phú Trần Đình Long, Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát (HPG) lần đầu tiên đã vươn lên vị trí thứ hai chỉ sau tỷ phú Phạm Nhật Vượng.
Chỉ sau 2 tuần bứt phá, tỷ phú Trần Đình Long đã vượt qua bà Nguyễn Thị Phương Thảo, đứng vị trí thứ 2 trong top tỷ phú giàu nhất ở Việt Nam.
Từ vị trí thứ 5 quen thuộc, tuần trước ông "vua thép" của Việt Nam đã "qua mặt" bộ đôi tỷ phú Hồ Hùng Anh và Nguyễn Đăng Quang để trở thành người giàu thứ ba trên TTCK. Sang tuần này, mặc dù cổ phiếu HPG được nhiều nhà đầu tư bán chốt lời nhưng sức cầu quá lớn đã hấp thụ hết lượng cổ phiếu bán ra.
Điều này giúp cho HPG tiếp tục có thêm một tuần giao dịch thành công khi kết thúc tuần giao dịch 23-27/11, cổ phiếu HPG có mức giá 36.250 đồng/cp, tăng 1,54% so với tuần trước đó. Đồng nghĩa với việc giá trị tài sản của ông Trần Đình Long tại HPG tiếp tục tăng lên nhanh chóng, đạt 30.450 tỷ đồng, tăng 462 tỷ đồng dù HPG chỉ trải qua 2 phiên tăng giá.
Tuy nhiên, khoảng cách này vẫn là khá lớn so với vị trí dẫn đầu của tỷ phú Phạm Nhật Vượng. Hiện Chủ tịch Tập đoàn Vingroup vẫn là người giàu nhất sàn chứng khoán với khối tài sản trị giá 201.000 tỷ đồng, tăng 2.600 tỷ đồng (1,35%) so với tuần trước. Cổ phiếu VIC của Vingroup có 3 phiên liên tiếp tăng giá trong tuần vừa qua, kết thúc tuần ở mức giá 105.200 đồng/cp.
Trong khi đó, nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo đánh mất vị trí thứ hai sau khi cổ phiếu HDB của HDBank giảm mạnh 16,8% so với tuần trước. Kết thúc tuần, HDB đóng cửa ở vị trí 21.450 đồng/cp, mức giảm này thổi bay 205 tỷ đồng của Phó Chủ tịch HDB.
Việc cổ phiếu VJC của Vietjet Air chỉ tăng 0,08% (119.000 đồng/cp) không giúp cho bà Thảo "vớt vát" lại bao nhiêu. Hiện tổng giá trị tài sản của nữ tỷ phú duy nhất trong top 5 người giàu nhất sàn chứng khoán là 25.075 tỷ đồng, cách biệt khá xa so với vị trí thứ hai của ông Trần Đình Long.
Hai vị trí còn lại trong top 5, tỷ phú Hồ Hùng Anh - Chủ tịch Techcombank, người sở hữu lượng lớn cổ phiếu MSN - có thêm 432 tỷ đồng nhờ việc cổ phiếu TCB và MSN cùng tăng giá. Hiện tổng giá trị tài sản của ông Hùng Anh đạt 21.630 tỷ đồng, đứng thứ tư trong danh sách các tỷ phú chứng khoán.
Ở vị trí còn lại, tỷ phú Nguyễn Đăng Quang - Phó Chủ tịch Techcombank, Chủ tịch Masan Group - đã tích lũy thêm 431 tỷ đồng trong tuần qua khi có tới 21.330 tỷ đồng trong tổng giá trị tài sản thông qua MSN và TCB.
Nhìn lại diễn biến thị trường tuần qua, VN-Index tăng điểm tuần thứ tư liên tiếp với mức tăng 20.22 điểm (2%) lên 1.010,22 điểm. Việc Vn-Index vượt qua ngưỡng 1.000 điểm được coi là sự kiện được chờ đợi nhất trong năm 2020.
Với việc thị trường tiếp tục tăng điểm trong tuần qua, toàn bộ các nhóm ngành cổ phiếu chính đều có sự tăng trưởng. Nhóm cổ phiếu tài chính tăng mạnh nhất với 2,6% giá trị vốn hóa, chủ yếu nhờ sức kéo của đại diện trong ngành con bất động sản như VIC (1,3%), VHM (5,7%)...; ngành con chứng khoán như SSI (6,3%), HCM (5,1%), VCI (4,9%), VND (6,4%), SHS (1,4%)...
Tiếp theo là nhóm ngân hàng với mức tăng 2,2%, với các mã tiêu biểu như VCB (2,2%), CTG (2,6%), BID (3%), VPB (5,9%), TCB (1,3%),... Nhóm tiện ích cộng đồng cùng mức tăng 2,2% với các mã như GAS (2,1%), POW (3,7%)... Nhóm công nghiệp tăng 2,1% giá trị vốn hóa với các mã tiêu biểu như PHP (10,8%), VCG (2,4%)... Các nhóm ngành khác đều có mức tăng tốt như dầu khí (1,8%), dịch vụ tiêu dùng (1,5%), hàng tiêu dùng (0,9%), nguyên vật liệu (0,8%).
Theo CTCK Sài Gòn - Hà Nội, diễn biến thị trường cho thấy lực cầu mua lên đang có sự thận trọng nhất định. Trên biểu đồ kỹ thuật, VN-Index hiện đã tiến vào vùng kháng cự mạnh trong khoảng 1.000-1.030 điểm (đỉnh tháng 11/2019), áp lực bán trong khoảng này sẽ gia tăng và khiến thị trường rung lắc mạnh, nên khả năng điều chỉnh trở lại trong thời gian tới là có thể xảy ra. Việc khối ngoại quay trở lại bán ròng nhẹ trong tuần qua với hơn 300 tỷ đồng trên hai sàn là một điểm tiêu cực.
Dự báo, trong tuần giao dịch tiếp theo (30/11-04/12), VN-Index có thể sẽ tiếp tục diễn ra những rung lắc trước áp lực bán trong vùng kháng cự 1.000-1.030 điểm. Nhà đầu tư đang có tỷ trọng cổ phiếu cao trong danh mục có thể bán ra chốt lời khi thị trường nằm trong vùng kháng cự mạnh trong khoảng 1.000-1.030 điểm. Nhà đầu tư đang có tỷ trọng tiền mặt cao trong danh mục có thể canh những nhịp điều chỉnh về quanh ngưỡng 1.000 điểm để giải ngân trở lại.
Tài sản của các tỉ phú giàu nhất Việt Nam thay đổi ra sao trong tháng 6? Trong tháng 6, diễn biến của thị trường chứng khoán đã tác động ra sao đến khối tài sản của các tỉ phú bậc nhất Việt Nam? Ảnh: VTV. COVID-19 có lẽ đã thay đổi một vài quy luật trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Trong tháng 5, tháng nổi tiếng với cụm từ "Sell in May and go away", thị trường...