Tài sản tỷ phú Trung Quốc ‘bốc hơi’ nhiều nhất trong 2018
Năm 2018, tổng khối tài sản của các tỷ phú thế giới giảm 388 tỷ USD, xuống 8.539 tỷ USD, trong đó, mức giảm mạnh nhất thuộc về Trung Quốc.
Theo báo cáo Billionaires của Ngân hàng UBS (Thụy Sĩ) và Công ty Kiểm toán PwC của Anh công bố ngày 8/11, tổng khối tài sản của các tỷ phú thế giới giảm 388 tỷ USD, xuống 8.539 tỷ USD trong năm 2018.
Theo hãng tin Reuters, đây là sự sụt giảm đầu tiên kể từ năm 2015. Báo cáo của USB cũng cho biết, số tỷ phú giảm từ 2.158 năm 2017 xuống 2.101 vào năm 2018. Như vậy, tính đến cuối năm 2018, số tỷ phú toàn cầu giảm 57 người so với năm trước đó. Tổng khối tài sản của các tỷ phú giảm 4,3% từ mức kỷ lục 8,9 nghìn tỷ USD xuống 8,5 nghìn tỷ USD. Dù vậy, con số này vẫn gấp 8 lần giá trị của Apple – công ty giá trị nhất thế giới.
Tài sản tỷ phú toàn cầu “bốc hơi” gần 400 tỷ USD trong năm 2018. (Ảnh: Getty Image)
Trong đó, mức giảm mạnh nhất thuộc về Trung Quốc. Tài sản của các tỷ phú Trung Quốc giảm 12,8% do thị trường chứng khoán sụt giảm mạnh cùng với sự suy yếu của đồng nội tệ và tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới trong năm 2018 giảm, xuống mức thấp nhất trong gần 30 năm qua. Số lượng tỷ phú ở Trung Quốc giảm 39 xuống còn 436.
Hàng chục người Trung Quốc rời danh sách tỷ phú năm nay. Dù vậy, nước này vẫn tiếp tục sản sinh tỷ phú mới với tốc độ vài ngày một người, Josef Stadler – Giám đốc phụ trách khách hàng siêu giàu tại UBS-cho biết trong báo cáo.
Video đang HOT
Trên thế giới, số tỷ phú của hầu hết quốc gia đều giảm, trừ Mỹ. Báo cáo cho thấy, đến cuối năm 2018, số tỷ phú Mỹ lên tới 749 người. Trong đó, có 89 tỷ phú công nghệ, tăng từ con số 70 vào năm 2017.
Báo cáo không nêu chi tiết số lượng tỷ phú ở Anh, nhưng trên khắp Tây Âu có ít hơn 17 tỷ phú so với năm 2017 và tổng khối tài sản của họ giảm 18% xuống còn 1,7 triệu USD.
Khu vực Châu Á Thái Bình Dương vẫn là nơi có số lượng tỷ phú lớn nhất thế giới với 754 tỷ phú, với tổng tài sản lên tới 2,5 nghìn tỷ USD. Khu vực này chiếm 36% dân số tỷ phú toàn cầu. Trung Quốc chiếm 43% trong số các tỷ phú của khu vực, Ấn Độ chiếm 14%, Hong Kong 9% và Nhật Bản 4%.
Sự phục hồi của thị trường chứng khoán thế giới sau giai đoạn tụt dốc cuối năm 2018 giúp nhiều tỷ phú tăng khối tài sản của mình. Tuy nhiên, nhiều gia đình giàu có vẫn lo ngại về sự bất ổn toàn cầu, như căng thẳng thương mại, tiến trình Anh rời Liên minh châu Âu (EU, hay biến đổi khí hậu…Đây cũng là điều khiến họ vẫn muốn tích trữ tiền mặt hơn là đầu tư.
Theo ông Simon Smiles, trưởng bộ phận đầu tư cho các khách hàng siêu giàu của UBS, nhiều khả năng, tài sản của các tỷ phú thế giới tăng trở lại trong năm 2019. Thế nhưng, mức tăng sẽ khiêm tốn hơn nhiều so với tốc độ bật lại của thị trường chứng khoán.
Cũng theo báo cáo Billionaires của UBS, con số 2.101 tỷ phú trên toàn cầu tăng 38,9% so với 5 năm trước. Trong khoảng thời gian 5 năm đó, khối tài sản của họ tăng hơn một phần ba (34,5%).
BẰNG LĂNG
Nguồn: CNBC, Reuters
Phố Wall chấm dứt chuỗi ngày dài sụt điểm
Hầu hết các chỉ số chứng khoán Mỹ đã tăng hơn 1% sau khi Trung Quốc có động thái tìm cách bình ổn đồng nội tệ, chấm dứt chuỗi ngày dài sụt điểm của các chỉ số Dow Jones, S&P 500 và Nasdaq.
Thị trường chứng khoán thế giới diễn biến trái chiều trong phiên giao dịch ngày 6/8, trong bối cảnh chuỗi ngày dài mất đà trên Phố Wall đã tạm kết thúc, còn chứng khoán châu Âu và châu Á sụt giảm do cuộc chiến thương mại leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc.
Trong ảnh: Giao dịch viên tại Sàn giao dịch chứng khoán New York, Mỹ. Ảnh: THX/ TTXVN
Hầu hết các chỉ số chứng khoán Mỹ đã tăng hơn 1% sau khi Trung Quốc có động thái tìm cách bình ổn đồng nội tệ, chấm dứt chuỗi ngày dài sụt điểm của các chỉ số Dow Jones, S&P 500 và Nasdaq.
Khép phiên này, trên Phố Wall, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 1,2% lên 26.029,52 điểm, chỉ số S&P 500 tiến 1,3% lên 2.881,77 điểm, còn chỉ số công nghệ Nasdaq Composite cộng thêm 1,4% lên 7.833,27 điểm.
Ngày 6/8, tâm lý của các nhà đầu tư đã dịu xuống sau khi Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) bình ổn đồng NDT ở mức cao hơn so với đồng USD và cũng cao hơn so với mức các nhà phân tích dự đoán, qua đó đánh đi tín hiệu về một sự "kiềm chế" sau khi Washingon cáo buộc Bắc Kinh thao túng tiền tệ.
Đồng NDT đã ổn định trong khi Thống đốc PBOC Dịch Cương (Yi Gang) khẳng định Trung Quốc sẽ không phá giá đồng tiền vì mục đích cạnh tranh.
Chiến lược gia về thị trường Quincy Krosby, thuộc Prudential Financial, nhận định việc Trung Quốc tìm cách làm dịu tình hình trên thị trường tiền tệ đã giúp thị trường chứng khoán và thị trường kỳ hạn trở nên tích cực hơn.
Tuy nhiên, các chỉ số chứng khoán tại châu Âu vẫn khép phiên trong vùng đỏ do lo ngại cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung kéo dài sẽ cản trở kinh tế toàn cầu. Ở bên kia bờ Đại Tây Dương, chỉ số FTSE 100 tại thị trường London (Anh) giảm 0,7% xuống 7.171,69 điểm, chỉ số DAX 30 trên sàn Frankfurt (Đức) hạ 0,8% xuống 11.567,96 điểm, còn chỉ số CAC 40 tại Paris (Pháp) giảm nhẹ 0,1% xuống 5.234,65 điểm. Chỉ số tổng hợp EURO STOXX 50 giảm 0,6% xuống 3.291,66 điểm.
Đóng cửa phiên giao dịch 6/8, tại thị trường trong nước, chỉ số VN-Index giảm 8,54 điểm (0,88%) còn 964,61 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 210 triệu cổ phiếu, trị giá hơn 5.998 tỷ đồng. Toàn sàn có 101 mã tăng và 208 mã giảm.
HNX - Index đóng cửa ở mức 101,89 điểm, giảm 1,02 điểm (0,99%). Khối lượng giao dịch đạt trên 42 triệu cổ phiếu, trị giá hơn 591 tỷ đồng. Toàn sàn có 59 mã tăng và 88 mã giảm.
Nhiều cổ phiếu vốn hoá lớn tiếp tục giảm sâu tạo áp lực lên thị trường trong phiên hôm nay. Các cổ phiếu tác động lớn đến thị trường trong phiên này gồm: VHM, GAS, MSN, VNM, PLX. Cụ thể, VHM giảm 2%, GAS giảm 1,9%, MSN giảm 2,3%, VNM giảm 1,5%./.
Minh Hằng (Theo AFP)
Chứng khoán Mỹ tăng lên mức kỷ lục Thị trường chứng khoán thế giới đồng loạt tăng điểm trong phiên giao dịch 4/11, với các chỉ số chủ chốt của Mỹ tăng lên mức kỷ lục mới nhờ tâm lý lạc quan về tiến trình đàm phán thương mại Mỹ-Trung và số liệu kinh tế khả quan của Mỹ. Giao dịch viên tại Sàn giao dịch chứng khoán New York, Mỹ....