Tài sản tăng hơn 1.800 tỷ đồng, bầu Đức đang nắm giữ bao nhiêu tiền?
Khối tài sản của bầu Đức ghi nhận đà phục hồi mạnh cùng đà tăng của cổ phiếu HAG trong quãng thời gian hơn 2 tháng qua.
Sau bán chuối và nuôi heo, đại gia phố Núi dự kiến bán thêm gà thịt.
Trong tuần giao dịch từ ngày 22 đến 26/8, chỉ số VN-Index ghi nhận mức tăng 13,39 điểm ( 1,06%); HNX-Index tăng 1,56 điểm ( 0,52%). Với mức tăng này, thị trường chứng khoán Việt Nam đã có tuần tăng điểm thứ 7 liên tiếp.
Cùng với đà tăng mạnh của thị trường chứng khoán Việt Nam trong tuần giao dịch vừa qua, khối tài sản của đại gia Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch Hội đồng quản trị CTCP Hoàng Anh Gia Lai (HAGL – HAG) cũng ghi nhận mức tăng mạnh.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 26/8, HAG đóng cửa ở mức giá 12.750 đồng/cổ phiếu xét cho cả tuần từ 22 đến 26/8, HAG ghi nhận mức tăng 1.100 đồng/cổ phiếu tương đương mức tăng 9,4%. Với đà tăng của HAG, khối tài sản của bầu Đức ghi nhận mức tăng gần 352 tỷ đồng trong tuần vừa qua.
Trong khi đó, sau khi giảm sâu về mức giá 6.980 đồng/cổ phiếu trong phiên giao dịch ngày 17/6, thị giá của HAG đã ghi nhận mức tăng trở lại tới 83%.
Video đang HOT
Sau bán chuối, nuôi heo, bầu Đức lấn sân sang lĩnh vực nuôi gà
Đà phục hồi của cổ phiếu HAG trong quãng thời gian hơn 2 tháng qua không chỉ mang về niềm vui cho các cổ đông và nhà đầu tư, sự phục hồi này cũng giúp khối tài sản của bầu Đức tăng thêm tới hơn 1.846 tỷ đồng.
Tính theo giá thị trường kết thúc phiên giao dịch ngày 26/8, bầu Đức đang trực tiếp nắm giữ khối tài sản có giá trị hơn 4.079 tỷ đồng.
Mới đây HAG của bầu Đức đã công bố báo cáo tài chính đã kiểm toán nửa đầu năm 2022. Theo số liệu được công bố, trong nửa đầu năm 2022, HAG ghi nhận doanh thu đạt 2.036 tỷ đồng, tăng 147% so với cùng kỳ năm 2021. Lãi sau thuế theo đó vượt 522 tỷ đồng, vượt trội con số 8,3 tỷ đồng trong năm ngoái.
Tuy nhiên, đơn vị kiểm toán cũng lưu ý HAG có khoản lỗ lũy kế 3.938 tỷ đồng tính tới cuối quý 2/2022. Điều kiện này cùng một số vấn đề khác cho thấy sự tồn tại của yếu tố không chắc chắn trọng yếu có thể dẫn đến nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của tập đoàn.
Giải trình về vấn đề này, HAG của bầu Đức cho biết tại ngày lập báo cáo, HAGL cho biết đã lập kế hoạch cho 12 tháng tiếp theo bao gồm dòng tiền tạo ra từ việc thanh lý một phần các khoản đầu tư tài chính, thu hồi nợ từ các đối tác, phát hành cổ phiếu riêng lẻ, tiền đi vay ngân hàng thương mại và từ các dự án đang triển khai.
Bên cạnh nuôi heo, tập đoàn đang nuôi thí điểm 100.000 con gà trên diện tích 2 ha tại huyện Mang Yang, Gia Lai và dự kiến đưa sản phẩm ra thị trường vào tháng 11.
Lãnh đạo doanh nghiệp đặt mục tiêu sản xuất một triệu con heo mang thương hiệu Heo ăn chuối trong năm 2023, đồng thời tìm đối tác mở rộng sản xuất và các sản phẩm chế biến từ heo. Dự kiến doanh thu từ các sản phẩm chuối, heo và gà sẽ giúp HAGL trả nợ và mở rộng kinh doanh.
Nhận định về xu hướng thị trường chứng khoán Việt Nam trong tuần giao dịch tiếp theo, chuyên gia của SSI cho rằng trong các phiên tới, nếu VN-Index chinh phục trở lại vùng quan sát 1.284 – 1.285 điểm, chỉ số sẽ nối dài diễn biến đi lên với vùng mục tiêu gần là 1.300 điểm. Ngược lại nếu kiểm lại không thành công vùng này, VNIndex nhiều khả năng sẽ điều chỉnh với vùng hỗ trợ gần là 1.250 điểm.
Chuyên gia của Công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội (SHS) đánh giá thị trường vẫn chưa hoàn toàn vượt lên vùng 1.260-1.285, duy trì phân hóa mạnh trong vùng kháng cự với quá trình rung lắc liên tục sẽ xảy ra để hấp thu áp lực cung vùng giá cao, cũng như thu hút lực cầu mới đối với các mã, nhóm ngành có tiềm năng tăng trưởng tốt. Phù hợp với động thái tái cơ cấu danh mục của các nhà đầu tư.
Trên góc nhìn dài hạn, thị trường vẫn đang tích lũy trên nền định giá ở mức thấp so với trung bình 5 năm gần nhất, trong bối cảnh tăng trưởng nền kinh tế vẫn được duy trì. Nhà đầu tư nên duy trì tỉ trọng hợp lý và chỉ xem xét chọn lọc giải ngân, tích lũy đối với những cổ phiếu có triển vọng tăng trưởng trong quý 3/2022, đang thu hút dòng tiền ngắn hạn gia tăng.
Khơi thông dòng chảy, khắc phục ngập úng cục bộ các tuyến đường ở Sơn La
Để khắc phục tình trạng ngập úng cục bộ tại một số tuyến đường khi mưa lớn, đơn vị chức năng thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La nạo vét, khơi thông dòng chảy cống, rãnh trên địa bàn.
Trong tháng 6/2022, trên địa bàn Thành phố Sơn La có mưa to và rất to, 2 lần gây ngập úng tại một số điểm, nút giao thông, ảnh hưởng đến việc đi lại và tài sản của người dân. Đặc biệt, tình trạng ngập úng cục bộ xảy ra đêm mùng 6 - rạng sáng ngày 7/6 trên tuyến đường Trần Đăng Ninh đã khiến buổi thi vào lớp 10, Trường THPT Chuyên Sơn La phải tạm hoãn.
Trong tháng 6, thành phố Sơn La đã xảy ra ngập úng cục bộ 2 đợt trên một số tuyến đường.
Tại thời điểm các tuyến đường bị ngập úng, lực lượng công an, bộ đội, lực lượng cứu nạn, cứu hộ của tỉnh đã tổ chức phân luồng, cảnh báo và hướng người dân tham gia giao thông, tiến hành khơi thông dòng chảy.
Để khắc phục tình trạng ngập úng cục bộ sau mưa lớn, nhất là đảm bảo an toàn, thuận lợi cho kỳ thi Tốt nghiệp THPT năm 2022 sắp sửa diễn ra, UBND Thành phố Sơn La đã phối hợp với các lực lượng chức năng huy động phương tiện, nhân công phá rỡ, nạo vét khơi thông cống thoát nước trước cổng Trung tâm Thương mại Đ&T (tuyến đường Trần Đăng Ninh) và một số điểm trên tuyến đường của phường Quyết Tâm, Quyết Thắng. Đồng thời, mở thêm các cửa cống thoát nước mặt, đoạn trước trụ sở UBND phường Quyết Tâm; phá rỡ cầu vào bản Bó Ẩn, phường Chiềng Cơi.
Các đơn vị chức năng thực hiện khơi thông dòng chảy.
Đến nay, Công ty Cổ phần Môi trường và Dịch vụ đô thị Sơn La đã khơi thông mương thoát lũ và 4 cửa thoát nước tại khu vực Trung tâm Thương mại Đ&T. Hiện nay, đơn vị đang phối hợp với Cục Đường bộ khơi thông 2 cửa còn lại; đồng thời với đó là tổ chức nạo vét, khơi thông mương thoát lũ đối diện UBND phường Quyết Tâm với chiều dài 35 m; nạo vét mương thoát lũ đoạn qua Trường Chính trị tỉnh với tổng chiều dài khoảng 80m.
"Chúng tôi đã cố gắng thi công các hạng mục, hoàn thành trong thời gian sớm nhất, nạo vét thanh thải lòng suối; những vị trí cây chắn ngang lòng suối thì cho anh em tiến hành chặt và khơi thông lòng suối, đảm bảo thoát nước cho những lần tới", anh Lại Đức Thuyết, Cán bộ phụ trách kỹ thuật, Công ty cổ phần Môi trường và Dịch vụ đô thị Sơn La cho biết.
Ngoài việc khơi thông dòng chảy, tại các điểm ngập úng cục bộ, Thành phố Sơn La đã họp thông báo và xin ý kiến các hộ bị ảnh hưởng về phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Đồng thời, tiếp tục rà soát, cảnh báo di dời đối với những hộ nằm trong vùng có nguy cơ sạt lở đất, đá; chỉ đạo UBND các xã, phường sẵn sàng phương châm "4 tại chỗ", kịp thời hỗ trợ nhân dân khắc phục hậu quả thiên tai./.
Bàn giao nhịp cầu sắt Bình Lợi cũ để xếp hạng di tích ra sao? Bộ Giao thông vận tải vừa có văn bản gửi UBND TP.HCM và các cơ quan liên quan về điều chuyển, tiếp nhận quản lý bảo tồn nhịp số 1, 2 và tháp canh phía Thủ Đức của cầu sắt Bình Lợi cũ. Hai nhịp cầu sắt Bình Lợi cũ - Ảnh: ĐỨC PHÚ Bộ Giao thông vận tải đề nghị UBND TP...