Tai nạn giao thông đường thủy, hàng hải tăng đột biến
Ủy ban ATGT Quốc gia cho biết, 4 tháng đầu năm, cả nước xảy ra 8.638 vụ TNGT, làm chết 3.173 người, bị thương 8.512 người.
Theo ông Nguyễn Trọng Thái – Chánh Văn phòng Ủy ban ATGT Quốc gia, trong khi TNGT đường bộ và đường sắt giảm sâu trên cả 3 tiêu chí thì TNGT đường thủy lại tăng cả 3 tiêu chí. Cụ thể số người chết tăng gần 77% so với cùng kỳ 2013. TNGT hàng hải tăng đến 700%.
Cũng trong 4 tháng qua, lực lượng CSGT toàn quốc đã kiểm tra, lập biên bản gần 1 triệu trường hợp vi phạm ATGT đường bộ; phạt tiền 803 tỷ đồng. Ngoài ra, , lượng xe ô tô đăng ký mới trong 4 tháng là hơn 57.800 và xe mô tô đăng ký mới là 1.123.896. Nâng tổng số phương tiện đang quản lý trên toàn quốc là hơn 2,2 triệu ô tô và xấp xỉ 40 triệu xe mô tô.
Theo ANTD
Video đang HOT
Ngành đường sắt "chờ sung rụng"
Trong khi vận tải đường bộ đang gặp khó vì chủ trương siết xe quá tải thì vận tải đường thủy dù năng lực có thừa nhưng lại ế ẩm vì thiếu kết nối. Đường sắt thì nặng tâm lý bao cấp, chờ đợi khách hàng tự tìm đến.
Cơ sở vật chất yếu kém, quản lý chưa tốt khiến vận tải đường sắt không đạt hiệu quả
Đường sắt lại được làm cao
Đánh giá về năng lực một số loại hình vận tải hiện nay, ông Khuất Việt Hùng, Vụ trưởng Vụ Vận tải cho biết, vận tải bằng đường sắt và đường thủy nội địa giá cước rẻ hơn nhiều so với vận tải đường bộ. Cụ thể, vận tải đường sắt tuyến Hà Nội - Lào Cai chỉ bằng 60% cước đường bộ, tuyến Sài Gòn - Hà Nội chỉ bằng 50% so với vận chuyển container đường bộ..., vận chuyển hàng hóa bằng đường thủy nội địa chỉ bằng 25-40% chi phí vận tải đường bộ. Trong khi đó, năng lực vận tải của các loại hình này vẫn còn dư thừa. Theo ông Khuất Việt Hùng, với đường sắt, nếu tối ưu hóa thời gian quay vòng và sắp xếp hàng thì có thể tăng thêm 30% năng lực, còn đường thủy nội địa hiện cũng đang dư thừa đến 40-50% năng lực vận tải. Tuy nhiên, có một nhược điểm trong các loại hình vận tải này là chất lượng dịch vụ cũng như tính tiện ích trong vận chuyển hàng hóa kém. Hầu hết chỉ tập trung kinh doanh dịch vụ vận tải đơn phương thức, không xây dựng dịch vụ cung ứng để đảm bảo hàng hóa đi từ kho đến kho, cửa đến cửa.
Bà Vũ Thị Đức, Tổng giám đốc Tổng Công ty Mía đường 1 cho biết, đơn vị này được cấp quota xuất khẩu 10.000 tấn đường qua biên giới Lào Cai, tuy nhiên việc vận chuyển từ Thanh Hóa lên Lào Cai hiện gặp rất nhiều khó khăn. "Từ khi Bộ GTVT cùng các ngành, địa phương thực hiện ráo riết cân xe trên đường bộ thì cước vận tải tăng lên rất nhiều, chúng tôi không thể đi được. Chúng tôi làm việc với đường sắt, đã ký xong hợp đồng vận chuyển nhưng mấy tuần này vẫn chưa được xếp lịch để chuyển hàng đi. Trong khi, quota xuất khẩu chúng tôi được cấp chỉ đến hết ngày 31-5".
Cùng bày tỏ về khó khăn này, ông Đỗ Doãn Hùng, Tổng giám đốc Công ty Phân đạm và hóa chất Hà Bắc cho biết, có tới 70-80% hàng hóa của công ty hiện vận chuyển bằng đường bộ, vận chuyển bằng đường sắt chỉ chiếm hơn 10%. "Trước đây, chúng tôi cũng vận chuyển nhiều bằng đường sắt nhưng tổng chi phí vận chuyển rất cao vì còn chi phí bốc xếp, chở hàng từ kho tới ga... Vừa qua, việc siết trọng tải xe khiến cước vận chuyển bằng đường bộ tăng cao, chúng tôi đã làm việc với đường sắt đặt vấn đề chở hàng nhưng thấy họ vẫn mang tính bao cấp, độc quyền. 6 ngày nay hàng hóa của chúng tôi không được xếp toa", ông Đỗ Doãn Hùng bày tỏ.
Muốn nhanh phải "chạy toa"
Trước bức xúc của nhiều doanh nghiệp hàng hóa về vận tải đường sắt, ông Nguyễn Đạt Tường, Tổng giám đốc Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam phân trần, năng lực vận chuyển của ngành đường sắt tuyến phía Tây (đi Lào Cai) hiện đang giảm sút, chỉ còn 13 đôi tàu chạy nên không đáp ứng được nhu cầu vận chuyển, đặc biệt về năng lực bốc xếp. Có ngày, tại ga Lào Cai đọng đến 400-500 toa xe.
Giá cước bốc dỡ ban ngày tại ga Lào Cai hiện là 20.000 đồng/tấn, ban đêm là 40.000 đồng/tấn, nên theo phản ánh, các chủ hàng không muốn bốc dỡ vào ban đêm. Hiện, ga Lào Cai đang đầu tư thêm 2 băng chuyền, nâng năng lực dỡ hàng vào khoảng 70-75 xe/ngày, xếp hàng khoảng 60 xe/ngày. Theo Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng, không phải do năng lực vận chuyển của đường sắt mà do năng lực xếp dỡ không đáp ứng được. "Một số chủ hàng đã phản ánh với tôi, muốn hàng được xếp toa sớm thì phải "chạy", hình thành cò "chạy toa", sinh ra cơ chế xin - cho như bao cấp. Ngành đường sắt nên đi trồng sung rồi cứ vậy mà ngồi chờ sung rụng".
Hạ tầng dịch vụ của vận tải đường sắt và đường thủy hiện rất yếu, hệ thống bốc xếp lạc hậu, bến bãi kho chứa xuống cấp, không đáp ứng được nhu cầu. Hơn nữa, hệ thống các đường nhánh kết nối từ cảng sông, biển đến nhà ga, trung tâm hàng hóa còn rất yếu. Trong khi đó, thị trường vận tải hiện cắt khúc quá nhiều, không có tính liên kết.
Ông Đinh La Thăng khẳng định, ngành GTVT sẽ kiên định thực hiện kiểm soát tải trọng xe, đảm bảo đưa giá cước, đưa môi trường kinh doanh về đúng vị trí, giá cước phải theo đúng giá thị trường. Bộ trưởng
Bộ GTVT giao Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông phải làm việc với ngành đường sắt, chấn chỉnh bất cập, nâng cao năng lực vận chuyển; Thứ trưởng Trương Tấn Viên làm việc với vận tải thủy; Thứ trưởng Nguyễn Văn Công làm việc với vận tải hàng hải để khắc phục tồn tại, đưa giải pháp hữu hiệu nâng thị phần vận chuyển của loại hình vận tải này.
Thứ trưởng Lê Đình Thọ chịu trách nhiệm đánh giá lại vấn đề kết nối trong vận tải, đồng thời rà soát lại các văn bản quy định việc vận chuyển bằng container không được quá 300km. Đặc biệt, trong thời gian trước mắt ưu tiên vận chuyển mặt hàng nông sản, nhất là hàng tươi sống, nguyên liệu phục vụ sản xuất nông nghiệp để hỗ trợ nông nghiệp, nông dân.
Theo ANTD
Tàu du lịch bốc cháy trên vịnh Hạ Long Tàu du lịch giường nằm chở theo 17 hành khách, trong đó có 15 khách nước ngoài, đã bất ngờ bốc cháy trên vịnh Hạ Long. Công tác cứu hộ được triển khai kịp thời, không có thiệt hại về người và tài sản của du khách. Vào khoảng 10h30 sáng nay, ngày 10/4, khi đang lưu thông trên vùng biển gần hòn...