Khách mua dâm sẽ bị phạt cao gấp 3 lần bán dâm
Theo Nghị định Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội, phòng chống tệ nạn xã hội; phòng chống cháy và chữa cháy; phòng chống bạo lực gia đình, từ ngày mai (28/12), từ ngày mai (28/12), người có hành vi mua dâm sẽ bị phạt tiền từ 500.000 – 1 triệu đồng, cao gấp 3 lần bán dâm….
Cụ thể, Nghị định quy định, người có hành vi mua dâm sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng, thậm chí đến 5.000.000 đồng trong trường hợp mua dâm nhiều người cùng một lúc.
Trong khi đó, người có hành vi bán dâm sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng và phạt đến 500.000 đồng trong trường hợp bán dâm cho nhiều người cùng một lúc.
Lăng mạ người thi hành công vụ bị phạt tới 3 triệu đồng
Theo Điều 20 quy định hành vi cản trở, chống lại việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ hoặc đưa hối lộ người thi hành công vụ nêu rõ: Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi môi giới, tiếp tay, chỉ dẫn cho cá nhân, tổ chức vi phạm trốn tránh việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ.
Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: Cản trở hoặc không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ; Có lời nói, hành động đe dọa, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người thi hành công vụ; Xúi giục, lôi kéo hoặc kích động người khác không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ.
Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi: Dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực để chống người thi hành công vụ; Gây thiệt hại về tài sản, phương tiện của cơ quan nhà nước, của người thi hành công vụ; Đưa tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác cho người thi hành công vụ để trốn tránh việc xử lý vi phạm hành chính.
Từ ngày mai (28/12), khách mua dâm sẽ bị phạt cao gấp 3 lần bán dâm.
Chồng chửi vợ bị phạt 1 triệu đồng
Để phòng, chống bạo lực gia đình, Nghị định quy định xử phạt đối với hành vi hành hạ, ngược đãi thành viên gia đình. Theo đó, vợ chửi chồng hoặc chồng chửi vợ sẽ bị phạt tiền đến 1.000.000 đồng. Cụ thể, Điều 51 của Nghị định quy đình phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người có hành vi lăng mạ, chì chiết, xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình.
Những người đối xử tồi tệ với thành viên gia đình như: bắt nhịn ăn, nhịn uống, bắt chịu rét, mặc rách, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân; bỏ mặc không chăm sóc thành viên gia đình là người già, yếu, tàn tật, phụ nữ có thai, phụ nữ nuôi con nhỏ… sẽ bị phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
Video đang HOT
Điều 52 của Nghị định 167 quy định phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với người có những hành vi: Cấm thành viên gia đình ra khỏi nhà, ngăn cản thành viên gia đình gặp gỡ người thân, bạn bè hoặc có các mối quan hệ xã hội hợp pháp, lành mạnh nhằm mục đích cô lập, gây áp lực thường xuyên về tâm lý đối với thành viên đó; không cho thành viên gia đình thực hiện quyền làm việc; không cho thành viên gia đình tham gia các hoạt động xã hội hợp pháp, lành mạnh…
Ngoài hình thức phạt tiền, những người có hành vi bạo lực gia đình còn bị buộc công khai xin lỗi khi nạn nhân có yêu cầu.
Tiểu tiện ở đường phố phạt tới 300.000 đồng
Đối với các vi phạm hành chính về an ninh, trật tự, an toàn xã hội, Nghị định có những điểm đáng chú ý như: phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000-300.000 đồng đối với người có hành vi gây tiếng động lớn, làm ồn ào, huyên náo tại khu dân cư, nơi công cộng trong khoảng thời gian từ 22h ngày hôm trước đến 6h sáng ngày hôm sau.
Phạt tiền từ 300.000-500.000 đồng đối với hành vi dùng loa phóng thanh, chiêng, trống, còi, kèn hoặc các phương tiện khác để cổ động ở nơi công cộng mà không được phép của các cơ quan có thẩm quyền.
Người có hành vi tiểu tiện, đại tiện ở đường phố, trên các lối đi chung ở khu công cộng và khu dân cư; để gia súc, gia cầm hoặc các loại động vật nuôi phóng uế ở nơi công cộng sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000-300.000 đồng.
Ngoài những điểm trên, Nghị định 167 còn quy định phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000-200.000 đồng đối với người không xuất trình chứng minh nhân dân khi có yêu cầu kiểm tra của người có thẩm quyền.
Đối với vi phạm quy định về quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, pháo và đồ chơi nguy hiểm bị cấm, Nghị định 167 quy định mực phạt tiền từ 500.000-1 triệu đồng đối với người cho trẻ em sử dụng các loại đồ chơi nguy hiểm bị cấm. Phạt tiền từ 1-2 triệu đồng đối với người sử dụng các loại pháo mà không được phép.
Nghị định này có hiệu lực từ ngày mai (28/12).
Tùng Nguyễn
Theo_VnMedia
Bỏ ghi tên cha, mẹ trên chứng minh nhân dân từ 2/11
Nhiều chính sách, quy định mới sẽ có hiệu lực thi hành từ đầu tháng 11/2013, trong đó có quy định bỏ ghi tên cha, mẹ trên chứng minh thư.
Bỏ ghi tên cha, mẹ trên chứng minh nhân dân, tự ý cơi nới chung cư bị phạt đến 60 triệu đồng; quy định về tạm nhập, chuyển nhượng xe ngoại giao; tăng mức phạt trong lĩnh vực chứng khoán, giá cả, phí, lệ phí... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 11/2013.
Theo Nghị định 106/2013 của Chính phủ về chứng minh nhân dân thì kể từ ngày 2/11/2013, khi cấp mới, cấp lại chứng minh nhân dân sẽ bỏ cụm từ "họ và tên cha", "họ và tên mẹ" tại mặt sau của chứng minh nhân dân.
Nghị định 106 cũng yêu cầu rút ngắn thời gian cấp mới, đổi, cấp lại chứng minh nhân dân. Cụ thể, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ và làm xong thủ tục theo quy định, cơ quan công an phải làm xong chứng minh nhân dân cho công dân trong thời gian sớm nhất, thời gian giải quyết tại thành phố, thị xã là không quá 7 ngày làm việc đối với trường hợp cấp mới, cấp đổi, 15 ngày làm việc đối với trường hợp cấp lại.
Theo Nghị định 106/2013 của Chính phủ về chứng minh nhân dân thì kể từ ngày 2/11/2013, khi cấp mới, cấp lại chứng minh nhân dân sẽ bỏ cụm từ "họ và tên cha", "họ và tên mẹ" tại mặt sau của chứng minh nhân dân
Tại các huyện miền núi vùng cao, biên giới, hải đảo, thời gian giải quyết việc cấp đối với tất cả các trường hợp là không quá 20 ngày làm việc; các khu vực còn lại thời gian giải quyết việc cấp là không quá 15 ngày làm việc đối với tất cả các trường hợp.
Các chứng minh thư được cấp trước đây hiện vẫn có giá trị sử dụng theo thời hạn được ghi trên chứng minh nhân dân của người đó.
Theo Nghị định 109/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn có hiệu lực thi hành từ 9/11/2013, mức phạt tiền tối đa đối với cá nhân thực hiện hành vi vi phạm trong lĩnh vực quản lý giá là 150 triệu đồng; trong lĩnh vực quản lý phí, lệ phí, hóa đơn là 50 triệu đồng. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa đơn là 1 năm; trong lĩnh vực giá, phí, lệ phí là 2 năm.
Đáng chú ý, cá nhân, tổ chức sẽ bị phạt tiền từ 10 -15 triệu đồng đối với hành vi bịa đặt, loan tin, đưa tin không đúng sự thật về tình hình thị trường, giá cả hàng hóa, dịch vụ gây tâm lý hoang mang trong xã hội và bất ổn thị trường.
Mức phạt từ 20 - 50 triệu đồng sẽ áp dụng đối với hành vi cho, bán hóa đơn đã mua nhưng chưa lập. Mức phạt này cũng được áp dụng đối với hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp và hành vi sử dụng bất hợp pháp hóa đơn.
Đối với lĩnh vực chứng khoán, với việc Nghị định 108/2013 có hiệu lực từ 15/11 tới, thay vì chỉ phạt tối đa đến 500 triệu đồng, mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với tổ chức vi phạm tăng lên 2 tỷ đồng và đối với cá nhân vi phạm là 1 tỷ đồng.
Các hành vi gian lận hoặc tạo dựng, công bố thông tin sai sự thật nhằm lôi kéo, xúi giục việc mua, bán chứng khoán thì sẽ bị phạt tiền từ 1,2 - 1,4 tỷ đồng. Quy định cũng áp dụng mức phạt tiền từ 1-1,2 tỷ đồng đối với hành vi giao dịch thao túng thị trường chứng khoán. Đối với hành vi lập, xác nhận hồ sơ giả mạo để niêm yết chứng khoán hoặc đăng ký giao dịch chứng khoán sẽ bị phạt tiền từ 1,8 - 2 tỷ đồng.
Một chính quan trọng khác của Chính phủ, có hiệu lực từ 30/11 đó là Nghị định 121/2013 của quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở...sẽ bị phạt tiền từ 10-20 triệu đồng.
Ngoài cá nhân, tổ chức sẽ bị phạt tiền từ 50 - 60 triệu đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định về quản lý sử dụng nhà chung cư như: kinh doanh nhà hàng, karaoke, vũ trường; sửa chữa xe máy; kinh doanh gia súc, gia cầm; hoạt động giết mổ gia súc; kinh doanh gas hoặc các vật liệu nổ, dễ cháy.
Tự ý cơi nới, chiếm dụng diện tích...cải tạo, tháo dỡ kết cấu nhà chung cư cũ bị phạt tiền từ 50-60 triệu.
Đáng chú ý, hành vi tự ý cơi nới, chiếm dụng diện tích, không gian hoặc làm hư hỏng tài sản thuộc phần sở hữu chung hoặc phần sử dụng chung dưới mọi hình thức; đục phá, cải tạo, tháo dỡ kết cấu của phần sở hữu chung, phần sở hữu riêng của nhà chung cư cũng bị phạt tiền từ 50 - 60 triệu đồng.
Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính về năng lượng nguyên tử, có hiệu lực từ 15/11 cũng áp dụng mức phạt tiền tối đa đối với cá nhân vi phạm là 1 tỷ đồng, đối với tổ chức là 2 tỷ đồng.
Đáng chú ý, đối với hành vi nhập khẩu chất thải phóng xạ thì sẽ bị phạt tiền từ 150 - 300 triệu đồng. Mức phạt tiền tối đa từ 500 triệu -1 tỷ đồng được áp dụng đối với 2 hành vi: để xảy ra sự cố hạt nhân trong trường hợp hành vi vi phạm chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; và chiếm đoạt, phá hoại, chuyển giao, sử dụng bất hợp pháp vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân.
Theo Thông tư số 30/2013 của Bộ Y tế có hiệu lực từ ngày 20/11/2013, danh mục sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi thuộc hàng hóa thực hiện bình ổn giá gồm: sản phẩm dinh dưỡng công thức cho trẻ đến 36 tháng tuổi theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ Y tế ban hành.
Ngoài ra, các loại sữa và các sản phẩm dinh dưỡng có chứa sữa động vật dưới dạng bột hoặc dạng lỏng có công bố sử dụng cho trẻ em dưới 6 tuổi nhưng không theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia cũng thuộc danh mục hàng hoá thực hiện bình ổn giá.
Một số quy định mới về việc tạm nhập khẩu, chuyển nhượng xe ô tô ngoại giao cũng sẽ có hiệu lực từ 1/11.
Theo đó, sở tại Việt Nam được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập thì được tạm nhập khẩu miễn thuế 3 xe ô tô nếu cơ quan 5 người trở xuống, trường hợp cơ quan có thêm 3 người thì được nhập khẩu thêm 1 chiếc, sau khi được Bộ Ngoại giao cấp sổ định mức xe ô tô, xe gắn máy miễn thuế. Viên chức ngoại giao thuộc cơ quan đại diện ngoại giao, viên chức lãnh sự thuộc cơ quan lãnh sự, viên chức thuộc cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế có trụ sở tại Việt Nam được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập được tạm nhập khẩu miễn thuế 1 xe ô tô.
Riêng người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao được tạm nhập khẩu miễn thuế 2 xe ô tô nếu thỏa mãn điều kiện có thời gian công tác tại cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế có trụ sở tại Việt Nam được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ tối thiểu từ 18 tháng trở lên kể từ ngày đối tượng được Bộ Ngoại giao cấp chứng minh thư và còn thời gian công tác tại Việt Nam tối thiểu từ 12 tháng trở lên. Quyết định cũng quy định cụ thể các trường hợp được tạm nhập khẩu miễn thuế xe ô tô, xe gắn máy để bổ sung đủ định lượng.
Một số các quy định về cấp giấy phép lao động nước ngoài, quy định về giao xe vi phạm hành chính cho đối tượng vi phạm, hỗ trợ chi phí cho trẻ em bị tim bẩm sinh, mức trần thù lao luật sư trong vụ án hình sự, xử phạt vi phạm về hôn nhân, thú y, khai thác thuỷ sản...cũng sẽ có hiệu lực bắt đầu từ tháng 11 này.
Theo Thanh niên
Tự ý ngắt hoa sẽ bị phạt đến 1 triệu đồng Đó là một trong những quy định tại Nghị định 121 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, kinh doanh bất động sản... Nghị định sẽ có hiệu lực từ ngày 30/11 (Ảnh minh họa) Từ 30/11, Nghị định sẽ có hiệu lực. Theo đó, Nghị định quy định đối với hành vi tự ý...