Tái mở cửa trường học: Cơ hội đổi mới GD Malaysia
Từ ngày 5/4, hơn 5 triệu học sinh phổ thông tại Malaysia đã đi học trở lại sau thời gian dài nghỉ vì làn sóng Covid-19 thứ ba.
Học sinh Malaysia đo thân nhiệt trong ngày đi học lại.
Khi trường học tái mở cửa, các chuyên gia giáo dục cho rằng, ngành giáo dục phải kịp thời cải tiến chương trình giảng dạy.
Video đang HOT
Datin Rahim, Chủ tịch Nhóm phụ huynh hành động vì giáo dục (PAGE) khẳng định lợi ích của học truyền thống vượt xa những rủi ro do Covid-19 đem lại.
Trong thời gian học online, trẻ em phải đối mặt với nhiều khó khăn như chất lượng đào tạo sụt giảm, không có Internet, thiết bị công nghệ, sức khỏe tinh thần bị tác động xấu.
Bà Rahim cho biết: “Việc học trực tuyến là chưa hiệu quả. Ngành giáo dục phải tiến lên phía trước, đồng thời thu hẹp khoảng cách học tập giữa học sinh do ảnh hưởng của một năm Covid-19.
Chúng ta nên loại bỏ những môn học thứ yếu, tinh giản nội dung đào tạo. Nếu không sớm thay đổi, Malaysia có thể tụt lại trong các bảng xếp hạng giáo dục quốc tế như TIMSS, PISA”.
Đồng tình với quan điểm của Rahim, Tổng Thư ký của Hiệp hội Giảng dạy quốc gia (NUTP) cho biết, 93% trong số hơn 10.000 giáo viên Malaysia đánh giá dạy và học trực tiếp là phương pháp đào tạo tốt nhất. Năm 2020, nhiều trẻ em tại quốc gia này bỏ lỡ lượng lớn kiến thức. Từ đó, cho thấy mặt trái của học trực tuyến.
Tái mở cửa trường học là cơ hội để giáo viên trang bị lại kiến thức hổng cho học sinh. Đồng thời, đây cũng là thách thức đặt ra cho ngành giáo dục để nâng cao chất lượng đào tạo. Bên cạnh hai nhiệm vụ trên, các trường cần tiếp tục duy trì biện pháp đảm bảo an toàn cho học sinh, giáo viên và nhân viên trường.
Malaysia cấp giấy chứng nhận tiêm chủng thông minh
Theo Bộ trưởng Y tế Malaysia Adham Baba, quốc gia Đông Nam Á sẽ cấp giấy chứng nhận tiêm chủng COVID-19 thông minh cho những người được tiêm chủng.
Một nhân viên y tế được tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Kuala Lumpur, Malaysia ngày 3/3/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Malaysia, phát biểu tại cuộc họp báo ngày 3/3, người đứng đầu ngành y tế Malaysia cho biết giấy chứng nhận dự kiến sẽ được cấp trong một tháng tới. Hiện giới chức nước này đang thảo luận với Tổ chức Y tế thế giới (WHO) về các vấn đề liên quan nhằm đảm bảo giấy chứng nhận nói trên đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế.
Malaysia bắt đầu bắt đầu triển khai chương trình tiêm chủng phòng COVID-19 giai đoạn 1 từ ngày 24/2 với đối tượng ưu tiên là những người làm việc tại tuyến đầu phòng chống dịch bệnh. Theo Bộ trưởng Baba, hiện chỉ các bệnh viện công mới cung cấp vaccine COVID-19. Chính phủ đang xem xét cung cấp vaccine cho các bệnh viện tư nhân để có thể bắt đầu vào giai đoạn 2 của chương trình, dự kiến bắt đầu vào tháng 4 tới.
Liên quan tới tình hình dịch COVID-19, ngày 3/3, Malaysia ghi nhận 1.745 ca nhiễm bệnh mới, bao gồm 2 ca nhập cảnh và 1.743 ca lây nhiễm trong cộng đồng, nâng tổng số ca dương tính với SARS-CoV-2 tại nước này hiện lên 305.880 ca. Số ca tử vong do COVID-19 tại nước này hiện đã lên tới 1.148 người.
Malaysia nêu giải pháp cho khủng hoảng Myanmar Ngoại trưởng Malaysia cho rằng thiết lập cơ chế ba bên giữa Myanmar với ASEAN và cường quốc ngoài khu vực là một trong ba cách giải quyết khủng hoảng. "Chúng tôi kêu gọi Myanmar cân nhắc trở lại bàn đàm phán để tìm lời giải cho cuộc khủng hoảng chính trị và tránh leo thang căng thẳng, có nguy cơ mời gọi...