Tái mặt nghe mẹ chồng tuyên bố “có lòng không bằng có tiền”, nhưng tình huống bất ngờ xảy ra ngay sau đó lại giúp cô “nâng tầm” trong mắt bà
“Vừa bước tới cửa phòng, em đã nghe tiếng mẹ chồng kể chuyện cùng mấy bệnh nhân khác cùng phòng. Thấy nhắc tới tên mình nên em dừng chân lại đứng xem sao…”, nàng dâu chia sẻ.
Không cần phải tả nhiều, chỉ nghe thấy 2 từ “làm dâu” là chị em phụ nữ đều có thể hiểu hết được áp lực cũng như những vất vả của nó. Sống sao cho vừa lòng mẹ chồng, để hòa thuận với các thành viên trong gia đình nhà chồng mãi là câu hỏi lớn khiến bất cứ cô gái nào bước chân vào cuộc sống hôn nhân đều băn khoăn, trăn trở. Thậm chí có những khi không phải cứ sống tận tâm hết lòng mà đã được bố mẹ chồng hiểu thấu, giống như tâm sự của nàng dâu dưới đây chẳng hạn.
Câu chuyện của cô như sau: ” Vợ chồng em tuy là út nhưng lại phải gánh trọng trách của con trưởng tại vì anh cả của chồng em lấy vợ, lập nghiệp trong miền Nam. Họ làm ăn phát đạt, một năm chỉ về quê một hai lần nhưng lần nào về là cũng rầm rộ không chỉ mua sắm đồ đạc, biếu bố mẹ tiền mà còn quà cáp biếu cả họ nên mẹ chồng em quý lắm. Đi đâu bà cũng khen nức nở vợ chồng con trưởng giỏi giang, dâu cũng hiếu thảo, đầu tư chăm lo cho nhà nội không tiếc thứ gì.
Bài chia sẻ của nàng dâu
Nói chung trong câu chuyện bà kể, tên em thường chẳng bao giờ xuất hiện. Có lần hàng xóm sang chơi, trước mặt bà họ khen em tháo vát, chịu khó vun vén việc nhà cửa, mẹ chồng em chỉ chép miệng bảo: ‘Mấy cái việc cỏn con ấy không làm được thì làm gì. Giỏi giang phải như chị dâu nó ấy, kiếm tiền nhiều mà việc nhà vẫn chẳng chê vào đâu được’.
Tủi hơn, lúc bà ốm đau bệnh tật, em chính là người vất vả, toàn phải thức đêm thức hôm, cơm bưng nước rót, bê bô đổ rác hàng ngày. Chị dâu ở xa chỉ gọi điện, ngọt ngào hỏi han vài câu rồi chuyển khoản biếu vài triệu vậy là mẹ chồng em lại gật gù khen chị ấy tử tế. Còn em, quần quật chăm lo nâng giấc bên cạnh nhưng lại chỉ xem là bổn phận, trách nhiệm đương nhiên phải làm.
Ngay như cuối tuần vừa rồi, bà bị ngã gãy chân phải vào viện nằm bó bột mất 3 ngày. Chồng em chưa đi công tác về nên mình em phải tự xoay xở lo cho bà. Anh trai chị dâu dù đã được thông báo tình hình của mẹ như vậy nhưng họ nói đang bận công việc không thể về ngay, mọi việc nhờ cả em lo. Cũng như mọi lần, chị dâu lại gọi điện nói chuyện động viên mẹ rồi gửi biếu bà 10 triệu tẩm bổ. Bà nghe thế phấn khởi, lại xuýt xoa ca ngợi dâu trưởng với tất cả người bệnh nằm cùng phòng.
Chiều qua, nấu nướng cho bọn trẻ con ăn xong, em mau mải mang cháo vào viện cho mẹ chồng. Không ngờ vừa bước tới cửa phòng, em đã nghe tiếng mẹ chồng kể chuyện cùng mấy bệnh nhân khác cùng phòng, thấy nhắc tới tên mình nên em dừng chân lại đứng ngóng xem sao. Đại khái là một trong số những người trong đó nói rằng mẹ chồng em tốt số, những ngày nằm viện được em chăm lo chu đáo, cẩn thận từng tí.
Video đang HOT
Thế nhưng họ vừa dứt lời, mẹ chồng em liền thở dài chép miệng đáp lại: ‘Ôi giời, chẳng ăn thua đâu các bác ạ. Em chủ yếu nhờ vào vợ chồng thằng con trai trưởng, nhất là vợ nó giỏi giang hiếu nghĩa lắm. Thấy mẹ ốm là gọi về hỏi han, gửi tiền nong lo thuốc thang tẩm bổ cho mẹ. Chứ dâu út chỉ lo được bát cháo với giặt bộ quần áo cho tôi thôi. Nói thật chứ, có lòng cũng chẳng bằng có tiền. Không có trai trưởng, dâu trưởng, tôi chết dở ấy’.
Nghe mẹ chồng nói, em đờ đẫn cảm giác tủi thân tới tràn nước mắt. Thực sự khi ấy em chỉ muốn quay về thẳng chứ không muốn bước vào trong. Song ngay khi ấy, bác bệnh nhân kia lại tiếp lời: ‘Bà nói thế dâu út nhà bà nghe thấy nó lại nghĩ ngợi đó. Tiền đúng là quý nhưng không giải quyết được hết mọi việc đâu. Bà cứ nhìn tôi đây, cũng có 2 đứa con trai, 2 đứa con dâu mà ốm đau phải nằm viện 1 mình đây. Con tôi đứa nào cũng giàu có, mẹ ốm gửi cả đống tiền về nhưng tôi nằm 1 chỗ tiêu sao nổi, tiền bạc ý nghĩa gì. Trong khi nhìn sang bà, ngày đêm có con dâu tận tâm chăm sóc. Tôi thèm có 1 nàng dâu hiếu nghĩa như dâu út của bà mà không được đó’.
Ảnh minh họa
Lúc ấy mẹ chồng em mới cười xòa, nói kiểu vuốt đuôi khen lại em là ngoan ngoãn, quan tâm bố mẹ chồng. Lát sau thấy em bước vào, bà vồn vã, vui vẻ hẳn. Nghĩ lại mới thấy, đúng là em may có người nói hộ tiếng lòng, chứ không còn phải chịu ấm ức”.
Câu chuyện làm dâu của nàng dâu trên nhận được sự đồng cảm của không ít người. Hầu hết ai cũng hiểu cho những áp lực, vất vả của mỗi cô gái khi bước chân đi lấy chồng nên đều thông cảm và động viên cô cứ sống chân thành sẽ có lúc mẹ chồng hiểu thấu vì cuộc đời chẳng phụ một ai.
Đồng thời qua câu chuyện, mong rằng những ai đã, đang và sắp thành mẹ chồng trong tương lai sẽ luôn mở lòng với nàng dâu của mình để mối quan hệ giữa hai người phụ nữ quan trọng nhất trong gia đình luôn được hài hòa, từ đấy cảnh làm dâu không còn là áp lực với mỗi cô gái nữa.
Chồng xẵng giọng yêu cầu "bỏ tư tưởng ấy" khi bàn về ngoại đón Tết, vợ dùng ngay chiêu "gậy ông đập lưng ông"
"Năm nay em nhớ nhà quá nên nghiêm túc bàn với chồng muốn được về ngoại đón Tết 1 năm...", người vợ kể.
Cả năm chăm lo cho nhà chồng, tới ngày Tết hầu như phụ nữ đều mong muốn được về bên ngoại đoàn tụ đón xuân cùng bố mẹ đẻ. Họ không đòi hỏi năm nào cũng được như thế mà chỉ cần thi thoảng được chồng quan tâm, đáp ứng mong mỏi ấy.
Có thể năm nay ăn Tết bên nội thì sang năm về bên ngoại, hoặc hai ba năm 1 lần hoán đổi cũng được. Tuy nhiên không phải người chồng nào cũng đủ tâm lý, sẵn lòng xoa dịu nỗi nhớ nhà đó của vợ. Do đó ngày cuối năm này trên mạng xã hội thường xuyên chia sẻ những chuyện mẫu thuẫn vợ chồng về việc đón Tết ở đâu, nội hay ngoại?
Mới đây một người vợ cũng vì bức xúc với sự gia trưởng, thiếu tâm lý của chồng đã vào group chung than thở câu chuyện nhà mình. Câu chuyện như sau: " Chồng em là trưởng, tính anh lại khá cổ hủ nên sau cưới, dù bố mẹ không bắt ép mà nhất quyết bắt vợ phải sống chung với ông bà.
Trong khi đó, kinh tế hai đứa tuy không thuộc diện quá dư giả nhưng cũng đủ điều kiện để ra ngoài tự lập. Mấy lần em bàn song anh toàn gạt đi. Anh nói rằng anh là con trưởng trong nhà, phải có trách nhiệm chăm lo bố mẹ. Không thể lấy vợ cái là nhảy ra ở riêng. Làm như thế là trái đạo.
Bài chia sẻ của người vợ
Cũng vì mang tư tưởng như thế nên sống cùng bố mẹ chồng nhiều khi em có cảm giác bản thân chỉ như 1 cái bóng trong nhà. Chồng em làm gì cũng để ý tới cảm giác của bố mẹ. Lúc nào anh cũng lo bố mẹ không hài lòng, còn vợ nghĩ thế nào anh mặc kệ. Em mà động than thở là kiểu gì anh cũng gắt gỏng bảo: 'Em lo cho trọn phận làm dâu đi, đừng để người ngoài nhìn vào lại bảo anh không biết dạy vợ'.
Yêu cầu vợ chăm lo hết lòng cho nhà chồng như thế nhưng với nhà vợ thì anh lại hời hợt, chẳng để tâm bao giờ. Nhiều khi bố mẹ vợ ốm, em giục về thăm, anh ấy gắt gỏng bảo mình em về là được, cần gì tới anh phải về theo. Thậm chí em mà nói quá là anh ấy trách ngược rằng chồng bận công việc, em lại cầu kỳ, không biết thông cảm cho chồng.
Những ngày cuối năm như thế này nghĩ tới chồng em càng buồn hơn. Bọn em lấy nhau được 4 năm mà chưa bao giờ em được về ngoại đón Tết. Bố mẹ chồng em không quá khắt khe yêu cầu con dâu nhất định năm nào cũng phải ăn Tết nhà nội nhưng chồng em bảo thủ, anh nói nhà có con trai, Tết nhất lại dẫn vợ con về ngoại thiên hạ nhìn vào sẽ cười, rồi bố mẹ anh buồn.
Nói thật, anh ấy toàn vin mấy lý do ấy chứ vợ chồng anh hàng xóm cạnh nhà em cứ mỗi năm đón Tết 1 nơi, năm nay nội, sang năm ngoại. Chồng em thừa biết, thi thoảng em cũng bảo song ấy lại giở giọng cãi cùn rằng chuyện nhà người ta kệ người ta, chuyện nhà mình biết nhà mình.
Năm nay em nhớ nhà quá nên nghiêm túc bàn với chồng muốn được về ngoại đón xuân 1 năm. Biết rằng thuyết phục anh không phải là dễ nên ngọt nhạt rào trước, đón sau các kiểu. Thế nhưng sau cùng anh ấy vẫn sẵng giọng bảo vợ: 'Cô bỏ ngay suy nghĩ về ngoại đón Tết đi. Cả năm có 1 cái Tết mà cô lại về ngoại thế hóa ra tôi cưới vợ như không à?'.
Nhìn thái độ của chồng em lúc ấy em thấy khó chịu vô cùng, cảm giác bất công, ức chế khiến em không nhịn nổi nữa nên cũng sẵng giọng lại: '1 năm có 1 cái Tết, anh muốn ở bên cạnh bố mẹ mình, vậy tôi đây 4 cái Tết đều ở bên nhà chồng, thế dễ tôi không thương, không nhớ, không lo cho bố mẹ tôi à. Hay chỉ anh có tình cảm, chỉ anh muốn báo hiếu còn tôi thì không?
Anh nói phụ nữ lấy chồng phải bỏ tư tưởng đòi về ngoại đón Tết, vậy tối qua ai nói chuyện, động viên em gái sắp xếp 1 năm về đón Tết với bố mẹ cho bố mẹ đỡ buồn? Chẳng phải anh sao? Anh biết bố mẹ anh mong con gái, mong cháu ngoại như thế mà không nghĩ bố mẹ vợ anh cũng vậy à?
Ảnh minh họa
Năm nay tôi không nhượng bộ anh nữa, nếu anh không về ngoại với tôi thì 2 mẹ con tôi về. Tốt nhất cứ ai ăn Tết nhà người ấy là công bằng'.
Tức quá rồi, em làm một tràng, không cho chồng chen vào lời nào rồi một mạch đi về phòng. Em nói là sẽ làm, để cho chồng hiểu không thể suốt ngày lấn át vợ mãi được".
Vốn có câu "con giun xéo lắm cũng quằn", mặc dù phụ nữ vốn bao dung và nhẫn nhịn nhưng mọi thứ đều có giới hạn. Khi quá sức chịu đựng thì sự "vùng lên" của họ cũng mạnh mẽ không gì sánh bằng. Yêu thương cho đi cần được đổi lại bằng sự trân trọng, mong rằng các anh chồng đều hiểu cho suy nghĩ, nỗi lòng của vợ để tình cảm gia đình mỗi ngày một gắn kết.
Làm bao nhiêu tiền chồng cũng đùm dúm cho em gái, vợ góp ý không được lẳng lặng làm 1 việc mà đúng 2 tháng sau anh thay đổi hẳn Ai cũng tán thành với cách giải quyết của cô vợ trên. Thực tế có rất nhiều câu chuyện tương tự như thế này. Những vấn đề giữa các mối quan hệ trong hôn nhân, gia đình không phải lúc nào cũng dễ sẻ chia. Có những thứ nghe thì rất nhỏ nhặt nhưng đó lại là nguyên nhân âm ỉ gây rạn...