Tài liệu rò rỉ hé lộ tiền bẩn đi khắp hệ thống ngân hàng toàn cầu
Một số ngân hàng lớn nhất thế giới đã để các băng nhóm tội phạm và lừa đảo di chuyển tiền bẩn khắp thế giới, tài liệu tài chính bị rò rỉ cho biết.
Tài liệu rò rỉ hé lộ tiền bẩn đi khắp hệ thống ngân hàng toàn cầu. Ảnh: BBC
Theo Axios, các tài liệu ngân hàng nêu chi tiết những giao dịch trị giá 2 nghìn tỷ USD đã được chuyển cho Buzzfeed News và chia sẻ với Hội các nhà báo điều tra quốc tế (ICIJ). Sau đó, thông tin này lại được phân phát cho 108 cơ quan báo chí.
Năm ngân hàng lớn là JPMorgan, HSBC, Standard Chartered Bank, Deutsche Bank và Bank of New York Mellon là những ngân hàng được đề cập nhiều nhất trong hàng nghìn trang tài liệu mật của chính phủ Mỹ mang tên FinCEN.
FinCEN gồm hơn 2.500 tài liệu, hầu hết là thông tin được các ngân hàng gửi cho chính quyền Mỹ trong khoảng thời gian từ năm 2000 tới 2017.
Một số tài liệu là bí mật được bảo vệ chặt chẽ của hệ thống ngân hàng quốc tế. Các ngân hàng sử dụng chúng để báo cáo về các hành vi đáng ngờ mà họ không có bằng chứng, theo BBC.
Tài liệu rò rỉ hé lộ các thông tin quan trọng sau:
- Ngân hàng HSBC cho phép những kẻ lừa đảo di chuyển hàng triệu đô la tiền chúng đánh cắp được khắp thế giới dù đã được các nhân viên điều tra Mỹ thông báo đó là lừa đảo.
Video đang HOT
- Ngân hàng JP Morgan cho phép một công ty chuyển hơn 1 tỷ USD thông qua một tài khoản ở London mà không biết ai là chủ sở hữu. Sau này, họ mới phát hiện công ty trên thuộc sở hữu của một tên tội phạm nằm trong danh sách 10 đối tượng bị truy nã của FBI.
- Ngân hàng Trung ương Các tiểu vương quốc Ảrập thống nhất không kịp thời cảnh báo về một doanh nghiệp địa phương giúp Iran trốn trừng phạt.
- Ngân hàng Deutsche Bank chuyển các khoản tiền bẩn của các đối tượng chuyên rửa tiền cho các tổ chức tội phạm, khủng bố và những kẻ buôn lậu ma tuý.
- Ngân hàng Standard Chartered chuyển tiền cho Arab Bank suốt hơn một thập niên sau khi các tài khoản của khách tại một ngân hàng ở Jordan bị dùng để tài trợ cho khủng bố.
Trong những năm gần đây, nhiều vụ rò rỉ lớn liên quan tới thông tin tài chính đã diễn ra như Paradise Papers năm 2017, Panama Papers 2016, Swiss Leaks 2015 và Lux Leaks 2014, song vụ FinCEN hoàn toàn khác vì nó không chỉ là thông tin bị rò rỉ từ một hay hai công ty, mà nó xuất phát từ hàng loạt ngân hàng.
Vụ rò rỉ mới nhất này có thể ảnh hưởng tới an ninh quốc gia Mỹ, đe doạ sự an toàn của các cơ quan và cá nhân đã trình báo cáo.
Nhật ban bố tình trạng khẩn cấp chống COVID-19, dân vẫn tấp nập đi làm
Người dân Tokyo vẫn tất bật đi làm sau khi Nhật Bản ban bố tình trạng khẩn cấp với thành phố này và 6 khu vực khác.
Hình ảnh trên khắp Tokyo tương phản hoàn toàn với những con đường vắng vẻ ở nhiều nơi khác trên thế giới dù các nơi đều đang áp đặt các hạn chế chống dịch.
Giới chức Tokyo khuyến cáo người dân hạn chế ra khỏi nhà, nhưng không đưa ra bất cứ chế tài xử phạt nào.
Thủ tướng Abe Shinzo hôm 7/4 ban bố tình trạng khẩn cấp tại Tokyo, Kanagawa, Saitama, Chiba, Osaka, Hyogo và Fukuoka. Tuy nhiên, theo Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga, tình trạng khẩn cấp sắp được ban bố tại nước này có những khác biệt so với các hạn chế mà Mỹ và nhiều nước châu Âu đang áp dụng. Các phương tiện giao thông công cộng vẫn sẽ hoạt động. Siêu thị, ngân hàng cũng như bệnh viện vẫn sẽ mở cửa.
Người dân Nhật Bản đeo khẩu trang, ngồi trên một tuyến tàu điện ngầm ở Tokyo hôm 7/4. (Ảnh: Reuters)
Risa Tanaka, một nhân viên văn phòng cho biết cố gắng làm việc ở nhà, nhưng phải ra ngoài để giao một số tài liệu.
"Việc ra ngoài để đi làm là điều không thể tránh khỏi. Tôi không biết là tuyên bố khẩn cấp này có đủ không, nhưng điều quan trọng là chúng ta phải giữ khoảng cách với người khác, rửa tay và không lây lan virus bằng cách ho", cô nói từ nhà ga.
Tính tới thời điểm hiện tại, Nhật Bản ghi nhận 4.472 ca mắc COVID-19 và hơn 80 người thiệt mạng. Sự gia tăng ổn định các ca nhiễm mới ở một số khu vực khiến Thủ tướng Abe đi tới quyết định ban bố tình trạng khẩn cấp kéo dài 1 tháng.
Tình trạng khẩn cấp này sẽ trao thêm quyền cho các thống đốc khu vực buộc các doanh nghiệp đóng cửa, nhưng sẽ làm tăng thêm nỗi đau mà virus gây ra cho nền kinh tế thứ 3 thế giới do gián đoạn chuỗi cung ứng và hạn chế đi lại.
Tại thủ đô Tokyo, những nhân viên không được công ty cho phép làm ở nhà vẫn phải đối phó với cảnh chen chúc như thường lệ dù xe lửa và đường phố đã bớt đông đúc hơn.
" Công ty chúng tôi giảm một nửa số nhân viên tới văn phòng, nhưng chúng tôi vẫn phải quay vòng đi làm", Chihiro Kakegawa, nhân viên của tổ chức tài chính gần nhà ga Tokyo cho hay.
Với việc Thống đốc Tokyo Yuriko Koike sẽ công bố ngành nghề kinh doanh sẽ phải đóng cửa vào ngày 10/4 tới đây, nhiều cửa hàng và doanh nghiệp đang tính tới chuyện có nên tiếp tục kinh doanh hay không.
Các cửa hàng bách hóa quán karaoke và các doanh nghiệp không thiết yếu, chẳng hạn như chuỗi cà phê Starbuck nói rằng sẽ đóng cửa trong thời gian này.
Tuy nhiên, Công ty Đường sắt Đông Nhật Bản, đơn vị phục vụ nhu cầu đi lại của người dân Tokyo và các khu vực xung quanh cho biết họ sẽ không thay đổi lịch trình và hoạt động như bình thường.
Một doanh nhân Tokyo nói anh tránh bắt các chuyến tàu đông đúc và luôn đeo khẩu trang, cũng như giữ khoảng cách với những người khác để bảo vệ mình.
Nhưng đó là điều không thể vào giờ cao điểm ở Tokyo dù lệnh tình trạng khẩn cấp đã áp đặt được 1 ngày.
SONG HY
5 ngày được chăm sóc đặc biệt của bệnh nhân Covid-19 Đó là những ngày đáng sợ nhất với ông Raymond Koh, 47 tuổi, người nhiễm Covid-19 nặng đến mức phải đặt ống dẫn khí để hỗ trợ hô hấp. Ông Raymond Koh, giám đốc Công nghệ Thông tin của một ngân hàng ở Singapore phát hiện dương tính với nCoV vào ngày 10/3. Kết quả chụp X-quang cho thấy phổi ông bắt đầu...