Tài liệu rò rỉ hé lộ đề xuất riêng của Tổng thống Putin với ông Trump
Một tài liệu bị rò rỉ của Nga đã hé lộ nội dung đề xuất của Tổng thống Vladimir Putin với người đồng cấp Mỹ Donald Trump trong cuộc gặp thượng đỉnh đầu tiên giữa hai nhà lãnh đạo tại Phần Lan hồi tháng 7.
Tổng thống Trump và Tổng thống Putin gặp nhau tại Helsinki hồi tháng 7 (Ảnh: Reuters)
Trang tin Politico ngày 7/8 dẫn một tài liệu của Nga cho biết trong cuộc gặp tại Helsinki, Phần Lan ngày 16/7, Tổng thống Putin đã đề xuất với Tổng thống Trump nhiều sáng kiến đặc biệt về vấn đề kiểm soát vũ khí, bao gồm việc cấm vũ khí trong không gian. Ông Trump và ông Putin đã có cuộc họp kín kéo dài 2 giờ đồng hồ tại Helsinki và đây là hội nghị thượng đỉnh đầu tiên giữa hai nhà lãnh đạo.
Theo Politico, tài liệu của Nga với tiêu đề “Đối thoại về vấn đề kiểm soát vũ khí” đã đề xuất “gia hạn thêm 5 năm đối với Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược (START) nhằm hạn chế vũ khí hạt nhân”. START mới dự kiến sẽ hết hạn vào năm 2021 nếu tổng thống Nga và Mỹ không muốn gia hạn hiệp ước này thêm 5 năm.
“Tài liệu của Nga đã liệt kê một loạt lĩnh vực mà hai nước có thể hợp tác với nhau để giảm mối nguy hiểm hạt nhân và vực dậy một phần niềm tin đã mất”, Politico cho biết.
Video đang HOT
Politico dẫn nhận định của một người tham gia vào các cuộc đàm phán về kiểm soát vũ khí hạt nhân không chính thức gần đây tại Moscow nói rằng, những chi tiết mới được hé lộ trong tài liệu của Nga là bằng chứng cho thấy Tổng thống Putin “vẫn quan tâm tới việc duy trì mối quan hệ hợp tác truyền thống giữa Nga và Mỹ về vũ khí hạt nhân, bất chấp những vấn đề căng thẳng khác giữa hai bên”.
Từng được đàm phán dưới thời cựu Tổng thống Barack Obama, hiệp ước START mới đã hạn chế số đầu đạn hạt nhân được triển khai của Nga và Mỹ xuống còn 1.550 mỗi bên. Trước đó, hầu hết các chuyên gia không tin rằng quyết định về START mới sẽ được đưa ra bàn thảo tại thượng đỉnh ở Helsinki. Tổng thống Trump từng nói START mới là một trong những thỏa thuận “tồi tệ” của chính quyền Obama và có thể sẽ phải mất thêm một thời gian nữa trước khi ông Trump cảm thấy được thuyết phục về vấn đề này.
Phe Cộng hòa vẫn cho rằng Mỹ không nên gia hạn START mới với Nga trong khi Moscow vi phạm một thỏa thuận kiểm soát vũ khí khác có tên Hiệp ước Vũ khí Hạt nhân Tầm trung (INF), trong đó cấm các tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo phóng từ mặt đất với tầm phóng từ 500-5.500 km. Mỹ nhiều lần cáo buộc Nga vi phạm INF khi phát triển và triển khai một tên lửa bị cấm, dù Moscow bác bỏ cáo buộc này.
Theo Politico, tài liệu của Nga cũng đề cập tới căng thẳng ngày càng tăng tại khu vực Đông Âu và đề xuất cả Washington và Moscow nên “có những biện pháp nhằm ngăn chặn các sự cố khi tiến hành các hoạt động quân sự tại châu Âu, đồng thời tăng cường lòng tin và sự minh bạch trong lĩnh vực quân sự”. Tài liệu của Nga cũng kêu gọi hai bên “khởi động các cuộc hội đàm chuyên môn để nhận diện các loại vũ khí có khả năng gây bất ổn, từ đó xem xét tới cơ chế kiểm soát vũ khí”.
Theo tài liệu của Nga, các cuộc hội đàm về “ổn định chiến lược” nên được dẫn dắt bởi các thứ trưởng ngoại giao, những người có thể thảo luận một số vấn đề gai góc như Syria. Tài liệu này cũng đề xuất đối thoại theo hình thức 2 2 giữa Bộ Ngoại giao và và Bộ Quốc phòng của Nga và Mỹ.
Thành Đạt
Theo Dantri/ TASS
Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Nga ảnh hưởng ra sao tới an ninh thế giới?
Chuyên gia Phần Lan Teija Tiilikainen cho rằng, cuộc gặp Trump-Putin có thể giúp tăng cường an ninh toàn cầu.
TASS ngày 16/7 dẫn lời bà Teija Tiilikainen, Giám đốc Học viện Ngoại giao Phần Lan nhận định, cuộc gặp của Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Mỹ Donald Trump tại Helsinki có thể giúp tăng cường an ninh toàn cầu.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã có mặt ở Helsinki, Phần Lan chuẩn bị cho cuộc gặp với Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: Reuters.
Trả lời phỏng vấn báo Ilta-Sanomat, bà Teija Tiilikainen nói: "Chúng ta đã thấy rằng trong những năm gần đây, quan hệ giữa Nga và Mỹ đang trải qua một cuộc khủng hoảng. Điều quan trọng là họ ngồi lại với nhau bên bàn đàm phán và suy nghĩ lại. Thế giới rõ ràng rất quan tâm đến việc hai bên có thể giải quyết được bất đồng".
Theo chuyên gia Tiilikainen, đối thoại giữa hai nhà lãnh đạo Nga và Mỹ là rất quan trọng bởi mối quan hệ căng thẳng cao độ giữa hai cường quốc này cần phải được cải thiện. Bà Tiilikainen cho rằng, Hội nghị Thượng đỉnh ở Helsinki chính là cơ hội để hai Tổng thống có thể kiểm tra thiện chí giải quyết những khúc mắc còn tồn tại giữa hai bên.
Bà Tiilikainen chỉ ra rằng: "Điều quan trọng đối an ninh của Phần Lan nói riêng và các nước nhỏ khác nói chung là lãnh đạo của các cường quốc có thể duy trì mối quan hệ với nhau. Nếu không, rủi ro sẽ cao hơn.
"Khi phát sinh xung đột và hai bên có lập trường khác biệt mà không có đối thoại hiệu quả thì họ sẽ có ấn tượng tiêu cực về nhau", bà Tiilikainen nhấn mạnh.
Hội nghịThượng đỉnh Nga-Mỹ sẽ diễn ra tại Helsinki, Phần Lan trong ngày hôm nay (16/7). Trước đó, ông Putin và ông Trump đã có cuộc hội đàm lần đầu tiên tại Hội nghị Thượng đỉnh G20 ở Hamburg, Đức hôm 7/7/2017. Tháng 11/2017, hai nhà lãnh đạo này một lần nữa có cuộc trao đổi ngắn gọn bên lề Hội nghị APEC tại Việt Nam và thông qua được một tuyên bố chung về Syria. Ngoài ra, ông Trump và ông Putin cũng có nhiều lần trao đổi qua điện thoại.
Theo Hùng Cường
VOV
Cuộc gặp tại Helsinki và lộ trình thoát "xiềng xích" chính trị Trong vai đạo diễn chính trong mối quan hệ Nga-Mỹ, ông Trump đã co thê từng bước thoát khỏi "xiềng xích" của chính trị trong nước và viêc làm dịu quan hệ với Nga trở thành trọng tâm trong khi ông thử nghiệm không gian di chuyển ngoại giao. Nga muôn tai thiêt Syria như tưng lam vơi châu Âu Tai hop bao...