Tài liệu rò rỉ của Anh: Thêm 85.000 người chết trong mùa đông tới do COVID-19
Chính phủ Anh được cho là đã tính đến một kịch bản “xấu nhất nhưng có thể xảy ra” trong những tháng mùa đông tới: Thêm 85.000 người chết vì COVID-19.
Nhiều nước vùng ôn đới lo sợ những tháng sắp tới là điểm giao thoa giữa đại dịch COVID-19 và dịch cúm mùa – Ảnh: AFP
Tài liệu rò rỉ của Chính phủ Anh vừa được Đài BBC công bố ngày 29-8.
Đây là báo cáo do Nhóm cố vấn khoa học trong tình huống khẩn cấp (SAGE) soạn thảo nhằm giúp Cơ quan Y tế quốc gia Anh (NHS) và chính quyền địa phương lên kế hoạch chuẩn bị cho những tháng mùa đông, ví dụ chuẩn bị năng lực cho dịch vụ mai táng hoặc hỏa thiêu.
Trong kịch bản xấu nhất với 85.000 người chết do COVID-19, trường học ở Vương quốc Anh vẫn tiếp tục mở cửa, trong khi các biện pháp truy vết, cách ly… người bệnh của chính quyền chỉ hiệu quả chừng 40% trong môi trường ngoài cộng đồng.
Video đang HOT
Chỉ trừ việc đóng cửa trường học, báo cáo của SAGE nói đến tháng 11-2020, Anh sẽ phải áp dụng các biện pháp giảm thiểu tiếp xúc ngoài phạm vi gia đình xuống mức 50% so với trước tháng 3-2020, và kéo dài đến tháng 3-2021.
Sau khi điều chỉnh để loại trừ số người chết vì nguyên nhân khác, mô hình của SAGE dự báo 81.000 người ở Anh và Xứ Wales sẽ chết vì COVID-19, thêm 2.600 ở Scotland và 1.900 ở Bắc Ireland.
Ngoài ra, mô hình trên cũng ước tính khoảng 2,4% bệnh nhân COVID-19 cần nhập viện, và 23,3% số bệnh nhân đó sẽ chết. Tỉ lệ tử vong dao động ở khoảng 0,7%.
SAGE lưu ý đây là “kịch bản, không phải dự báo”, do thực tế có thể rất khác so với mọi mô hình, kịch bản xấu này chỉ nhằm mục đích giúp Chính phủ Anh lên kế hoạch dự phòng trước.
Đài BBC dẫn ý kiến chuyên gia nói cách tính toán này không ổn chút nào. Chẳng hạn giáo sư Carl Heneghan, Đại học Oxford, cho rằng mọi thứ chỉ xảy ra “nếu chúng ta không rút ra được chút kinh nghiệm nào từ làn sóng dịch thứ nhất”.
Dù sao thì mùa đông không chỉ là nỗi lo riêng của nước Anh. Hầu hết các nước ôn đới ở châu Âu, châu Mỹ… đều lo khả năng “dịch chồng dịch” khi COVID-19 hoành hành đúng vào khoảng thời gian cúm mùa trở nên phổ biến.
Trong cuộc họp báo mùa hè thường niên ngày 28-8, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã cảnh báo trước: “Vài thứ sẽ trở nên khó khăn hơn trong những tháng sắp tới so với mùa hè. Chúng ta đã được tận hưởng tự do và sự bảo vệ nhất định trước aerosol trong mùa hè nhờ cuộc sống ngoài trời.
Trong những tháng tới, điều quan trọng là phải giữ tỉ lệ lây nhiễm thấp khi chúng ta trở lại môi trường trong nhà – nơi làm việc, trường học, nhà ở”.
Anh có thể xóa sổ xe tăng chiến đấu chủ lực
Giới chức quốc phòng Anh đang xem xét loại bỏ hơn 200 xe tăng chủ lực Challenger 2 để đầu tư vào các đơn vị tác chiến hiện đại khác.
"Toàn bộ 227 xe tăng Challenger 2 già cỗi của Anh có thể bị loại bỏ trong quá trình đánh giá về chính sách đối ngoại và quốc phòng đang được chính phủ tiến hành", tờ Times ngày 25/8 dẫn nguồn tin chính phủ Anh cho hay.
Đề xuất này được đưa ra trong bối cảnh Anh được cho là đang muốn từ bỏ các đơn vị thiết giáp hạng nặng để chuyển sang đầu tư cho tác chiến trên không và không gian mạng. Một số chuyên gia cho rằng các trận chiến của thế kỷ 21 dự kiến diễn ra tại khu vực đô thị, nơi vai trò của công nghệ cùng tác chiến trên không gian và chiến tranh thông tin được tăng cường.
"Chúng ta biết phải thực hiện một số quyết định táo bạo để bảo vệ hợp lý an ninh của Anh và tái cân bằng lợi ích quốc phòng để đối phó với các mối đe dọa mới", nguồn tin chính phủ Anh cho biết.
Tăng chủ lực Challenger 2 khai hỏa trong diễn tập bắn đạn thật tại Grafenwhr, Đức, tháng 7/2013. Ảnh: BQP Anh.
Năm 2019, Penny Mordaunt, khi đó là bộ trưởng quốc phòng Anh, tuyên bố xe tăng chiến đấu chủ lực Anh "đã lỗi thời" trong chiến tranh thời đại mới. "Challenger 2 được biên chế mà không trải qua lần nâng cấp lớn nào kể từ năm 1998. Trong khi đó, Mỹ, Đức và Đan Mạch triển khai hai đợt nâng cấp lớn, Nga cho ra mắt 5 biến thể mới và mẫu thứ 6 đang chờ ra mắt", Mordaunt nói.
"Thiết giáp Warrior thậm chí còn lỗi thời hơn và nhiều hơn 20 tuổi so với khí tài tương tự được các đồng minh chủ chốt của chúng ta sử dụng", Mordaunt cho biết.
Anh sở hữu ít xe tăng hơn Argentina với 231 chiếc, Đức với 236 chiếc và Uganda với 239 chiếc của Uganda. Nga, Mỹ và Trung Quốc là ba quốc gia sở hữu nhiều xe tăng nhất với số lượng lần lượt là 12.950, 6.333 và 5.800 chiếc.
Tăng chiến đấu chủ lực Challenger 2 được Anh phát triển từ cuối những năm 1980, được trang bị pháo chính 120 mm, súng máy đồng trục và súng máy 7,62 mm trên tháp pháo. Chiếc Challenger 2 đầu tiên được giao cho quân đội Anh vào thắng 7/1994 nhưng không vượt bài kiểm tra nghiệm thu. Sau khi được cải tiến, Challenger 2 được biên chế cho quân đội Anh 4 năm sau đó.
Phạt "300 triệu đồng" đối với việc tụ tập đông người ở Anh thời Covid-19 Để đối phó hiệu quả hơn với Covid-19, cảnh sát England (trong Liên hiệp Anh) được thêm quyền phạt những người tổ chức tụ tập đông từ 30 người trở lên. Nhằm giảm nguy cơ lây nhiễm Covid-19 trong cộng đồng, cảnh sát khu vực England của Anh đã được trao thêm quyền phạt những người tổ chức các hoạt động tụ tập...