Tài liệu giải mật tiết lộ lý do Mỹ không thể coi Nga là ‘đồng minh’
Theo biên bản một cuộc họp diễn ra vào năm 1992 vừa được giải mật, các vấn đề chưa được giải quyết khiến Washington không coi Moskva là ‘đồng minh’.
Tổng thống Nga Boris Yeltsin (trái) và Tổng thống Mỹ George Bush trong cuộc họp báo ở Trại David ngày 1/2/1992. Ảnh tư liệu: AP
Đài RT ngày 2/2 dẫn một tài liệu mới được giải mật cho biết trong cuộc gặp của tổng thống hai nước Mỹ và Nga vào năm 1992, Mỹ đã từ chối đề xuất của Nga về việc mô tả cặp đôi này là “đồng minh”.
Tổng thống Mỹ khi đó, ông George H.W. Bush giải thích với người đồng cấp phía Nga Boris Yeltsin lý do tại sao ông miễn cưỡng sử dụng cụm từ này, khẳng định rằng không phải mọi vấn đề giữa hai nước đều đã được giải quyết.
Đài RT cho biết thêm vào ngày 30/1, Cơ quan Lưu trữ An ninh Quốc gia Mỹ đã công bố hàng loạt biên bản giải mật về một số cuộc gặp giữa tổng thống hai nước Mỹ và Nga với ba thập kỷ trước.
Sau sự sụp đổ của Liên Xô vào cuối tháng 12/1991, giới lãnh đạo mới của Nga có nhiều hy vọng rằng các đối thủ truyền kiếp trước đây có thể trở thành đồng minh.
Video đang HOT
Một cuộc trò chuyện như vậy diễn ra vào ngày 1/2/1992 tại nơi nghỉ dưỡng của Tổng thống Mỹ ở Trại David thuộc bang Maryland, trong chuyến thăm Mỹ cấp nhà nước đầu tiên của nhà lãnh đạo Nga khi đó, ông Boris Yeltsin
Tài liệu giải mật cho thấy gần cuối cuộc gặp, Tổng thống Nga hỏi người đồng cấp phía Mỹ rằng: “Chúng ta có còn là đối thủ hay không?”
“Không, chúng ta không phải,” ông George H.W. Bush trả lời, đồng thời cho biết thêm rằng một tuyên bố đã được chuẩn bị để đưa “chúng ta ra khỏi kỷ nguyên cũ”. Sau đó, ông George H.W. Bush đề nghị nguyên thủ quốc gia Nga xem qua thông điệp.
Xem xong, ông Yeltsin nhận xét: “Ông không có gì ở đây để nói rằng chúng ta không còn là đối thủ nữa và đang tiến tới việc trở thành đồng minh”
“Nó nói lên tình bạn”, Ngoại trưởng Mỹ khi đó, ông James A. Baker nói xen vào.
Tuy nhiên, ông Yeltsin nhấn mạnh rằng tài liệu nên nêu rõ là Mỹ và Nga “đang chuyển từ giai đoạn đối thủ sang đồng minh”.
Theo ông Yeltsin, cách diễn đạt như vậy sẽ rót “chất lượng mới” vào thông điệp. Tuy nhiên, ông Bush cho rằng Washington “sử dụng ngôn ngữ chuyển tiếp này bởi vì chúng tôi không muốn hành động như thể mọi vấn đề của chúng ta đã được giải quyết”.
Ngoài ra, trong cuộc gặp, nhà lãnh đạo Nga cũng đưa ra một số đề xuất cắt giảm vũ khí hạt nhân táo bạo nhưng ông Bush không chấp nhận, với việc Tổng thống Mỹ từ chối loại bỏ các tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm vốn là cốt lõi của bộ ba chiến lược của Mỹ.
Ý tưởng của ông Yeltsin về việc tạo ra một hệ thống phòng thủ tên lửa chung toàn cầu cũng không được người Mỹ đón nhận nhiệt tình.
Bất chấp sự khác biệt về quan điểm, cả hai nhà lãnh đạo đều mô tả cuộc họp là vô cùng tích cực vào thời điểm đó.
Bình luận của ứng cử viên Tổng thống Séc bị chỉ trích
Ứng cử viên tổng thống Séc Andrej Babis đã gây ra phản ứng mạnh mẽ từ các nước Baltic và Ba Lan khi để ngỏ về khả năng hỗ trợ của Séc đối với các đồng minh NATO trong một cuộc tranh luận trên truyền hình trước vòng 2 của cuộc bầu cử tổng thống ở Séc.
Ứng cử viên tổng thống Séc Andrej Babis. Ảnh: AFP
Trong cuộc tranh luận, khi được hỏi liệu Séc có gửi binh sĩ tham gia một cuộc xung đột trong trường hợp Ba Lan hoặc các nước vùng Baltic bị tấn công hay không, ứng cử viên tổng thống và cựu Thủ tướng Séc Babis nói: "Dĩ nhiên là không. Tôi nghĩ chúng ta cần nói về hòa bình".
Tuyên bố trên của ông Babis đã vấp phải chỉ trích từ các nước vùng Baltic và quốc gia láng giềng Ba Lan. Ngoại trưởng Estonia Urmas Reinsalu gọi đây là "ví dụ tồi tệ nhất về việc vận động tranh cử chính trị trong nước liên quan đến các vấn đề an ninh", trong khi người đồng cấp Latvia, ông Edgars Rinkvis, cho rằng tuyên bố này là "vô trách nhiệm".
"Nếu tự do, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Séc bị thách thức bởi một thế lực bên ngoài, người Litva sẽ kề vai sát cánh với người dân Séc", Ngoại trưởng Litva Gabrielius Landsbergis phát biểu.
Trong khi đó, một số chính trị gia ở Ba Lan cũng bày tỏ sự không hài lòng. "Chúng tôi hy vọng đó chỉ là vấn đề cảm xúc chính trị trong cuộc tranh luận vì các đối tác Séc của chúng tôi trong thời gian gần đây đã chứng minh rằng họ trung thành với các cam kết của mình với tư cách là đồng minh NATO", phát ngôn viên chính phủ Ba Lan Piotr Mller nói.
Về phần mình, Bộ trưởng Ngoại giao Zbigniew Rau gọi tuyên bố của ông Babis là "đáng tiếc".
Tại Séc, bình luận trên cũng bị chỉ trích, trong đó có cả từ Bộ trưởng Ngoại giao Jan Lipavský. "Ông Babis, với tuyên bố của mình trong cuộc tranh luận trên truyền hình, đã gây tổn hại cho Séc ở nước ngoài. Với tư cách thành viên NATO và liên minh với các quốc gia khác, chúng tôi là một phần của tổ chức quân sự mạnh nhất trên thế giới. Đặt câu hỏi về các cam kết liên minh này đe dọa an ninh của chúng tôi", ông Lipavský tuyên bố.
Cuộc bầu cử Tổng thống Séc vòng hai diễn ra trong 2 ngày 27-28/1 với sự cạnh tranh giữa hai ứng cử viên là ông Babis và ông Petr Pavel, cựu lãnh đạo ủy ban quân sự NATO. Theo cuộc thăm dò mới nhất của cơ quan STEM, ông Pavel sẽ giành chiến thắng với 57,7% phiếu bầu. Khảo sát của POLITICO.eu cũng cho kết quả gần như tương tự khi ông Babis dự kiến sẽ chỉ giành được 42% phiếu bầu.
Nga đưa vào phiên chế tàu 'Đô đốc Gorshkov' mang tên lửa Zircon Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cho biết tàu khu trục "Đô đốc Gorshkov" sẽ lên đường đến Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương và Địa Trung Hải. Nga sẽ tiếp tục củng cố tiềm lực quân sự, sản xuất các loại vũ khí và thiết bị tiên tiến, qua đó bảo đảm an ninh quốc gia trong những thập kỷ tới....











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Đại diện Thương mại Mỹ nói cuộc điện đàm với Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên hiệu quả

GDP bang California Mỹ vượt Nhật Bản, trở thành nền kinh tế lớn thứ tư thế giới?

Mở cửa xuyên đêm phục vụ viếng Giáo hoàng Francis

Crimea thành tâm điểm tranh cãi Mỹ - Ukraine

Tổng thống Trump: Ukraine muốn gia nhập NATO là yếu tố châm ngòi cho xung đột

Israel chỉ trích Tây Ban Nha vì hủy hợp đồng mua đạn trị giá 6,6 triệu euro

Chủ tịch Ủy ban châu Âu hy vọng gặp Tổng thống Trump bên lề lễ tang Giáo hoàng Francis

Tướng cấp cao quân đội Liên bang Nga thiệt mạng trong vụ đánh bom xe gần Moskva

Hàn Quốc có khả năng hạ lãi suất về mức 1,75%

Nga tiếp tục tấn công vào Ukraine, khiến 3 người chết

Cuộc chiến nguy hiểm hơn đang rình rập nước Mỹ phía sau chính sách thuế quan

Du khách Nga lách lệnh cấm thị thực, tiếp tục du lịch khắp châu Âu
Có thể bạn quan tâm

Cháy xe Mercedes 5 tỷ, Duy Mạnh có luôn động thái "bù lỗ"
Nhạc việt
23:07:12 25/04/2025
Hơn 400 nghìn video đu trend quy tụ nhiều trai xinh gái đẹp nhất lúc này: Khởi xướng là nam thần "chồng IU"
Nhạc quốc tế
22:53:16 25/04/2025
Sơ duyệt diễu hành 30/4: H'Hen Niê - Tiểu Vy và dàn sao tham gia, em trai Sơn Tùng gây sốt vì khoảnh khắc có "1-0-2"
Sao việt
22:34:59 25/04/2025
Hot nhất Naver: 130.000 người xem "tiểu tam" Kim Min Hee tái xuất, cùng người tình hơn 22 tuổi đưa con mới sinh đi dạo
Sao châu á
22:29:12 25/04/2025
Lý giải về hơn 23.000 cú sét đánh ở miền Bắc sáng 25/4
Tin nổi bật
22:19:52 25/04/2025
Khởi tố bị can dùng sổ hồng giả để cầm cố, chiếm đoạt cả trăm triệu đồng
Pháp luật
22:03:29 25/04/2025
Samsung trình làng thế hệ TV AI 2025 tại Việt Nam
Đồ 2-tek
21:57:48 25/04/2025
Xem lại khoảnh khắc Hyun Bin xuống tàu gây sốt trong 'Hạ cánh nơi anh'
Hậu trường phim
21:56:10 25/04/2025
Tại sao có cổng USB 'đực' và 'cái'?
Thế giới số
21:53:01 25/04/2025
Mẹ chồng cầm kéo bảo tôi cắt phăng mái tóc dài như cô vợ "hụt" của chồng với lý do khó hiểu khiến tôi muốn ly hôn
Góc tâm tình
21:44:29 25/04/2025