Tái khởi động dự án cao tốc nghìn tỷ liên quan tới “Út Trọc”
Sau 2 lần khởi công, bế tắc gần 10 năm khi có liên quan tới “Út Trọc”, với sự tham gia của nhà đầu tư mới, liên danh nhà đầu tư cam kết không để Dự án đường bộ cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận lỡ hẹn thêm nữa với người dân Đồng bằng sông Cửu Long.
Với sự tham gia của nhà đầu tư mới thay Cty Yên Khánh có liên quan tới “Út Trọc”, dự án cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận đã bắt đầu tái khởi động.
Cam kết được đưa ra tại hội nghị tháo gỡ vướng mắc để thúc đẩy tiến độ dự án này diễn ra chiều 20/4.
Dự án đường bộ cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận được kỳ vọng nối thông khu vực Đồng bằng sông Cửu Long với TPHCM. Dự án được khởi công lần đầu tháng 11/2009. Sau hơn 5 năm rơi vào bế tắc, đến tháng 2/2015, dự án được tái khởi động bởi Liên danh các Nhà đầu tư: Tuấn Lộc – Yên Khánh – BMT – Thắng Lợi – Hoàng An – Công ty CPĐT cầu đường CII, theo hình thức BOT. Với mục tiêu hoàn thành vào quý II/2020.
Hy vọng vừa thắp lên, thì dự án lại rơi vào bế tắc, với nhiều vướng mắc. Để giải khó khăn và tái khởi động dự án cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận, Thủ tướng đã đồng ý cho chuyển nhượng nhà đầu tư (dự kiến Tập đoàn Đèo Cả sẽ mua lại phần vốn của Cty Yên Khánh). Trước mắt, Đèo Cả tham gia điều hành dự án.
Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Đèo Cả Hồ Minh Hoàng cho biết, tiến độ dự án cao tốc này đang vô cùng chậm, với nhiều vướng mắc. Khi phương án tài chính của dự án không đảm bảo, do lãi suất được phê duyệt 7%/năm, thấp hơn mức lãi vay thực tế của ngân hàng 10-12%/năm. Cùng đó, là đổi phương án hỗ trợ tài chính của nhà nước. Đặc biệt, 1 trong 6 thành viên liên danh nhà đầu tư là Công ty TNHH Yên Khánh (công ty liên quan tới “Út Trọc” – Đinh Ngọc Huệ) liên quan đến nhiều vụ án hình sự…
Video đang HOT
“Nếu các bên từ cơ quan nhà nước, nhà đầu tư, ngân hàng, nhà thầu… không cùng chung tay tháo gỡ sẽ không thể hoàn thành vào năm 2020 theo yêu cầu của Thủ tướng”, ông Hoàng nói.
Theo lãnh đạo Đèo Cả, khi tiếp nhận với vai trò điều hành dự án đã kiện toàn bộ máy, rà soát năng lực nhà thầu thi công, phương án thi công; Chủ động mời Kiểm toán nhà nước, Hội đồng nghiệp thu nhà nước, cơ quan thuế vào kiểm tra để ngăn ngừa thiếu sót. Hợp tác cơ quan cảnh sát điều tra…
“Chúng tôi đang phối hợp với Bộ GTVT, chính quyền Tiền Giang để ký phụ lục hợp đồng tham gia vào dự án, phải xong cơ sở pháp lý mới thu xếp vốn, phải tới cuối năm mới tái khởi động dự án”, ông Hoàng nói.
Ông Mai Mạnh Hồng, TGĐ Cty CP BOT Trung Lương – Mỹ Thuận cam kết: “Kiên quyết không lỡ hẹn thêm nữa với người dân Đồng bằng sông Cửu Long”.
Để tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ dự án cao tốc này, theo ông Hồng, doanh nghiệp dự án đã có văn bản kiến nghị Bộ GTVT tháo gỡ 1 số khó khăn của dự án, như: Chấp thuận giảm tống mức đầu tư còn 9.669 tỷ đồng (thay vì mức 14.678 tỷ đồng) do cập nhật lại giá vật tư, vật liệu; điều chỉnh hợp đồng BOT; thống nhất các thủ tục; kiến nghị Thủ tướng bố trí ứng trước 500 tỷ đồng trên tổng số 2.154 tỷ đồng phần nhà nước hỗ trợ dự án…
Dự án cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận kết nối vùng Tây Nam Bộ với TPHCM. Dự án được thực hiện theo hình thức BOT, có tổng chiều dài 51,1km, điểm đầu tại nút giao Thân Cửu Nghĩa (nối tiếp đường cao tốc TPHCM – Trung Lương), điểm cuối giao với Quốc lộ 30 tại nút giao An Thái Trung (huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang). Hiện dự án đã giải phóng mặt bằng đạt 98% khối lượng, nhưng mới thi công được khoảng 15% khối lượng công trình.
Theo Lê Hữu Việt (Tiền Phong)
Phó Ban Tuyên giáo Trung ương thăm dự án cao tốc Trung Lương Mỹ Thuận
Sáng 20/4, Nhà báo Thuận Hữu - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Ban tuyên giáo Trung ương, Tổng biên tập Báo Nhân dân, Chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam đã có chuyến thăm hiện trường dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận.
Cùng đi có ông Hồ Nghĩa Dũng, nguyên Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải và phóng viên các cơ quan thông tấn, báo chí.
Sau khi thực địa công trường thi công tại các gói thầu của dự án, lắng nghe báo cáo, trình bày của lãnh đạo Công ty CP BOT TL-MT, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của các công nhân, ông Thuận Hữu đã đánh giá cao sự chuẩn bị, quyết tâm cao độ bằng những hoạt động triển khai thi công khẩn trương, quyết liệt của nhà đầu tư Công ty CP BOT TL-MT. Đồng thời bày tỏ sự tin tưởng nhà đầu tư mới này sẽ đưa dự án về đích đúng tiến độ mà Thủ tướng đã hứa với người dân ĐBSCL là thông tuyến vào cuối năm 2020, nếu các bên liên quan cùng đồng lòng, tích cực phối hợp công việc để tháo gỡ vướng mắc hiện tại.
Nhà báo Thuận Hữu - Phó Ban Tuyên giáo Trung ương (thứ 2 bên trái) nghe báo cáo nhanh từ ông Hồ Minh Hoàng (thứ 3 bên trái) - CTHĐQT Tập đoàn Đèo Cả, đồng thời cũng là CTHĐQT Công ty CP BOT Trung Lương - Mỹ Thuận
Chia sẻ với báo chí tại chuyến đi, ông Hồ Nghĩa Dũng, nguyên Bộ trưởng Bộ GTVT cho biết: "Từng là Bộ trưởng của ngành GTVT, tôi biết rằng cao tốc TL-MT là dự án được Chính phủ đặc biệt quan tâm, vì đây là tuyến huyết mạch, góp phần quan trọng thúc đẩy kinh tế - xã hội các tỉnh khu vực ĐBSCL phát triển bức phá.
Đồng thời, tôi cũng biết rất rõ năng lực, kinh nghiệm và sự chuyên nghiệp, quyết liệt của Tập đoàn Đèo Cả (là tập đoàn tham gia "giải cứu" dự án BOT TL-MT khi dự án này đình trệ trong 10 năm qua) trong triển khai thực hiện các dự án đường bộ. Điều đó được minh chứng cụ thể qua sự thành công của các công trình Hầm đường bộ Đèo Cả, Cổ Mã, Cù Mông, cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn,...
Nguyên Bộ trưởng Bộ GTVT Hồ Nghĩa Dũng chia sẻ thông tin với báo chí
Tôi cho rằng, Công ty BOT TL-MT ở thời điểm này là nhà đầu tư đủ năng lực, thích hợp nhất để giải cứu tuyến cao tốc đã dở dang hơn 10 năm qua".
Chính thức khởi công năm 2009 và tái khởi động lại vào năm 2015, Cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận có chiều dài hơn 51 km, đi địa bàn tỉnh Tiền Giang, với điểm đầu tại nút giao Thân Cửu Nghĩa (nối tiếp đường Cao tốc TP.HCM - Trung Lương) và điểm cuối giao với QL30 tại nút giao An Thái Trung (huyện Cái Bè). Dự án này có tổng mức đầu tư 9.668,5 tỉ đồng và được xem là dự án trọng điểm giảm tải cho quốc lộ 1A, là đòn bẩy chính tạo nên sự phát triển đột phá về kinh tế - xã hội cho cả khu vực ĐBSCL, được hàng chục triệu người dân miền Tây chờ đợi.
Nhà báo Thuận Hữu - Phó Ban Tuyên giáo Trung ương cùng phóng viên các cơ quan truyền thông, báo chí thăm dự án vào sáng 20/4
Tuyến cao tốc Trung Lương-Mỹ Thuận được Chính phủ xem là dự án then chốt tạo tiền đề cho sự đột phá về hạ tầng, vấn đề quan trọng hàng đầu đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của cả khu vực ĐBSCL. Việc đưa tuyến cao tốc này về đích thông tuyến vào cuối năm 2020 và khánh thành toàn tuyến vào năm 2021 được Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc khẳng định là cam kết, là lời hứa của Chính phủ trước 20 triệu người dân ĐBSCL về vấn đề phát triển hạ tầng của vùng. Đồng thời, Thủ tướng chính phủ cũng đã ban hành thông báo số 99/TB-VPCP ngày 18/3/2019 kết luận "về xử lý vướng mắc đối với Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận".
Lê Tú
Theo baogiaothong
Chính phủ yêu cầu thường xuyên báo cáo tiến độ Dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận Tại Nghị quyết phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 2/2019, Chính phủ yêu cầu Bộ Giao thông vận tải và Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang thường xuyên báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tiến độ triển khai Dự án đường bộ cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận, Mỹ Thuận - Cần Thơ. Ảnh Internet Đồng thời, phối hợp...