Tài khoản ngân hàng có thể bị tấn công qua Smartphone
Theo cảnh báo mới nhất của McAfee, những người sử dụng di động chạy Android đang có nguy cơ bị chiếm quyền kiểm soát tài khoản ngân hàng với loại Trojan mới.
Với sự tăng trưởng chóng mặt của các loại di động chạy Android, rất nhiều người dùng di động chạy hệ điều hành này đang phải đối mặt với những nguy cơ ngày càng lớn từ bọn tin tặc lúc nào cũng nhòm ngó.
Theo cảnh báo của McAfee, hãng bảo mật này vừa phát hiện ra một loại Trojan mới có tên FakeTrojan.A chuyên ăn cắp tài khoản ngân hàng của những người dùng dịch vụ Internet Banking bằng phương pháp rất tinh vi.
Trước đây, các loại Trojan chuyên ăn trộm thông tin của người dùng thường dựa trên một máy tính đã bị kiểm soát. Nhưng hiện nay, bọn hacker đã có những chiêu trò tinh vi hơn nhiều khi chỉ cần thông qua một chiếc di động chạy Android đã bị tấn công là đủ.
Video đang HOT
Những người dùng Android lại phải lo đối phó với nguy cơ mới – Ảnh: V3
Phương thức tấn công của loại Trojan có tên FakeTrojan.A đó là tạo ra một giao diện có thiết kế giống y hệt với ứng dụng của ngân hàng trực tuyến và chỉ chờ “con mồi” thực hiện các thao tác quen thuộc trên giao diện này là sập bẫy.
Sau khi nạn nhân đã dính bẫy, lập tức FakeTrojan.A sẽ tự động scan màn hình và lúc này đã có thông tin cá nhân của nạn nhân và gửi trở về cho bọn tin tặc. Kết quả là người dùng có thể hoàn toàn mất kiểm soát tài khoản trong một thời gian ngắn mà không hề hay biết.
Nguy hiểm hơn, bọn tin tặc có thể dùng trojan này vào mục đích phi pháp khiến những người bị tấn công khốn khổ vì tình ngay, lý gian.
Trước FakeTrojan.A, những người dùng Android đã từng phải đối mặt với những loại mã độc chuyên được cài cắm để chôm tài khoản ngân hàng của người dùng đó là Zeus, Zitmo. Những loại mã độc này đã được xử lý, tuy nhiên, những loại virus mới vẫn tiếp tục xuất hiện và người dùng tốt nhất nên cảnh giác cao độ.
Theo VTC
Phần mềm độc hại vượt quá 75 triệu mẫu trong mỗi năm
Mặc dù McAfee đã dự đoán rằng các mẫu phần mềm độc hại duy nhất sẽ đạt 75 triệu vào năm 2011, tuy nhiên các nhà cung cấp bảo mật thực sự nhận thấy rằng con số thực tế thực sự vượt qua những ước tính này.
Báo cáo mới nhất từ nhà cung cấp về an ninh và các mối đe dọa McAfee trong quý 4/2011 cho thấy rằng, trong khi phần mềm độc hại trên máy tính mới có diễn biến chậm lại thì phần mềm độc hại trên điện thoại di động đã tăng lên, và đây cũng là khoảng thời gian phát triển mạnh mẽ nhất của chúng cho đến nay.
Những tin tức mới nhất trong báo chỉ ra rằng, phần mềm độc hại dựa trên PC được cho là đã giảm đi nhiều trong suốt quý 4/2011, đạt mức độ mà trong thực tế thấp hơn đáng kể so với quý 4/2010, tuy nhiên thực tế chỉ ra rằng, các mẫu phần mềm độc hại đã vượt quá 75 triệu.
McAfee phát hiện ra rằng, quý 4/2011 là giai đoạn mạnh mẽ nhất cho phần mềm độc hại di động phát triển mà nạn nhân chính là nền tảng Android với nhiều lỗ hổng bảo mật được các tin tặc phát hiện ra.
Trung bình có 9.300 trang web độc hại mới xuất hiện mỗi ngày trong quý 4, tăng từ 6.500 so với quý trước đó. Phần lớn có nguồn gốc từ Mỹ (73%), tiếp theo là châu Âu-Trung Đông (hơn 17%) và châu Á-Thái Bình Dương (7%) khu vực. Tăng trưởng của các mạng botnet cũng được cho là tăng trở lại trong tháng 10 và tháng 12, với tệ nạn "spearphishing" và thư rác tinh vi hơn bao giờ hết.
Theo ICTnew
Virus 'ăn cắp' tài khoản ngân hàng bùng nổ Các hãng bảo mật liên tục đưa ra cảnh báo chương trình độc hại, mã độc... đang nhắm vào những thông tin về tài chính. Theo báo cáo Kaspersky Security Network, tại Việt Nam có từ 8.600 đến 17.000 người dùng bị ảnh hưởng bởi loại Trojan-Banker, chương trình độc hại được thiết kế để lấy cắp thông tin tài khoản khách hàng...