Tài khoản bị hack giá 3 tỷ đồng đang được rao bán
Ít nhất 15 tỷ thông tin đăng nhập được chia sẻ, buôn bán trên các diễn đàn hacker, tạo cơ hội cho tội phạm mạng thực hiện các hành động phi pháp.
Đây là kết quả của hơn 100.000 vụ tấn công dữ liệu được tội phạm mạng thực hiện. Trong số đó, hơn 5 tỷ thông tin đăng nhập là duy nhất, không trùng lặp.
Hầu hết dữ liệu là tài khoản đăng nhập của người dùng bình thường, tuy nhiên cũng có khá nhiều tài khoản quảng cáo, theo dữ liệu từ hãng nghiên cứu Digital Shadows.
Theo Forbes, nhóm nghiên cứu đã dành 18 tháng để theo dõi các diễn đàn hacker, thị trường rao bàn tài khoản để đưa ra báo cáo, cho biết lượng tài khoản bị đánh cắp đang lưu hành tăng đến 300% từ năm 2018.
Giá rao bán trung bình của tài khoản đăng nhập vào các loại dịch vụ.
Vậy thì những tài khoản này bị bán với giá bao nhiêu? Theo Bleeping Computer, tài khoản đăng nhập các dịch vụ phi tài chính ( truyền hình cáp, mạng xã hội, giải trí, VPN, chia sẻ file, game, phim nhạy cảm…) thường rất rẻ, thậm chí miễn phí. Giá trung bình cho các loại tài khoản này là 15,43 USD.
Video đang HOT
Ngược lại, tài khoản liên quan đến các dịch vụ tài chính như ngân hàng có giá trung bình cao hơn, khoảng 70,91 USD. Những tài khoản ngân hàng xem được số dư, thông tin cá nhân và được cập nhật mới có thể lên đến 500 USD.
Trong nhiều trường hợp, tội phạm mạng sử dụng những thông tin trên để rửa tiền, che giấu vết hoặc rút tiền.
Số tiền đắt nhất thuộc về các tài khoản quản trị tên miền. Chúng thường được đấu giá do cung cấp mức độ kiểm soát cao nhất. Giá trung bình của loại tài khoản này là 3.139 USD, có tài khoản lên đến 120.000 USD.
Những hacker mô tả chúng được lấy từ các công ty nhiên liệu, an ninh mạng, dầu khí, trường đại học lớn, tiểu bang và chính phủ.
15 tỷ tài khoản đăng nhập bị rò rỉ, rao bán trên web ngầm (dark web).
Những tài khoản bị rò rỉ thường cho phép truy cập vào thông tin cá nhân, các dữ liệu giúp tin tặc kiếm tiền theo nhiều hình thức, từ bán dữ liệu trực tiếp, cho thuê tài khoản đến sử dụng thông tin để lừa đảo.
Khó khăn lớn nhất của tin tặc khi sử dụng các tài khoản này là thông tin đăng nhập thường không lưu trữ dưới dạng văn bản thô, nhiều dịch vụ còn sử dụng dấu vết để xác thực đăng nhập.
Đó là lý do xuất hiện các dịch vụ thuê tài khoản, botnet ăn cắp dấu vết như cookie, địa chỉ IP, múi giờ để đăng nhập vào các website dựa trên dấu vết để nhận diện danh tính.
Tùy vào mục đích truy cập, tội phạm mạng có thể trả chưa đầy 10 USD để đăng nhập tài khoản trong thời gian nhất định, bằng cách sử dụng dấu vết của chủ tài khoản bị đánh cắp. Một công ty cung cấp các dịch vụ này như Genesis Market, UnderWorld Market, Tenebris…
Người dùng có thể phòng tránh các hình thức tấn công tài khoản bằng cách đặt mật khẩu mạnh và khác nhau cho từng dịch vụ, kích hoạt xác thực 2 bước nếu website hỗ trợ. Tuy không thể loại bỏ hoàn toàn rủi ro, những biện pháp này giúp giảm khả năng tài khoản bị đánh cắp bởi tin tặc có thể không sử dụng các tài khoản bảo mật phức tạp nếu thông tin không đáng giá.
Thêm nửa triệu tài khoản Zoom bị bán trên Dark Web
500.000 thông tin đăng nhập của người dùng ứng dụng Zoom được bán công khai trên Dark Web với giá hơn một cent mỗi tài khoản.
Theo The Sunday Times, công ty tình báo an ninh mạng Cyble đã phát hiện số lượng tài khoản Zoom khổng lồ nêu trên và mua với giá 1,25 cent mỗi tài khoản, tức 6.250 USD cho toàn bộ. Bên bán là một người Nga, giao dịch bằng Telegram - ứng dụng cho phép trò chuyện ẩn danh.
Zoom hiện được sử dụng phổ biến để họp online.
Hồi giữa tháng 4, hơn 530.000 thông tin đăng nhập của người dùng Zoom gồm địa chỉ email, mật khẩu và ID phòng họp riêng tư cũng đã được rao trên "web tối" và có giá "rẻ như cho". Các chuyên gia của Cyble khi đó chỉ bỏ ra chưa đầy 0,001 USD để mua lại toàn bộ.
Đầu tháng 4, có hơn 15.000 video cuộc họp từ Zoom bị phát tán trên mạng, theo Washington Post. Số dữ liệu này chủ yếu liên quan đến các buổi trị liệu từ xa, cuộc họp báo cáo tài chính, lớp học trực tuyến... do người dùng không đổi tên file mặc định trước khi tải lên dịch vụ đám mây.
Zoom Cloud Meetings là dịch vụ hỗ trợ làm việc, học tập từ xa được nhiều trường học, công ty sử dụng để duy trì hoạt động trong thời gian cách ly vì Covid-19. Tuy nhiên, ứng dụng này đang đối mặt với nhiều chỉ trích, thậm chí bị cấm nhiều nơi vì tồn tại các lỗ hổng và vi phạm quyền riêng tư.
Eric Yuan, CEO Zoom, từng thừa nhận đã không đánh giá đầy đủ tính bảo mật và quyền riêng tư cho ứng dụng họp trực tuyến của mình. Ông cũng đã xin lỗi về các sự cố.
Gần đây, Zoom còn bị phát hiện nói sai số lượng người dùng. Cuối tháng 4, Zoom tuyên bố có 300 triệu người trên toàn thế giới đang sử dụng phầm mềm này hàng ngày, trong khi cuối năm 2019 mới được 10 triệu. Tuy nhiên sau đó, The Verge phát hiện Zoom chỉnh sửa số liệu trên blog, đổi từ "người dùng mỗi ngày" sang "người tham gia cuộc họp mỗi ngày". Có nghĩa, nếu bạn là một người dùng Zoom và thực hiện ba cuộc gọi video qua Zoom trong một ngày thì bạn được tính là ba "người tham gia".
Tài khoản Twitter của Bộ Ngoại giao Nga bị hack Tin tặc chiếm quyền sử dụng Twitter của Bộ Ngoại giao Nga và rao bán dữ liệu thanh toán du lịch mà cơ quan này giữ với giá 600.000 USD. Dòng trạng thái do hacker đăng tải trên một tài khoản Twitter của Bộ Ngoại giao Nga. @MID_travel - tài khoản Twitter chính thức của Trung tâm xử lý khủng hoảng thuộc Bộ...