Tái hôn mẹ chồng cũ mừng 50 triệu, kể cho mẹ ruột nghe, lời bà nói khiến tôi sững sờ
Tôi chối mãi không được nên đành nhận. Sau đám cưới, tôi kể chuyện này với mẹ ruột, nhờ mẹ chỉ cách để tôi trả lại số tiền này cho mẹ chồng cũ mà không phật lòng bà.
Tôi còn nhớ, ngày trước khi nói ra quyết định ly hôn với chồng cũ, mẹ chồng cũ là người duy nhất ủng hộ tôi. Nguyên nhân khiến tôi ly hôn là anh thường xuyên nhậu nhẹt với bạn bè, rồi về nhà lại giở thói vũ phu.
Mẹ chồng cũ luôn rất tốt với tôi, mỗi lần như vậy mẹ lại đứng ra can ngăn, bảo vệ con dâu. “Hai bố con nhà này thật giống nhau. Thật ra khi tỉnh nó rất tốt, con cũng biết mà, chỉ khi say nó mới vậy. Con thông cảm cho chồng nhé, đợi nó tỉnh mẹ sẽ quát nó sau”, mẹ chồng thường thủ thỉ, an ủi tôi như vậy.
Ban đầu tôi chọn cách chịu đựng chồng cũ, cố gắng khuyên nhủ nhưng anh vẫn chứng nào tật nấy, tối ngày nhậu nhẹt với bạn bè. Say rượu thì về làm loạn nhà, đánh vợ, khi tỉnh rượu lại năn nỉ, xin lỗi.
Cuối cùng sau 3 năm hôn nhân, thấy không thể thay đổi được chồng nên tôi quyết định ly hôn. Chồng nát rượu như vậy tôi không muốn chịu đựng anh cả đời này, thôi thì khi cả hai chưa có con với nhau nên ly hôn, đường ai nấy đi thì hơn.
Bình thường chồng cũ không đến nỗi nào, nhưng khi say anh lại giở thói vũ phu. (Ảnh minh họa)
Khi nghe tin tôi sẽ ly hôn với chồng cũ, mẹ ruột ngăn cản bằng mọi cách. Lúc đó người duy nhất ủng hộ tôi ly hôn là mẹ chồng cũ, chắc mẹ chồng cũ không muốn tôi sống như bà, bởi bố chồng cũ cũng nát rượu.
Vì trước đây mẹ chồng cũ đối xử với tôi rất tốt, nên sau khi ly hôn tôi vẫn thỉnh thoảng về thăm mẹ. Một năm sau khi ly hôn, chồng cũ bị kết án vài năm tù vì tội say rượu gây tai nạn.
Khi anh vào tù, tôi đến thăm mẹ chồng cũ thường xuyên hơn. Tình cảm mẹ con rất thắm thiết, ngay cả người chồng hiện tại cũng là do mẹ chồng cũ giới thiệu cho tôi. Anh từng trải qua một cuộc hôn nhân đổ vỡ, đang nuôi dưỡng con gái 5 tuổi, nhưng tôi không để ý điều này bởi tôi cũng là phụ nữ một đời chồng mà.
Sau hơn một năm yêu nhau, chúng tôi tổ chức đám cưới. Mẹ chồng cũ cũng đến dự đám cưới và đưa cho tôi một phong bì, bên trong là một tấm thẻ ngân hàng. Tôi cầm tấm thẻ, nghi hoặc hỏi mẹ chồng.
- Mẹ ơi, mẹ làm gì vậy? Con không nhận đâu. Mẹ đến chung vui cùng chúng con là con mừng lắm rồi.
- Nếu con đã gọi mẹ là mẹ thì đương nhiên đây là của hồi môn mẹ chuẩn bị cho con rồi. Trong này có 50 triệu, là tiền riêng của mẹ tiết kiệm đấy. Con cứ cầm lấy cho mẹ vui lòng đi, phụ nữ phải có quỹ riêng để phòng thân con à.
Mẹ chồng cũ đưa tiền, tôi chối mãi không được nên đành nhận. (Ảnh minh họa)
Tôi chối mãi không được nên đành nhận. Sau đám cưới, tôi kể chuyện này với mẹ ruột, nhờ mẹ chỉ cách để tôi trả lại số tiền này cho mẹ chồng cũ mà không phật lòng bà. Nào ngờ, mẹ lại giãy nảy lên:
- Con có bị sao không vậy? Bà ấy cho thì con cứ nhận. Tự dưng lại chê tiền, con chê thì đưa đây cho mẹ. Em gái con sắp lấy chồng rồi, để mẹ thêm vào của hồi môn cho nó. Con gái đi lấy chồng có nhiều của hồi môn mới có thể ngẩng cao đầu ở nhà chồng.
Video đang HOT
Nghe mẹ nói mà tôi lạnh lòng. Tôi là con ruột của mẹ, nhưng mẹ lại đối xử với tôi còn không bằng mẹ chồng cũ. Ngày tôi ly hôn, mẹ kiên quyết phản đối vì sợ mang tiếng, tôi làm xấu mặt bà chứ mẹ chưa bao giờ hỏi xem chồng cũ có đối xử tốt với tôi hay không, cũng chẳng thèm quan tâm tôi sống thế nào.
Tôi đi thêm bước nữa, mẹ cũng thách cưới cao, bảo rằng lấy số tiền đó để lo đám cưới của em gái. Ngày tôi tái hôn, mẹ lên trao cho tôi 1 cây vàng để mát mặt với họ hàng quan khách, sau đám cưới lại vội vàng đòi lại. Từng hành động, lời nói của mẹ khiến tôi chua xót. Tôi cũng là con ruột của mẹ, tại sao mẹ lại đối xử với tôi như thế chứ?
Mượn tiền mẹ ruột để mua nhà, bà nói còn phải hỏi ý kiến con dâu, tôi tức đến nỗi suýt cắt đứt quan hệ với bà
Khuyên tức giận nói: "Mẹ, có ai làm mẹ chồng như mẹ không? Nâng con dâu lên đầu. Nếu nó là người tốt thì không sao, nếu không một ngày nào đó nó sẽ cưỡi lên đầu lên cổ mẹ!"
01
Còn chưa đến giờ tan tầm, Khuyên đã len lén từ công ty lẻn ra, phóng trên con xe Honda Lead, tiến vào chợ.
Hôm nay là sinh nhật lần thứ 60 của mẹ cô. Vốn Khuyên định đặt một bàn ở khách sạn, cả nhà vui vẻ ăn mừng, nhưng mẹ cô lại sống chết không cho. Bà nói ở nhà hàng ăn một bữa ít nhất phải tốn mấy triệu, chi bằng tự mua đồ về nấu sẽ tiết kiệm hơn.
Khuyên tất nhiên không muốn phật lòng mẹ nên đành làm theo. Trên đường đi chợ, cô nghĩ sẽ làm món sườn xào chua ngọt mà con trai thích, món tôm riu xào khế em trai mê, ngoài ra còn có món thịt kho tàu cho mẹ... Vừa nghĩ, Khuyên vừa tăng tốc độ, sợ thời gian không đủ.
Vừa vào nhà, mẹ Khuyên liền cười tủm tỉm nghênh đón, tiếp nhận hai túi nguyên liệu nấu ăn trong tay con gái. Vừa đi vào bếp, bà vừa cằn nhằn: "Mua nhiều như vậy, ăn hết sao được con?"
Khuyên thuận miệng hỏi một câu: "Trang đâu mẹ, cô ấy đã về chưa?" Trang là cô em dâu, vợ em trai Khuyên. Mẹ Khuyên vừa lấy nguyên liệu nấu ăn ra, vừa trả lời: "Công ty em Trang có chuyện quan trọng nên hôm nay sơ là không thể về sớm được. Mẹ sẽ phụ con nấu. Nào, chúng ta cùng làm đi!"
Khuyên đột nhiên rất không vui. Con dâu mà lại như vậy sao? Sinh nhật mẹ chồng không nấu cơm, chỉ biết đúng giờ là vác miệng về ăn.
Sáng sớm hôm qua, em dâu còn nói hay hơn hát: "Chị, ngày mai em xin nghỉ, chị em mình cùng đi mua đồ về nhà nấu, vừa vui vừa đảm bảo an toàn thực phẩm". Nhưng đến tối, cô ấy lại gọi điện thoại nói có thể không đi được mà hôm nay đúng là chẳng thấy mặt mũi đâu.
Thấy sắc mặt Khuyên có gì sai sai, mẹ cô liền hòa giải: "Em Trang công việc bận rộn. Đều là người một nhà, đừng so đo nhiều con ạ, vẫn nên lấy dĩ hòa vi quý làm đầu".
Lúc nấu ăn, Khuyên lại không vui một lần nữa, bởi mẹ cô nói nếu nấu cá om dưa thì phải mua dưa chua, tôm phải làm tôm hơi lớn một chút, vì đó đều là những món em dâu thích.
Khoảnh khắc đó, Khuyên muốn hất tung cả cái nồi đi. Cô thật không hiểu vì sao em dâu vừa vào cửa, mẹ mình lại như biến thành người khác, suốt ngày lấu lòng cô ấy, giống như Khuyên không còn là con gái ruột của bà nữa vậy.
Mãi cho đến khi tất cả đồ ăn đều lên bàn, em dâu mới về đến nơi. Mẹ Khuyên vội vàng kéo ghế cho cô ấy, còn gắp thức ăn lấy lòng, hỏi cô ấy có mệt không, có đói không?
Em dâu liền lấy quà tặng mẹ chồng từ trong túi ra, đó là một chiếc áo len. Mẹ Khuyên tươi cười nhận lấy rồi đi vào phòng thay đồ. Vừa đi vừa khen ngợi con dâu có mắt nhìn, màu sắc và kiểu dáng đều là loại bà thích.
Khuyên càng thêm không vui. Một cái áo len hàng chợ thì đáng giá mấy đồng, cô mua cho mẹ mình một cái vòng vàng lớn, cũng chưa từng thấy bà vui như vậy.
Nhưng hôm nay là sinh nhật mẹ nên Khuyên cũng không muốn làm bà mất vui, cố gắng giả bộ tươi cười.
02
Nhắc tới thái độ của mẹ đối với em dâu, Khuyên rất giận. Cô có cảm giác mẹ cô đối với cô con dâu này rất chiều chuộng, có khi gấp mấy lần con ruột là cô.
Năm ngoái, con trai Khuyên chuyển cấp nên phải học xa nhà. Vợ chồng khuyên muốn đổi một căn nhà khác để tiện cho việc học của con, nhưng căn nhà cũ tạm thời chưa bán được. Thế nên, Khuyên đến chỗ mẹ ruột để vay tiền, đợi khi nhà cũ bán xong, sẽ trả lại bà là được.
Khuyên biết, trong tay mẹ mình có tiền. Tiền tiết kiệm của riêng bà không nói, nhưng sau khi bố khuyên mất, bà còn được hưởng khoản tiền bảo hiểm không nhỏ của chồng, ước tính cũng phải 500 triệu. Khuyên là con gái ruột thì chắc bà cũng không đến nỗi không cho mượn.
Nhưng sự thật lại tát vào mặt Khuyên một cái. Mẹ cô ấp úng, nói tiền tiết kiệm của bà đang gửi ngân hàng, nếu giờ rút ra mất khoản tiền lãi thì rất đáng tiếc.
Khuyên đột nhiên thay đổi sắc mặt: "Tiền lãi thì được bao nhiêu đâu mẹ. Nhà đất thì mỗi ngày một giá, tiền tăng so với lãi suất của mẹ cao hơn nhiều. Nếu mẹ thấy tiếc thì con trả tiền lãi cho mẹ!"
Thấy Khuyên tức giận, mẹ cô lúc này khó xử nói: "Việc này để mẹ thương lượng với vợ chồng em trai con một chút".
Sau khi trở về, Khuyên càng nghĩ càng giận. Cô hiểu ý của mẹ mình, bà nói thương lượng với vợ chồng em trai, sự thực là sợ con dâu có ý kiến.
Khuyên thật không hiểu, dù sao đó cũng không phải là tiền của em dâu, là tiền của mẹ cô thì vì sao bà không thể tự mình quyết định. Huống chi, cô vay cũng không phải là sẽ không trả. Mẹ ruột coi em dâu như bề trên như vậy mà cung phụng, trong khi chèn ép con gái ruột, trông lòng Khương thật sự thấy nhạt nhẽo.
Ngày hôm sau, mẹ Khuyên gọi điện thoại cho cô nói đến nhà bà một chuyến. Trước mặt mẹ Khuyên, em dâu đưa cho Khuyên cuốn sổ tiết kiệm, nói: "Chị, trong này có 500 triệu, là tiền dưỡng già của mẹ. Chị cầm đi mà mua nhà. Mẹ nói không lấy lãi suất, coi như như là chúng em giúp đỡ".
Tiền tuy rằng lấy được, mẹ Khuyên cũng không có hà khắc đến mức đòi lãi, nhưng trong lòng Khuyên lại giống như bị nhét vào một quả chanh lớn, chua xót đến không chịu được.
Con gái ruột mượn chút tiền từ mẹ ruột, còn phải qua tay em dâu, còn phải thừa nhận nợ em dâu một ân tình. Lời em dâu vẫn còn văng vẳng, từ "chúng em" mà cô ấy nói đã ngăn cách Khuyên, con gái ruột trong nhà, thành người ngoài.
Không bao lâu sau, Khuyên bán căn nhà cũ rồi trả lại tiền cho em dâu. Từ đó về sau, cô giảm đáng kể tần suất đi thăm mẹ mình. Người ta mới là người một nhà, còn con gái gả ra ngoài như Khuyên không có tư cách gì.
03
Rất nhanh đến Trung thu, Khuyên mua một hộp bánh nướng bánh dẻo hảo hạng, hoa quả tươi và hải sản, dẫn con trai đi thăm mẹ mình.
Mẹ Khuyên thấy cháu ngoại yêu không chịu nổi, vội vàng mở hộp bánh Trung thu Khuyên mua, lau rửa hoa quả rồi bưng đến trước mặt thằng bé, vuốt đầu cháu nói: "Cháu bà học vất vả quá, người gầy cả đi rồi. Mau ăn".
Khuyên đem hải sản mua cùng thịt cho vào tủ lạnh, vô tình nhìn thấy trong tủ lạnh có hồng táo và nho xanh. Trái tim Khuyên lại một lần nữa bị chích đau, trong tủ lạnh rõ ràng có hoa quả con trai cô thích ăn, nhưng mẹ cô lại thấy luyến tiếc lấy ra cho cháu.
Khuyên sững sờ ở đó. Trong lòng vô cùng không vui, lần này quyết định cùng mẹ mình nói chuyện 1 chút.
04
Mặc dù Khuyên đã rất chú ý từ ngữ, mẹ Khuyên biết mình giấu đồ ngon không cho cháu ngoại ăn, bị con gái ruột bắt được, tất nhiên vô cùng xấu hổ.
Bà bình phục lại cảm xúc một chút, thở dài nói: "Cháu ngoại của mẹ, làm sao mà mẹ lại tiếc. Chỉ là những thứ con nhìn thấy, đều là của em Trang mua cho con gái nó. Bây giờ em dâu con không có ở nhà, mẹ lấy đồ của nó, thực sự không nên. Chúng ta cũng đâu thiếu đồ ăn, mẹ chỉ không muốn làm mọi chuyện khó xử".
Lại là em dâu! Khuyên thật sự là không hiểu, đều là người một nhà, mua đồ về để trong tủ lạnh, không phải là để cho mọi người ăn sao? Nếu phân rõ như vậy thì còn gì là người một nhà? Nghĩ tới đây, Khuyên tức giận nói: "Mẹ, có ai làm mẹ chồng như mẹ không? Nâng con dâu lên đầu. Nếu nó là người tốt thì không sao, nếu không một ngày nào đó nó sẽ cưỡi lên đầu lên cổ mẹ!"
Mẹ Khuyên nhìn sâu vào mắt Khuyên: "Không, em dâu con không phải người như vậy, con đối xử tốt với nó một chút, nó cũng sẽ đối xử tốt với em trai và cháu trai con một chút. Cuộc hôn nhân thứ 2 của em con không dễ dàng có được. Con còn nhớ em trai con vì sao mà ly dị không?"
Khuyên đương nhiên nhớ rõ, liền trả lời: "Hai đứa nó ly hôn là do tình cảm có vấn đề, liên quan gì đến mẹ?"
Mẹ Khuyên thở dài: "Có một số việc, mẹ không muốn con mất hứng nên không nói với con..."
Sau đó, mẹ Khuyên kể lại thực ra trong cuộc hôn nhân đầu tiên của em trai cô, một trong những nguyên nhân khiến em dâu cũ ly hôn là do mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu. Mẹ Khuyên luôn không hài lòng với con dâu nên đối xử thiên vị con trai và lạnh nhạt với con dâu. Sau khi em Khuyên ly dị, bà vốn cho rằng với ngoại hình và khả năng của cậu ấy, sẽ nhanh chóng tìm được vợ mới. Nhưng 2 năm trôi qua cũng vẫn phòng không gối chiếc. Mãi sau này mới tái hôn với Trang. Rút kinh nghiệm từ cuộc hôn nhân trước của con trai, mẹ Khuyên luôn cố gắng thấu hiểu và đối xử tốt với nàng dâu mới. Bà biết chỉ có như vậy, con trai bà mới có được hạnh phúc.
05
Một tháng sau, một người bạn thân của Khuyên đến tìm cô kể khổ, nói cha mẹ cô bởi vì lén lút cho cô tiền, em trai cùng em dâu đã náo loạn một trận. Khuyên đột nhiên cảm thấy mình vô cùng may mắn. Trong chuyện vay tiền của Khuyên, mẹ cô đã xử lý rất tốt.
Em dâu cũng nói, tiền của mẹ Khuyên, cô một phần cũng không tham, ngoại trừ số tiền bà cần để dưỡng già, còn lại bao nhiêu, cũng sẽ có phần của Khuyên.
Khuyên cảm thấy, em dâu có thể đối xử với cô như vậy, đều là công lao của mẹ cô.
Một gia đình có hài hòa hay không, nói thẳng ra là sự cân bằng giữa con người và con người. Tâm lý cân bằng, ở bên nhau sẽ thoải mái hơn, đây không phải là tính toán chi li, mà là nhu cầu được coi trọng và tôn trọng.
Được dì nuôi 5 năm nên tôi mừng anh họ 50 triệu khi anh đi lấy vợ, nhưng khi nghe tiếng nói chuyện ở cửa, tôi chỉ biết khóc Được khoảng 6 tháng sau khi ra trường thì anh họ tổ chức đám cưới với bạn gái ở cùng quê. Tôi rất mừng vì anh đã sớm có gia đình. Từ nhỏ tôi đã sống trong gia đình không hạnh phúc, bố mẹ cãi nhau liên miên, thậm chí còn "thượng cẳng tay hạ cẳng chân" thường xuyên. Tôi thực sự sợ...