Tái cơ cấu ngân hàng sắp bước vào giai đoạn mới
Đề án tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn mới đang được NHNN xây dựng. Những ngân hàng chưa kịp hoàn tất lộ trình cơ cấu của mình sẽ phải chạy nước rút.
Tính đến tháng 6/2020, tỷ lệ nợ xấu nội bảng của hệ thống các tổ chức tín dụng là dưới 2% và cả năm có thể đạt dưới 3%.
Nợ xấu có nguy cơ tăng, các mục tiêu cơ cấu lại cơ bản vẫn đạt
Covid-19 xảy ra, nợ xấu tăng lên đe dọa việc thực hiện mục tiêu của Quyết định 1058/QĐ-TTg năm 2017 về Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 – 2020″ đang ở giai đoạn nước rút, đặc biệt là nợ xấu. Tại một số ngân hàng có nợ xấu lớn, xử lý nợ xấu gần như sắp đến “đích”, nay có nguy cơ không đạt được.
TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế trưởng BIDV nhận định, năm 2020, nợ xấu gia tăng khiến quá trình tái cơ cấu của ngân hàng chậm lại.
Ông Trần Đăng Phi, Phó chánh Thanh tra Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, nợ xấu có xu hướng tăng từ tháng 3 đến nay, song nhìn chung vẫn trong tầm kiểm soát. “NHNN đang tập trung rà soát các tổ chức tín dụng có nguy cơ nợ xấu tăng do Covid-19, đồng thời chỉ đạo các tổ chức tín dụng đánh giá toàn diện kết quả thực hiện Quyết định 1058, đồng thời xây dựng đề án mới về tái cơ cấu các tổ chức tín dụng”, ông Phi cho hay.
Theo lãnh đạo NHNN, dù nợ xấu có nguy cơ tăng, song đến giờ phút này, gần như tất cả chỉ tiêu quan trọng của Quyết định 1058 được các tổ chức tín dụng thực hiện khá tốt.
Về nợ xấu, tính đến tháng 6/2020, tỷ lệ nợ xấu nội bảng của hệ thống các tổ chức tín dụng là dưới 2% và nợ xấu cả năm có thể đạt được mục tiêu của Quyết định 1058 là dưới 3%. Tính từ năm 2012 đến cuối tháng 3/2020, toàn hệ thống các tổ chức tín dụng đã xử lý được hơn 1 triệu tỷ đồng nợ xấu
Video đang HOT
Về thực hiện tiêu chuẩn Basel II, cho đến nay, đã 20 ngân hàng thương mại cổ phần trong nước áp dụng chuẩn mực Basel II, nhiều hơn so với mục tiêu Đề án đặt ra là 12-15 ngân hàng đạt chuẩn mực Basel II.
Bên cạnh đó, tình trạng sở hữu chéo cũng được xử lý gần như dứt điểm. Tình trạng sở hữu chéo trực tiếp giữa các cặp tổ chức tín dụng đã được khắc phục hầu hết từ cuối năm 2019. Tình trạng sở hữu cổ phần trực tiếp lẫn nhau giữa ngân hàng và doanh nghiệp chỉ còn 1 cặp, thay vì 56 cặp năm 2012.
Dù tỷ lệ nợ xấu theo Quyết định 1058 có thể đạt mục tiêu, song giới chuyên gia cảnh báo, nếu không có Thông tư 01/2020-TT-NHNN cho phép ngân hàng thương mại được cơ cấu nợ, giữ nguyên nhóm nợ, tỷ lệ nợ xấu đã vượt 3%. Điều này có nghĩa, rủi ro nợ xấu dồn lại cho những năm tới là khá lớn.
Một hạn chế nữa là xử lý nợ xấu tại các ngân hàng yếu kém vẫn bị kẹt do liên quan đến vụ án, hồ sơ pháp lý chưa hoàn chỉnh… Như vậy, đề án tái cơ cấu hệ thống giai đoạn tới sẽ vẫn còn rất nhiều việc phải làm.
Ngân hàng quốc doanh được gật đầu, VAMC vẫn chờ tăng vốn
Bên cạnh xử lý nợ xấu còn tiềm ẩn rủi ro, một số mục tiêu khác của Quyết định 1058, như tăng vốn cho ngân hàng thương mại nhà nước hay cho Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC), vẫn chưa hoàn tất.
Đầu tuần này, Chính phủ đã đề nghị Quốc hội bổ sung vốn điều lệ cho Agribank số tiền tối đa 3.500 tỷ đồng, bằng đúng lợi nhuận sau thuế mà nhà băng này nộp ngân sách năm 2020. Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tán thành đề xuất này, trong bối cảnh Agribank đang trong tình trạng nguy cấp về hệ số an toàn vốn. Như vậy, nhiều khả năng, Agribank sẽ được Quốc hội “gật đầu” tăng vốn. Lãnh đạo Agribank kỳ vọng, việc tăng vốn sẽ được thực hiện ngay trong năm 2020, nếu không, Ngân hàng không thể tăng trưởng tín dụng.
BIDV, Vietcombank và VietinBank cũng đang nóng ruột chờ Bộ Tài chính sửa đổi Nghị định 91 để sớm tăng vốn trong năm nay. NHNN khẳng định, chỉ khi đủ năng lực tài chính, hoạt động an toàn, lành mạnh, các ngân hàng thương mại quốc doanh mới có điều kiện chia sẻ, hỗ trợ các doanh nghiệp khó khăn.
Trong khi đó, VAMC chưa thực hiện được mục tiêu tăng vốn điều lệ lên 10.000 tỷ đồng để bổ sung nguồn vốn mua nợ xấu theo giá thị trường theo mục tiêu của Quyết định 1058.
Gánh nhiệm vụ xử lý hàng trăm ngàn tỷ đồng nợ xấu của cả hệ thống, song đến cuối năm 2019, VAMC mới được chấp thuận tăng vốn lên 5.000 tỷ đồng. Chính vì vốn nhỏ, khả năng mua nợ theo giá thị trường của VAMC rất hạn chế.
Được biết, trong kế hoạch giám sát hoạt động đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp vừa công bố tháng 5/2020, Bộ Tài chính cho biết, sẽ tăng vốn cho VAMC. Tuy nhiên, việc VAMC có được bổ sung ngay 5.000 tỷ đồng trong năm nay hay không vẫn là dấu chấm hỏi.
Thành lập Sàn giao dịch nợ xấu
VAMC cho biết, năm 2020, sẽ xúc tiến việc thành lập sàn giao dịch nợ nhằm quản lý, khai thác thông tin về các khoản nợ. Đồng thời, Công ty xây dựng hệ thống thông tin về các khoản nợ xấu, tài sản bảo đảm của các khoản nợ xấu để giới thiệu tới các nhà đầu tư quan tâm, tạo tiền đề để xây dựng trung tâm dữ liệu về nợ xấu nhằm thúc đẩy giao dịch trên thị trường mua bán nợ, trong đó VAMC là trung tâm của thị trường.
Không chia cổ tức: Các ngân hàng "toan tính" gì?
Mùa chia cổ tức năm nay, nhiều ngân hàng đã thông qua quyết định không chia cổ tức, để giữ lại lợi nhuận nhằm phục vụ cho các nhu cầu kinh doanh. Với các cổ đông, những quyết định này không mang lại nhiều niềm vui, dù theo các ngân hàng, đây là sự "đánh đổi" cho những phát triển sau này.
Lỡ hẹn bởi "cục máu đông" tại VAMC
Nhiều ngân hàng không chia cổ tức để phục vụ các mục tiêu kinh doanh. Ảnh: ST
Tại ĐHĐCĐ của Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (MSB), ông Huỳnh Bửu Quang, Phó chủ tịch HĐQT MSB cho biết, lợi nhuận để lại của năm 2019 còn gần 900 tỷ đồng. Tuy nhiên, nếu chia cổ tức thì sẽ ảnh hưởng đến năng lực hoạt động, hơn nữa, năm 2020, MSB đặt mục tiêu xử lý dứt điểm các khoản trái phiếu nợ xấu đang được quản lý tại Công ty Quản lý tài sản (VAMC). Trong khi theo quy định của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), ngân hàng nào chưa xử lý xong nợ xấu tại VAMC thì chưa thể được chia cổ tức. Do đó, vị này hứa hẹn, năm 2021 sẽ trả cổ tức cho cổ đông, bởi vào năm 2019, ĐHĐCĐ đã thông qua kế hoạch không chia cổ tức cho năm 2019 mà sẽ chia cổ tức 10% cho năm 2020, nhưng đến nay lại không thực hiện được.
Tương tự, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) cũng đã nhiều năm không chia cổ tức, trong khi tổng tài sản đã tăng lên nhiều lần. Điều này khiến không ít cổ đông tỏ ra không đồng tình, yêu cầu chia cổ tức. Nhưng theo lãnh đạo SCB, việc chia cổ tức mà chưa được phép thì rất khó, bởi ngân hàng vẫn đang trong quá trình xử lý nợ xấu đang được quản lý tại VAMC.
Tại Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), để được chia cổ tức cho cổ đông, ngân hàng này cũng phải xử lý hết khoảng 3.300 tỷ đồng trái phiếu đang được quản lý tại VAMC. Tuy nhiên, đến cuối năm 2019, Eximbank đã trích dự phòng được 2.100 tỷ đồng. Nên ngân hàng này còn cần thêm hơn 1.000 tỷ đồng để tất toán toàn bộ trái phiếu tại VAMC. Dự kiến việc này có thể thực hiện trong tháng 6/2020, khi mọi việc xong xuôi thì Eximbank mới có thể lên kế hoạch chia cổ tức theo quy định.
Không chia rồi lại... không chia
Theo tài liệu ĐHĐCĐ thường niên năm 2020 của Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank), HĐQT dự kiến trình ĐHĐCĐ thông qua việc phân phối lợi nhuận, với đề xuất cho phép giữ lại toàn bộ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối. Điều này đồng nghĩa với việc ABBank sẽ không chia cổ tức cho cổ đông. Trong khi trước đó, vào năm 2019, ĐHĐCĐ ngân hàng này cũng thông qua kế hoạch không chia cổ tức cho cổ đông, toàn bộ lợi nhuận còn lại năm 2108 là 624 tỷ đồng được giữ lại để tiếp tục gia tăng năng lực tài chính. Do đó, tổng lợi nhuận còn lại chưa phân phối hiện đã lên tới trên 1.403 tỷ đồng.
HĐQT của ngân hàng này lý giải, việc giữ lại lợi nhuận sau thuế là để tích luỹ vốn tăng cường năng lực tài chính, đáp ứng yêu cầu tuân thủ quy định của NHNN và nhu cầu phát triển của Ngân hàng trong những năm tới. Điều này là cần thiết nên HĐQT đề xuất giữ lại toàn bộ lợi nhuận sau thuế còn lại để tăng vốn điều lệ.
Một ngân hàng khác cũng tiếp tục không chia cổ tức là Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank). Điều này đã khiến nhiều cổ đông của Sacombank "bức xúc" trước việc nhiều năm rồi, ngân hàng này không chia cổ tức dù kết quả kinh doanh rất tốt, lợi nhuận tích lũy cũng đạt mức khá cao. Lý do được ban lãnh đạo ngân hàng này đưa ra là do NHNN chưa đồng ý với đề xuất cho Sacombank chia cổ tức bằng cổ phiếu do đang trong giai đoạn tái cơ cấu. Vì thế, đại diện lãnh đạo Sacombank chỉ còn biết hy vọng đến khoảng năm 2022-2023 sẽ có sự bứt phá, khi ấy ngân hàng tái cơ cấu xong thì sẽ mạnh hơn và được chia cổ tức.
Với Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh vượng (VPBank), 2 năm 2019 và 2020, ngân hàng này đã không chia cổ tức mà để lại lợi nhuận để phát triển ngân hàng. Ông Bùi Hải Quân, Phó Chủ tịch HĐQT VPBank cho biết đây là sự đánh đổi, bởi mục tiêu của ngân hàng giữ lại tiền là để phát triển ngân hàng, do ngành ngân hàng cần tăng trưởng liên tục để đảm bảo thị phần và các chỉ số an toàn, nên không thể đáp ứng được việc chia cổ tức bằng tiền đều đặn hàng năm.
Thực tế là ngay khi dịch Covid-19 bùng phát mạnh trong nước hồi tháng 3, NHNN đã có chỉ thị các tổ chức tín dụng điều chỉnh kế hoạch kinh doanh, kế hoạch tài chính phù hợp với thực tế trước khi tổ chức đại hội cổ đông, trước mắt không chia cổ tức bằng tiền mặt để tập trung nguồn lực giảm mạnh lãi suất cho vay đối với dư nợ hiện nay và các khoản cho vay mới. Vì thế, một phần để thực hiện yêu cầu này của cơ quan quản lý, một phần để đáp ứng các kế hoạch tài chính, nhất là kế hoạch tăng vốn, các ngân hàng, một là không chia cổ tức, hai là chia cổ tức bằng cổ phiếu.
ĐHĐCĐ mới đây của Ngân hàng TMCP Tiên phong (TPBank) đã thông qua việc tăng vốn điều lệ từ 8.566 tỷ đồng lên 10.199 tỷ đồng bằng phương án trả cổ tức bằng cổ phiếu với tỉ lệ 20%, dự kiến thực hiện trong quý 3 và quý 4/2020. Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) đưa ra mục tiêu chia cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 25-27% nhằm tăng vốn thêm 1.299 tỷ đồng. Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) trả cổ tức 30% bằng cổ phiếu. Ngân hàng TMCP Phát triển TPHCM (HDBank) dự kiến phát hành cổ phiếu thưởng và chia cổ tức tổng tỷ lệ 65%...
Cao điểm tái cơ cấu ngân hàng năm 2020 Năm cuối cùng để xử lý các ngân hàng yếu kém và đưa nợ xấu thực chất xuống dưới 3%, theo lộ trình đã định. Ảnh minh họa. Năm 2020 đang đến gần. Hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam chỉ còn đúng 1 năm để hoàn thành nhiều yêu cầu, mục tiêu lớn đặt ra trong Đề án "Cơ cấu...