Tài chính vi mô: Nguồn vốn vay gần gũi, thân thiện dành cho tiểu thương
Trong vài năm trở lại đây, khởi nghiệp đang trở thành một trào lưu và lực lượng tiểu thương đã tham gia một phần không nhỏ trong thành phần kinh tế – xã hội với các ngành nghề đa dạng, tiềm năng như: thời trang, thực phẩm, công nghệ, kinh doanh, dịch vụ…
Nhờ nguồn vốn vay của Tài chính vi mô Thanh Hóa, chị Phạm Phương Thảo đã duy trì và phát triển nghề trồng hoa, cây cảnh.
Mặc dù quy mô không lớn, nhưng mô hình kinh doanh của các tiểu thương đã mang lại nguồn thu nhập tốt cho các hộ gia đình, tạo thêm việc làm cho lao động tại địa phương. Tuy nhiên trong điều kiện hiện nay, các tiểu thương cũng gặp rất nhiều khó khăn. Các cuộc điều tra năng lực cạnh tranh cấp tỉnh cho thấy, có tới 65% tiểu thương cho rằng khó khăn lớn nhất mà họ gặp phải là không thể tiếp cận nguồn vốn, chỉ có thể tiếp cận được những khoản vay ngắn hạn hoặc phải chịu chi phí vay đắt đỏ cho những món vay nhỏ. Đáng lưu ý là tiểu thương sẽ không thể vay vốn nếu không có tài sản thế chấp, thủ tục phức tạp, giải ngân chậm…
Để kịp thời tháo gỡ khó khăn cho các tiểu thương, Tổ chức Tài chính vi mô (TCVM) Thanh Hóa – một đơn vị hoạt động vì mục tiêu phát triển cộng đồng, đã có những chính sách hỗ trợ hiệu quả như: Cung cấp vốn vay trung và dài hạn không yêu cầu tài sản thế chấp, nhằm hỗ trợ tiểu thương phát triển công việc kinh doanh. Đặc biệt, đối với các tiểu thương đang sinh sống tại vùng sâu, vùng xa, khu vực miền núi, nguồn vốn này đã thực sự giúp các mô hình được mở rộng, phát triển bền vững.
Phạm Phương Thảo là một cô gái trẻ đang sinh sống tại huyện Cẩm Thủy. Dù mới 24 tuổi, Thảo đã có 3 năm kinh nghiệm kinh doanh hoa, cây cảnh và nay còn tạo việc làm cho 6 người. Ngay cả trong bối cảnh đại dịch COVID-19, Thảo vẫn kỳ vọng doanh thu của cô sẽ tăng đáng kể trong năm nay nhờ việc đa dạng hóa phương thức bán hàng, kết hợp thêm bán trực tuyến và bán buôn. Tiếp cận tài chính là một thách thức lớn đối với Thảo, cô lý giải: “Vì chúng tôi là gia đình trẻ, không có tài sản thế chấp và rất khó huy động tiền mặt. Chúng tôi rất khó tiếp cận các khoản vay từ ngân hàng thương mại. Tuy vậy, thông qua mô hình cho vay của Tổ chức TCVM Thanh Hóa, chúng tôi đã tiếp cận được khoản vay đầu tiên để đầu tư mở rộng mô hình kinh doanh”. Bên cạnh đó, thông qua Tổ chức TCVM Thanh Hóa, Thảo được tham gia khóa học miễn phí nhằm phát triển kỹ năng quản lý tài chính, marketing cho nữ doanh nhân. Cô còn nhận được học bổng trị giá 20 triệu đồng từ khóa học. Khóa học không những trang bị cho Thảo những kiến thức quan trọng, mà còn tạo thêm động lực để cô tiếp tục phấn đấu trong công việc sau này.
Thảo là một trong những khách hàng tiêu biểu trong tổng số hơn 17.000 khách hàng của TCVM Thanh Hóa đang vay vốn và phát triển thành công. Những tiểu thương như Thảo đã và đang từng ngày nỗ lực vì cuộc sống tốt hơn, đồng thời đóng góp cho sự phát triển kinh tế – xã hội tại địa phương, nhờ vào nguồn vốn vay gần gũi, thân thiện và mang giá trị xã hội, nhân văn sâu sắc.
Video đang HOT
Hà Tĩnh: Hợp tác xã này đã làm gì mà biến vùng đất hoang trước kia nay thành trang trại tiền tỷ?
Với nguồn vốn vay được sử dụng hiệu quả, đến nay, HTX Thanh niên Thượng Phú (Hồng Lộc, Lộc Hà, Hà Tĩnh) đã trở thành một trong những mô hình kinh tế hợp tác lớn nhất huyện, góp phần không nhỏ vào quá trình xây dựng nông thôn mới tại địa phương.
Từ một vùng đất hoang hóa, các thành viên HTX Thanh niên Thượng Phú (Hồng Lộc, Lộc Hà, Hà Tĩnh) đã cải tạo, đầu tư thành một khu trồng trọt, chăn nuôi hiệu quả.
Đầu tư bài bản
Khi mới thành lập, HTX bắt tay vào chăn nuôi lợn tập trung trên diện tích 4ha trên vùng sườn đồi hoang hóa của xã Hồng Lộc. Để bắt tay xây dựng mô hình, bước đầu, HTX huy động mỗi thành viên khoảng 400 triệu đồng tiền vốn. Với số vốn ban đầu phải bỏ ra là 1 tỷ 600 triệu đồng, HTX xây dựng các hạng mục như hệ thống chuồng trại, điện, nước, nhà điều hành... đồng thời liên kết với một doanh nghiệp thực hiện cung ứng con giống, khoa học kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm.
HTX thực hiện chăn nuôi lợn sạch khép kín và không sử dụng chất kháng sinh. Trong quá trình nuôi, thành viên tuân thủ nghiêm ngặt quy định về bảo vệ môi trường thông qua việc ứng dụng quy trình, kỹ thuật công nghệ mới như: Hầm biogas, men sinh học, ủ phân hữu cơ... để xử lý môi trường trong chăn nuôi.
Đến nay, HTX đã có một khu chăn nuôi lợn với 2 chuồng nuôi công suất 2.500 con lợn thương phẩm mỗi lứa. Để cho HTX vững bước đi lên và mở rộng quy mô, sau 2 năm thành lập, HTX đã vận động thêm 3 người khác cùng tham gia góp vốn vào HTX, nâng tổng số thành viên lên 7 người.
Khu vực chăn nuôi bò của HTX Thượng Phú. Ảnh: H.A
Năm 2021, doanh thu của HTX lên đến 17 tỷ đồng, lợi nhuận trên 2 tỷ đồng. HTX Thượng Phú được coi là một trong những mô hình kinh tế tập thể có quy mô lớn nhất huyện và hoạt động hiệu quả, bền vững. Không ít hộ dân, HTX đã đến đây để học hỏi kinh nghiệm sản xuất và được HTX sẵn sàng chuyển giao khoa học kỹ thuật.
Đến thời điểm này, các thành viên đã đầu tư khoảng 3 tỷ đồng để phát triển chăn nuôi theo mô hình tổng hợp. Ngoài khu vực chăn nuôi lợn, HTX còn thực hiện đào ao thả cá, nuôi thêm gà vịt, gia cầm, chăn nuôi bò nhằm tăng thêm thu nhập, cải thiện kinh tế cho các thành viên và người lao động. Với khởi đầu từ 50 con bò nái, theo tính toán của HTX, chỉ sau một năm rưỡi (kể từ khi thả giống), HTX sẽ có 50 bê con.
Giá bán bê khoảng 25 triệu đồng/con (4 tháng tuổi), còn nếu để lại nuôi tiếp thì 18 tháng sau sẽ bán được 55-60 triệu đồng/con. Như vậy, chỉ khoảng sau 2 năm, HTX thu hồi được chi phí đầu tư và bắt đầu có lãi. Qua đó không chỉ giúp các thành viên làm giàu mà còn hỗ trợ cho người nuôi bò trên địa bàn.
Để thuận tiện cho sản xuất, HTX trồng thêm cỏ voi. Chất thải từ quá trình chăn nuôi được tận dụng để ủ thành phân hữu cơ bón cho cỏ và diện tích lúa, ngô lấy nguyên liệu cho lợn, bò, gà ăn kết hợp với cám công nghiệp.
Nhờ chủ động trong sản xuất, trung bình mỗi năm, HTX có mức doanh thu 13-15 tỷ đồng, lợi nhuận 1,5 tỷ đồng, tạo việc làm cho thành viên và 5 lao động thường xuyên.
Góp phần xây dựng nông thôn mới
HTX Thượng Phú ra đời là một trong những nhiệm vụ quan trọng để xã Hồng Lộc hoàn thiện và giữ vững các tiêu chí trong xây dựng NTM. Vì vậy, khi đi vào hoạt động, HTX đã được xã tạo điều kiện thuê đất phát triển kinh tế chăn nuôi tổng hợp.
Hồng Lộc vốn là một xã miền núi, đời sống kinh tế của người dân còn gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, khi HTX Thượng Phú thực hiện tận dụng đất đai hoang hóa, xây dựng mô hình kinh tế đã tạo động lực cho địa phương thực hiện tiêu chí nâng cao thu nhập trong xây dựng NTM. Thu nhập bình quân đầu người hiện đạt 45 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo còn 2,7%, tỷ lệ lao động trong độ tuổi có việc làm thường xuyên đạt 94%. Xã hoàn thiện tiêu chí NTM vào năm 2018 (sớm 2 năm so với kế hoạch) và đang thực hiện nâng cao các tiêu chí NTM. Mục tiêu đến năm 2024 sẽ hoàn thành các tiêu chí NTM nâng cao và nâng thu nhập bình quân đầu người lên 63 triệu đồng/năm.
Theo đánh giá của UBND xã Hồng Lộc, thời gian qua, các mô hình kinh tế tập thể đã và hoạt động hiệu quả theo Luật HTX 2012. Qua đó, góp phần giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho hàng trăm lao động, giúp nhiều hộ làm giàu.
Các HTX đã tạo ra những điểm nhấn và sự sinh động trong bức tranh kinh tế tập thể cũng như góp phần xây dựng các địa chỉ tin cậy để nhân dân học tập và mạnh dạn làm theo.
Kiểm tra 100% việc sử dụng vốn các món vay mới Đó là một trong những nhiệm vụ các tổ tiết kiệm - vay vốn (TK-VV) phải thực hiện trong năm 2022 được đưa ra tại Hội nghị giao ban Quý IV/2021 của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh với 4 tổ chức hội, đoàn thể nhận ủy thác, tổ chức vào chiều 10-1. Cán bộ Ngân hàng Chính sách Xã hội...