Tài chính vi mô: “Đòn bẩy” sự tự tin của phụ nữ?
Theo nhiều chuyên gia tài chính, một trong những giải pháp để thúc đẩy tài chính toàn diện, xóa đói giảm nghèo là việc áp dụng mô hình tài chính vi mô đối với những người nghèo, ít có khả năng tiếp cận 36 dịch vụ ngân hàng chính thống.
Phụ nữ được cho là nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu mà các tổ chức tài chính vi mô nhắm tới (Ảnh TL)
Theo số liệu của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, năm 2016 Việt Nam còn khoảng 2,31 triệu hộ nghèo, chiếm 9,79% hộ dân cư trên cả nước và hơn 1,24 triệu hộ cận nghèo, chiếm 5,27% theo tiêu chuẩn nghèo đa chiều.
Tiến sỹ Đặng Thu Thủy, Học viện Ngân hàng thì cho biết, tính đến 30/9/2017, tại Việt Nam đã có 4 tổ chức tài chính vi mô chính thức được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép thành lập và hoạt động theo quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng gồm: Tổ chức tài chính vi mô trách nhiệm hữu hạn một thành viên Tình thương (TYM); Tổ chức tài chính vi mô trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên M7 (M7-MFI); Tổ chức tài chính vi mô trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên Thanh Hóa (Thanh Hóa MFI) và Tổ chức tài chính vi mô trách nhiệm hữu hạn một thành viên cho người lao động nghèo tự tạo việc làm ( CEP).
Cũng theo bà Thủy, lượng khách hàng tại các tổ chức tài chính vi mô chính thức khá lớn, tăng lên khá nhanh theo từng năm. Tính đến cuối năm 2017, tổng số khách hàng tại 4 tổ chức là 438.534 người. Có thể đây chưa phải con số quá lớn nhưng cho thấy các tổ chức TCVM đang dần dần thu hút được khách hàng đúng phân khúc mà mình hướng tới.
“Phụ nữ được cho là nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu mà các tổ chức tài chính vi mô nhắm tới. Tỷ lệ phụ nữ đi vay vốn tại Việt Nam chiếm 86,94% trên tổng số khách hàng đang vay vốn trên cả nước, thậm chí, ở một số tổ chức, như tổ chức TYM, tỷ lệ này xấp xỉ 100%. Điều này là dễ hiểu vì xuất phát từ thực tế là phụ nữ thường có ít điều kiện tiếp cận với các dịch vụ của các tổ chức chính thức, đặc biệt là tín dụng, bởi họ không có tài sản thế chấp. Mặt khác, phụ nữ vay vốn thường có tỷ lệ hoàn trả các khoản vay cao hơn nam giới do ngay từ khi bắt đầu tiến hành hoạt động kinh doanh họ thường suy nghĩ, tính toán và có bước đi cẩn trọng hơn,” bà Thủy nhấn mạnh.
Về vấn đề này, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Kim Anh cho biết, hoạt động tài chính vi mô từ lâu đã được biết đến là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống tài chính và là một trong những công cụ xóa đói giảm nghèo hữu hiệu. Khách hàng chủ yếu của tài chính vi mô là nhóm dân số có thu nhập thấp, nhóm người yếu thế, dễ bị tổn thương trong xã hội, đặc biệt là phụ nữ.
Thực tiễn cho thấy, với điều kiện vay vốn đơn giản, không cần tài sản thế chấp, cấp và nhận vốn ngay tại nơi người dân sinh sống, tài chính vi mô được xem là một công cụ “đòn bẩy” nhằm tăng cường sự tự tin của phụ nữ, thúc đẩy họ tham gia vào các hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng thu nhập và thoát nghèo, từ đó khẳng định vai trò và vị thế của họ trong gia đình và xã hội.
Video đang HOT
Hiện hoạt động tài chính vi mô tại Việt Nam vẫn còn một số hạn chế như hoạt động khá manh mún, sản phẩm, dịch vụ chưa đa dạng, các chỉ số bền vững hoạt động và tài chính của các tổ chức tài chính vi mô chưa cao, đặc biệt khuôn khổ pháp lý vẫn còn chưa toàn diện, thống nhất… Hơn nữa, công tác tư vấn, hỗ trợ, giáo dục về quản lý tài chính cho khách hàng tài chính vi mô nói chung và cho phụ nữ trong hộ gia đình nói riêng vẫn còn khiêm tốn. Những hạn chế này sẽ tác động không tốt tới cơ hội phát triển kinh tế lâu dài của hộ gia đình, trong đó có những người phụ nữ.
Ông Phạm Xuân Hòe, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược Ngân hàng cho biết, Ngân hàng Nhà nước đã và đang có những định hướng phát triển hoạt động tài cính vi mô và tài chính toàn diện. Ông Phạm Xuân Hòe giải thích, tài chính toàn diện được hiểu là việc các cá nhân và doanh nghiệp có thể tiếp cận với các sản phẩm dịch vụ tài chính hữu ích với giá cả phải chăng, đáp ứng được các nhu cầu của họ bao gồm: chuyển tiền, thanh toán, tiết kiệm, tín dụng và bảo hiểm, được cung cấp một cách có trách nhiệm và bền vững.
Nguyễn Mạnh
Theo congluan.vn
4 điều cần theo dõi ở FED trong tuần này
Sức mạnh của nền kinh tế Mỹ và áp lực giá tiêu dùng tăng lên sẽ đảm bảo cho một đợt tăng lãi suất nữa trong cuộc họp thứ tư tuần này, nhưng liệu khủng hoảng ở các thị trường mới nổi và mối lo ngại thương mại có khiến lộ trình tăng lãi suất của FED chậm hơn trong năm tới?
Kỳ vọng Fed sẽ tăng thêm 25 điểm cơ bản lãi suất trong tuần này
Ủy ban thị trường mở (FOMC) của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ nhóm họp trong tuần này để thiết lập chính sách tiền tệ và khả năng tăng lãi suất cơ bản thêm 0,25% là kỳ vọng của đa số. Tăng trưởng kinh tế đang rất mạnh mẽ không có chút nghi ngờ, với các chỉ số sản xuất cho thấy hoạt động của nền kinh tế có thể tiếp tục tăng tốc trong quý 3 năm nay, sau khi đã đạt tốc độ tăng trưởng ở mức kỷ lục 4,2% trong quý 2 vừa qua.
Cùng thời điểm, tất cả các chỉ số chính đo lường lạm phát đều cho kết quả cao hơn mức mục tiêu 2% của FED, tiền lương tăng lên, tỷ lệ thất nghiệp gần mức thấp nhất trong 18 năm qua và giá tài sản tiếp tục tăng lên. Tất cả các yếu tố này đều đưa đến kỳ vọng chính sách tiền tệ sẽ tiếp tục thắt chặt hơn nữa.
Chúng ta cũng cần xem xét đến những lý do khác ủng hộ cho việc điều chỉnh lãi suất lên cao hơn. Ví dụ, Chủ tịch Fed tại Boston là Eric Rosengren đã nhiều lần cảnh báo rằng chính sách tiền tệ nên được thắt chặt từ góc độ ổn định tài chính. Ông và những người khác lo ngại rằng chi phí vay quá thấp có thể là nguyên nhân gây ra rủi ro quá mức và điều này sẽ gây khó khăn cho nền kinh tế Mỹ trong tương lai.
Và với lý do đó, chúng ta có thể dự báo khả năng tăng lãi suất trong tuần này và một lần nữa trong tháng 12 năm nay là ở mức cao. Nhưng thị trường dĩ nhiên cũng sẽ theo dõi chặt chẽ những gợi ý về kế hoạch chính sách của Fed cho năm 2019. Dưới đây là bốn điều đáng quan tâm tại cuộc họp tuần này:
Phớt lờ căng thẳng thương mại
Tính cho đến lúc này, FED dường như không có gì tỏ vẻ lo ngại về cuộc chiến thương mại đang leo thang. Câu chuyện trong nước rõ ràng là mạnh mẽ và Fed chắc chắn sẽ muốn thấy một số tác động từ căng thẳng thương mại đến nền kinh tế trước khi cân nhắc thay đổi lộ trình thắt chặt, khi mà những bằng chứng khảo sát gần đây cho thấy một số doanh nghiệp đang xem xét lại quyết định đầu tư sẽ không đủ để tác động lên định hướng của FED.
Đối với nguy cơ lạm phát, như những lưu ý gần đây, ngay cả trong trường hợp xấu nhất là tất cả hàng nhập khẩu của Trung Quốc đều phải chịu mức thuế 25%, và ảnh hưởng này sẽ được chuyển trực tiếp tới người tiêu dùng, thì theo tính toán cũng sẽ chỉ làm tăng lạm phát thêm khoảng 1 điểm phần trăm. Tuy nhiên, nhiều khả năng các yếu tố thuế quan chỉ tác động ở mức tối thiểu và tác động làm tăng lạm phát 0,4 điểm phần trăm.
Nước Mỹ trên hết của FED bất chấp rủi ro thị trường mới nổi
Khủng hoảng ở các thị trường mới nổi cũng khó lòng ngăn cản Fed. Theo các cựu Chủ tịch Fed như Alan Greenspan, Ben Bernanke hoặc Janet Yellen, thì mọi thứ tuy có thể khác nhau nhưng cần được xem xét thận trọng, riêng đối với chủ tịch Fed hiện nay là Powell thì chỉ cần tập trung nhiều hơn vào câu chuyện trong nước. Đầu năm nay, ông đã gạt bỏ những lời chỉ trích rằng FED không cân nhắc đủ các tác động quốc tế của việc chi phí vay tại Mỹ lên cao, khi ông cho rằng "vai trò của chính sách tiền tệ của Mỹ thường bị phóng đại".
Dĩ nhiên chúng ta đồng ý rằng FED không thể giải quyết những thách thức cơ bản đối với những nền kinh tế mới nổi này, nhưng khi đồng đô la mạnh và chi phí vay của Mỹ cao hơn chắc chắn sẽ càng khiến tình hình của các nước này thêm tồi tệ.
Vì vậy, chúng ta có thể dự đoán rằng FED sẽ vẫn theo đuổi chính sách tiền tệ thắt chặt, điều này sẽ đảm bảo lãi suất tiếp tục "tăng dần lên". FED cũng sẽ cập nhật các dự báo của mình, mà lần công bố gần đây nhất là trong cuộc họp hồi tháng 6. Và lần này thị trường có thể thấy dự báo về GDP của FED có thể đánh dấu lần thứ 10 được điều chỉnh tăng lên, trong khi biểu đồ "dot plot" vốn thể hiện quan điểm của các thành viên FED cũng sẽ gợi ý đển khả năng tăng lãi suất vào tháng 12 tới.
Nước Mỹ trên hết là mục tiêu xuyên suốt trong các chính sách của các cơ quan Mỹ thời gian qua
Phản ứng của tổng thống Trump?
Tổng thống Mỹ Donald Trump dường như sẽ tiếp tục không vui với quyết định tăng lãi suất lần này của FED, dù trước đó vào đầu năm nay ông đã tuyên bố "không có gì đáng sợ" khi lãi suất cao hơn. Tổng thống Trump luôn cho rằng Fed đang xóa sạch "tất cả những nỗ lực mà chính quyền ông đã thực hiện để kéo nền kinh tế đạt mức tăng trưởng cao", và với cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ sắp tới gần, ông có thể lại lên tiếng phản ứng với quyết định tăng lãi suất của FED trong tuần này.
Tuy nhiên, các mối lo ngại của Tổng thống có thể sẽ sớm rơi vào hư không, vì sức mạnh của nền kinh tế Mỹ hiện nay và quyết tâm của FED để bảo vệ sự độc lập của mình khỏi các yếu tố chính trị chỉ càng khiến một quyết định tăng lãi suất là khó tránh khỏi
Lộ trình của FED có thể chậm lại trong năm 2019
Tuy nhiên, chúng ta thấy nền kinh tế Mỹ phải đối mặt với nhiều trở ngại hơn khi bước vào năm 2019. Chính sách kích thích tài khóa với việc cắt giảm mạnh thuế và tăng chi tiêu liên bang vào đầu năm nay sẽ không được lặp lại, cũng như sự hỗ trợ từ kích thích đó sẽ dần biến mất. Với chính sách tiền tệ chặt chẽ hơn dưới hình thức chi phí đi vay của Mỹ cao hơn và đồng đô la mạnh hơn cũng sẽ góp phần hãm phanh tăng trưởng.
Sau đó, những căng thẳng thương mại kéo dài tất yếu sẽ ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng và đẩy chi phí kinh doanh lên cao hơn, trong khi sự suy yếu của các thị trường mới nổi có thể bắt đầu tác động nhiều hơn đến hoạt động toàn cầu nói chung và Mỹ nói riêng.
Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là nền kinh tế Mỹ có nguy cơ sụt giảm mạnh. Nền kinh tế lớn nhất thế giới này dự báo sẽ tiếp tục tăng 2,3% trong năm tới so với mức 2,9% trong năm nay, nhưng cũng không có gì ngạc nhiên khi thấy tốc độ tăng lãi suất sẽ chậm lại vào năm 2019. Sau bốn lần tăng trong năm 2018, thì số lần tăng lãi suất trong năm 2019 được dự báo chỉ còn 2 lần, với xác suất rơi vào các cuộc họp trong quý 1/2019 và quý 3/2019.
ĐỒNG AN
Theo thegioitiepthi.vn
Bảo hiểm tiền gửi góp phần bảo đảm an toàn các quỹ tín dụng nhân dân Sau gần 20 năm triển khai chính sách bảo hiểm tiền gửi (BHTG), BHTG Việt Nam đã từng bước khẳng định được vai trò bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, góp phần duy trì sự ổn định và an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng nói chung và hệ thống quỹ tín dụng nhân dân...