Tái bùng phát COVID-19 ở Israel và bài học với các nước châu Á

Theo dõi VGT trên

Lây nhiễm COVID-19 tái bùng phát ở Israel bất chấp tỉ lệ tiêm chủng ở mức cao làm dấy lên những lo ngại về một cuộc chiến không có hồi kết.

Tái bùng phát COVID-19 ở Israel và bài học với các nước châu Á - Hình 1
Israel ưu tiên tiêm mũi vaccine thứ 3 cho nhóm đối tượng người cao tuổi. Ảnh: Reuters

Nhưng giới chuyên gia tại Israel và các nước châu Á cũng đã phác thảo ra một bức tranh nhiều sắc thái về thực tế tại quốc gia Trung Đông này, rút ra những bài học cũng như những nhen nhóm hy vọng về cách thức sống chung với COVID-19.

Ngày 5/9, Israel ghi nhận 9.739 ca nhiễm mới. Trước đó, nước này từng đạt mức kỉ lục về số ca nhiễm trong ngày hôm 3/9, với 11.187 ca. Nguyên nhân được cho là các cơ sở y tế tại Israel đẩy mạnh chiến dịch xét nghiệm. Nhưng con số dao động trung bình khoảng 10.000 ca nhiễm mới/ngày ở Israel là đáng báo động, trong bối cảnh hơn 60% dân số nước này đã được tiêm đủ 2 liều vaccine Pfizer.

Có khoảng 6.000 ca nhiễm rơi vào số chưa tiêm phòng, 4.000 ca còn lại thuộc nhóm đã hoàn tất tiêm chủng. Trên phạm vi toàn cầu, Israel là nước đầu tiên trên thế giới khuyến nghị tiêm mũi vaccine tăng cường đối với người từ 12 tuổi trở lên, đặt ra tiêu chí tiêm ba mũi mới được gọi là “tiêm đủ liều”.

Theo giới chuyên gia Israel, đây chưa hẳn là nguy cơ. Giáo sư Eyal Leshem thuộc Trung tâm Y khoa Sheba thậm chí còn đề cập đến một số khía cạnh tích cực trong làn sóng COVID-19 hiện nay tại Israel. Học sinh trở lại trường học, các hoạt động thương mại, kinh doanh, giải trí được duy trì, hạn chế duy nhất còn lại là đeo khẩu trang trong không gian kín.

Mở cửa kinh tế, nhưng số ca bệnh nặng ở Israel vẫn dưới ngưỡng 1.100 ca/ngày từng được ghi nhận tại thời kỳ đỉnh dịch hồi tháng 1 vừa qua. Trong làn sóng lây nhiễm mới nhất này, mức kỉ lục về ca bệnh nặng là 753/ngày. Đến ngày 4/9, con số này là 677 ca. Số ca tử vong cũng ở mức thấp, dao động từ 20-30 ca/ngày, chưa bằng một nửa so với hồi tháng 1.

“Chúng ta nhận thấy rõ mức độ bảo vệ tuyệt vời từ hai liều tiêm vaccine. Khi nhìn vào dữ liệu tỉ lệ dịch bệnh, không nên tuyệt đối hóa số ca nhiễm mới và cần lưu tâm đến số ca diễn tiến nặng. Ở khía cạnh này, chúng ta có tỉ lệ ca bệnh nặng ở người chưa tiêm vaccine là 300/100.000 dân. Nhưng với người tiêm đủ liều, tỉ lệ này chỉ là 19/100.000 dân. Đấy là tính với người trên 60 tuổi”, ông Leshem nói.

Video đang HOT

Giáo sư Paul Tambyah, Chủ tịch Hội châu Á-Thái Bình Dương về vi sinh và lây nhiễm lâm sàng, cùng chia sẻ quan điểm này vào cho rằng những gì đang diễn ra ở Israel càng củng cố vững chắc quan điểm lựa chọn phù hợp duy nhất là sống chung với COVID-19. “Số ca nhiễm ở Israel ở mức cao. Nhưng số ca bệnh nặng và tử vong cũng thấp hơn so với các làn sóng dịch bệnh trước đo ở thời điểm chưa triển khai chiến dịch tiêm vaccine”, ông Tambyah đánh giá.

Tái bùng phát COVID-19 ở Israel và bài học với các nước châu Á - Hình 2
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Singapore. Ảnh: THX/TTXVN

Ở thời điểm hiện tại, Singapore là nước dẫn đầu thế giới về tỉ lệ tiêm chủng, với hơn 80% dân số tiêm đủ hai liều. Nhưng số ca mắc mới tại Đảo quốc Sư tử vẫn ở trên mức 200, vượt so với mức hai con số trước đó. Dù Israel khác biệt Singapore về nhân chủng học và cũng là nước có tỉ lệ người không có ý định tiêm vaccine cao hơn, nhưng cả hai đều cho thấy một xu hướng về “cần phải chấp nhận số ca nhiễm tăng ở chừng mực nhất định, miễn là không đi kèm số ca bệnh nặng và tử vong tăng theo”, giáo sư Tambyah nêu quan điểm.

Nhưng nếu hai liều tiêm vaccine là đủ để “sống chung” với COVID-19, tại sao Israel lại sốt sắng tiêm mũi thứ 3. Theo ông Leshem, chính phủ Israel hiểu rằng biến thể Delta có mức lây nhiễm cao vẫn làm tăng số bệnh nhân nhập viện của ca nhiễm đột phá – đối tượng đã hai liều. Đi cùng đó là những kết quả nghiên cứu bước đầu tại Israel, cho thấy khả năng miễn dịch của vaccine suy giảm sau 6 tháng hoàn tất mũi thứ hai. Đến thời điểm này, Israel đã tiêm mũi ba cho gần 2,5 triệu dân.

Singapore cũng nằm trong nhóm nước có ý định tiêm mũi tăng cường. Một ủy ban chuyên gia về vaccine tại nước này đang thảo luận về kế hoạch này, tập trung vào việc có hay không nên tiêm mũi ba, nếu tiêm thì sẽ là cho đa số dân chúng, hay chỉ tiêm trên một nhóm đối tượng nhất định – là số dễ bị tổn thương.

Cả hai giáo sư Leshem và Tambyah đều định ra một tương lai mà ở đó các nước sẽ phải học cách kiểm soát các ổ dịch nhưng không được phép làm cản trở hoạt động kinh tế. Theo Leshem, thông điệp nằm ở điểm cần phải chấp nhận thực tế số ca mắc có thể tăng ngay cả khi độ che phủ vaccine lớn, một khi biến thể Delta lây lan trong cộng đồng. Để sống chung hiệu quả với COVID-19, cần tổng hợp các giải pháp về vaccine, tăng cường hệ thống miễn dịch, truyền thông đáng tin cậy từ chính quyền cũng như đề cao trách nhiệm công dân.

Về phần mình, ông Tambyah gọi chiến lược đưa số ca nhiễm về không (zero COVID-19) là phù phiếm, không thực tế. Singapore từ cuối tháng 6 đã đề ra lộ trình sống chung với COVID-19. “Chúng ta cần tập trung bảo vệ nhóm dễ bị tổn thương, kiểm soát các ổ dịch lớn, đẩy nhanh tiêm chủng, duy trì hệ thống y tế hoạt động hiệu quả và nâng cao sức khỏe thể chất, tinh thần, phúc lợi xã hội của người dân”, giáo sư Tambyah nói.

Từng là điểm sáng chống COVID-19, vì sao châu Á tụt hậu trong chiến dịch vaccine?

Israel, Anh và Mỹ đang nhìn thấy ánh sáng cuối đường hầm trong cuộc chiến chống COVID. Nhưng tại châu Á, những vấn đề liên quan đến nguồn cung cùng hoài nghi về vaccine đang khiến chiến dịch tiêm chủng ở khu vực tiến triển chậm chạp.

Từng là điểm sáng chống COVID-19, vì sao châu Á tụt hậu trong chiến dịch vaccine? - Hình 1
Nhân viên y tế và xe cứu thương được huy động để chuyển bệnh nhân COVID-19 tại Phnom Penh, Campuchia ngày 19/3/2021. Ảnh: AFP/TTXVN

Tại Israel, hơn 50% trong tổng dân số 9 triệu người đã được tiêm vaccine ít nhất một mũi. Sau khi đã có 24 triệu liều vaccine được đưa vào tiêm chủng, Anh dự kiến sẽ dỡ bỏ mọi biện pháp giãn cách xã hội vào cuối tháng 6 tới. Còn tại Mỹ, giới chuyên gia dự báo có khoảng 70% dân số - ngưỡng cần thiết để đạt được miễn dịch cộng đồng, sẽ được tiêm ngừa vaccine, đưa nhịp sống trở lại bình thường vào cuối mùa hè này. Ở chiều hướng khác, chiến dịch tiêm chủng tại châu Á lại diễn ra khá chậm chạp.

Sau khi được thế giới ngợi ca về thành công vượt trội phương Tây trong ngăn chặn dịch COVID-19 lây lan, các quốc gia châu Á-Thái Bình Dương đã bị tụt hậu so với Mỹ, Israel, Anh trong tiêm ngừa vaccine, do các vấn đề về nguồn cung, thách thức hậu cần, rào cản quy định, chủ nghĩa hoài nghi vaccine và cũng có thể là cả tâm lý hông coi vaccine là quá cấp thiết sau khi đạt thành công trong triển khai biện pháp kiểm soát bệnh dịch.

Trong khi Mỹ, Canada, Anh, Israel và một số nước khác triển khai tiêm ngừa COVID-19 từ tháng 12/2020 nhờ các hợp đồng đặt mua vaccine từ rất sớm, trước cả khi phê chuẩn cấp phép, đa phần các nước châu Á khởi động chiến dịch tiêm chủng trong tháng trước.

Tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Hong Kong/Trung Quốc và Australia, những nước có số ca tử vong ở mức thấp, giới chức chính quyền nhấn mạnh cách tiếp cận cẩn trọng khi tiêm chủng, muốn có thêm thời gian để kiểm chứng tác dụng phụ và buộc vaccine phải tuân thủ các tiêu chuẩn quy định nội địa dù đã được chứng minh an toàn ở nước ngoài.

Tháng 12/2020, với dưới 1.000 ca tử vong trong nước, Thủ tướng Australia Scott Morrison tuyên bố sẽ ưu tiên quan sát chiến dịch tiêm chủng ở nước ngoài, để bảo vệ cho kế hoạch của chính phủ về khởi động tiêm vaccine Pfizer từ tháng 3/2021.

Bộ trưởng Y tế Hàn Quốc tháng 2/2021 cũng nói rằng, chính quyền Seoul không nhận thấy phải vội vã trong chiến dịch tiêm chủng. Còn tại Singapore, nước khởi động chương trình trích ngừa sớm gần như nhất khu vực, từ cuối năm 2020, Thủ tướng Lý Hiển Long cũng nói Singapore không "chịu sức ép quá lớn" buộc phải đẩy nhanh tiêm chủng, khi số ca mắc mới đứng ở mức thấp.

Còn tại Nhật Bản, nơi tiến trình phê duyệt cấp phép sử dụng vaccine AstraZeneca và Moderna bị chậm lại do những quy định về thử nghiệm lâm sàng trong nội địa, chủ nghĩa hoài nghi vaccine cùng với những rườm rà trong thủ tục hành chính cũng là nguyên nhân khiến chương trình tiêm chủng bị trì hoãn. Rất khó để Nhật Bản hoàn tất trích ngừa vaccine cho dân chúng trong năm 2021.

Từng là điểm sáng chống COVID-19, vì sao châu Á tụt hậu trong chiến dịch vaccine? - Hình 2
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Jakarta, Indonesia ngày 10/3/2021. Ảnh: THX/TTXVN

Tâm lý e ngại vaccine cũng làm cho việc tiêm ngừa ở Hong Kong/Trung Quốc ít tiến triển. Hong Kong đa phần sử dụng vaccine Sinovac do Trung Quốc bào chế cho chiến dịch tiêm chủng. Vùng lãnh thổ này đã ghi nhận 7 ca tử vong sau khi tiêm vaccine, dù cơ quan chức năng khẳng định các trường hợp này không liên quan đến vaccine Sinovac. Khảo sát gần đây qua cho thấy, chỉ có 3/10 người dân Hong Kong nói sẵn sàng tiêm vaccine ngừa COVID-19.

Các nước châu Á đều sử dụng hợp lý nguồn cung vaccine hạn hẹp dựa trên nhu cầu, ưu tiên các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương, như người trên 65 tuổi, nhân viên y tế, người mắc bệnh nặng. Giới chuyên gia nhận định, theo cách tiếp cận này, các nước phát triển ở châu Á vẫn có thể đạt được miễn dịch cộng đồng trong năm nay, tuy có chậm hơn vài tháng so với những quốc gia phương Tây.

Nhưng rất khó để cho nhóm nước thu nhập thấp, đang phát triển tại khu vực đạt được mục tiêu này trong năm 2021. Nhiều nước Đông Nam Á hiện gặp khó khăn trong tìm kiếm nguồn cung, đặt mua vaccine khi các nước giàu nhanh chân hơn trong ký kết hợp đồng với các công ty dược chuyên chế tạo vaccine. Trong khi đó, khả năng cung ứng vaccine từ Cơ chế Covax (Covax Facility) lại hạn hẹp, không đủ để lấp chỗ trống.

Theo Hsu Li Yang, chuyên gia bệnh truyền nhiễm tại Đại học Y khoa Saw Swee Hock thuộc Đại học Quốc gia Singapore, vướng mắc về hậu cần cũng là một rào cản lớn với nhiều nước trong khu vực. Hai mẫu vaccine hàng đầu sử dụng công nghệ mRNA hiện nay là Pfizer và Moderna đều đặt ra những yêu cầu khắt khe trong khâu vận chuyển và bảo quản, ví như phải giữ ở nền nhiệt độ lạnh sâu, vượt quá khả năng hậu cần của phần lớn các quốc gia châu Á.

Thái Lan hiện mới chỉ trích ngừa được 117.000 liều vaccine AstraZeneca và khoảng 200.000 mũi vaccine Sinovac. Philippines tiếp nhận khoảng 1,1 triệu liều hai loại vaccine kể trên, rất nhỏ so với con số 148 triệu liều mà chính quyền nước này hy vọng sẽ có trong năm nay.

Tại tâm dịch lớn nhất Đông Nam Á là Indonesia, mới chỉ có khoảng 4,5 triệu mũi vaccine được trích ngừa tính đến thời điểm ngày 15/3, một tiến độ khá chậm so với mục tiêu hoàn tất tiêm chủng cho 181,5 triệu người dân nước này vào tháng 3/2022.

Tại Trung Quốc và Ấn Độ, hai nước đông dân nhất thế giới, việc phân phối và tiêm ngừa cho gần 3 tỉ dân là thách thức lớn nhất trong mục tiêu đạt miễn dịch cộng đồng. Đây là hai nước có khả năng tự chủ nguồn cung vaccine lớn, nhờ khả năng tự sản xuất, bào chế, nhưng cũng rất khó hoàn tất tiêm chủng vào cuối năm 2022.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Canada chuẩn bị ứng phó làn sóng di cư sau tuyên bố trục xuất của ông Trump
11:00:23 11/11/2024
Ông Trump nêu tên hai nhân vật sẽ không được mời vào chính quyền mới
19:45:11 11/11/2024
Giá vàng cắm đầu lao dốc, chuyên gia nói không phải chỉ do Trump
12:39:23 12/11/2024
Cậu út nhà Trump đã giúp cha chinh phục cử tri trẻ bằng cách nào?
22:48:22 11/11/2024
Ông Biden mời ông Trump tới Nhà Trắng, sẵn sàng chuyển giao quyền lực
10:34:30 11/11/2024
Bitcoin phá đỉnh lịch sử 80.000 USD, liên tục tăng sau khi ông Trump đắc cử
20:34:27 11/11/2024
Biểu tình nổ ra khắp nước Mỹ sau chiến thắng của ông Trump
20:12:26 11/11/2024
Mỹ điều chiến đấu cơ tấn công Houthi ở Yemen
22:58:34 11/11/2024

Tin đang nóng

Hành trình chinh phục vương miện Hoa hậu Quốc tế của Huỳnh Thị Thanh Thủy
23:29:26 12/11/2024
Bố hoa hậu Thanh Thủy có mặt ở Nhật Bản, căng thẳng tới đau bụng
22:40:51 12/11/2024
Trung Quốc: Xe điên tông thẳng vào đám đông khiến ít nhất 35 người thiệt mạng, hiện trường kinh hoàng
23:11:24 12/11/2024
Hoa hậu Đặng Thu Thảo, Hương Giang và loạt sao Việt "ăn mừng" Thanh Thủy đăng quang Miss International 2024
21:59:08 12/11/2024
Hoa hậu Thanh Thủy đăng quang Miss International từng bị chê 'da ngăm, não ngắn'
23:52:12 12/11/2024
9X Hải Phòng làm món đồ giá khủng, khách nước ngoài liên tục 'chốt đơn'
23:26:13 12/11/2024
'Kim Mao Sư Vương' Doãn Dương Minh nghiện cờ bạc đến suýt tự tử
23:26:01 12/11/2024
Bạn trai Selena Gomez vào top những người đàn ông quyến rũ nhất hành tinh
23:38:36 12/11/2024

Tin mới nhất

Máy bay của Lufthansa gặp nhiễu động không khí, 11 người bị thương

05:02:57 13/11/2024
Theo thông tin, trên máy bay có 329 hành khách và 19 thành viên phi hành đoàn. Người phát ngôn của Lufthansa khẳng định: An toàn của chuyến bay không hề bị đe dọa .

Bộ trưởng Quốc phòng Israel nhận định thời cơ tấn công Iran đã đến

05:00:43 13/11/2024
Bộ trưởng Quốc phòng Israel cho biết tình hình ngoại giao, tác chiến và chiến thuật của nước này chưa bao giờ thuận lợi như hiện nay để tiến hành tấn công chương trình hạt nhân của Iran.

Ông Trump rộng đường thực hiện chính sách khi phe Cộng hòa kiểm soát lưỡng viện

04:58:38 13/11/2024
Đảng Cộng hòa đã giành lại quyền kiểm soát Thượng viện, nơi chịu trách nhiệm xác nhận nội các và các đề cử tư pháp của tổng thống, bao gồm cả việc bổ nhiệm vào các vị trí trống trong Tòa án Tối cao.

Bạo loạn nhà tù tại Ecuador, 15 tù nhân thiệt mạng

04:56:27 13/11/2024
Ecuador vẫn tiếp tục đối mặt với tình trạng an ninh bất ổn trong bối cảnh các băng đảng tội phạm hành hoành và tình trạng bạo lực dâng cao tại các nhà tù.

Israel thông báo mở thêm cửa khẩu viện trợ vào Gaza

04:53:51 13/11/2024
Cùng ngày, các nhóm cứu trợ cho rằng Israel đã không đáp ứng được một loạt yêu cầu của Mỹ nhằm cải thiện cuộc khủng hoảng nhân đạo tại Gaza trước thời hạn chọn 13/11 nói trên.

Mỹ áp biểu phí với khí thải methane

04:51:27 13/11/2024
Chính quyền Tổng thống Biden đã công bố quy định này khi Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29) tại Baku, Azerbaijan bước sang ngày thứ hai.

Giai đoạn quyết định đến vị thế đàm phán trong xung đột Nga - Ukraine

22:04:59 12/11/2024
Những tháng mùa Đông - Xuân sắp tới được dự báo sẽ là giai đoạn then chốt định hình vị thế của các bên trong cuộc xung đột Nga-Ukraine, đặc biệt khi các cuộc đàm phán hòa bình có thể diễn ra trong tương lai.

Quan hệ Saudi Arabia - Iran 'ấm' lên trước thềm trở lại Nhà Trắng của ông Trump

22:04:23 12/11/2024
Phát biểu trên được ông Aref đưa ra trong cuộc họp với thái tử Saudi Arabia bên lề cuộc họp bất thường của Tổ chức Hợp tác Hồi giáo và Liên đoàn Arab tại thủ đô Riyadh (Saudi Arabia).

'Điểm chung' từ những lựa chọn trong nội các mới của ông Trump

22:04:07 12/11/2024
Có thể thấy, quá trình công bố các lựa chọn nhân sự đang diễn ra của ông Trump có tổ chức hơn so với năm 2016, phần lớn nhờ vào vai trò của bà Susie Wiles, người được đề cử là Chánh văn phòng Nhà Trắng sau khi điều hành chiến dịch tranh...

Nhiều vụ nổ gần tàu di chuyển ngoài khơi thành phố Hodeidah của Yemen

22:03:44 12/11/2024
Diễn biến trên xảy ra trong bối cảnh lực lượng Houthi ở Yemen mới đây tuyên bố sẽ tiếp tục các hoạt động quân sự ở Biển Đỏ để thể hiện sự ủng hộ Palestine, bất kể những thay đổi chính sách tiềm tàng sau cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ.

Tổng thư ký LHQ kêu gọi tập trung vào 3 định hướng chống biến đổi khí hậu

22:01:01 12/11/2024
Khi COP29 bắt đầu diễn ra, các vụ cháy rừng bất thường ở bờ Đông nước Mỹ vẫn tiếp diễn và ảnh hưởng xấu đến chất lượng không khí tại New York. Trong khi đó, các nhà khoa học dự báo năm 2024 sẽ là năm nóng nhất trong lịch sử.

Đức: Thống nhất thời điểm dự kiến bầu cử Quốc hội liên bang

21:26:01 12/11/2024
Dự kiến ngày 11/12, Thủ tướng Olaf Scholz sẽ đệ trình kiến nghị bỏ phiếu tín nhiệm lên Quốc hội. Cuộc bỏ phiếu tại Quốc hội chỉ có thể thực hiện được sau ít nhất 48 giờ và dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 16/12.

Có thể bạn quan tâm

Đến nhà anh trai ngủ nhờ, nửa đêm khó ngủ lại nghe tiếng gõ cửa vang trời, tôi lọ mọ xuống xem thì chết đứng khi gã hàng xóm đang ôm chầm lấy chị dâu

Góc tâm tình

07:50:09 13/11/2024
Sau đó, tôi điếng người thấy cảnh tượng bất ngờ. Chị dâu tôi đang đỡ anh hàng xóm vào phòng. Anh ta liên tục ôm rồi hôn chị dâu.

Đến du lịch Quảng Bình vào mùa mưa có những trải nghiệm hấp dẫn gì?

Du lịch

07:49:25 13/11/2024
Mùa mưa có thể không phải là lựa chọn phổ biến cho du khách khi đến Quảng Bình du lịch, nhưng sẽ mang đến cảm nhận vẻ đẹp rất riêng của mảnh đất này...

Testosterone thấp ở nam giới cảnh báo nhiều bệnh toàn thân

Sức khỏe

07:47:46 13/11/2024
Theo PGS. Hoài Bắc, trước đây việc chẩn đoán suy giảm testosterone ở nam giới dựa trên ngưỡng về nồng độ nội tiết trong máu theo khuyến cáo của các hội chuyên ngành.

Đôi bạn tù kết thân cùng nhau trộm cắp liên tỉnh

Pháp luật

07:21:10 13/11/2024
Trong thời gian chấp hành án, Lộc và Bảo kết thân với nhau. Sau khi ra tù, cả hai vẫn giữ liên lạc. Do cùng bị nghiện ma túy nên cả hai đã bàn nhau đi thuê xe ô tô rồi hành nghề trộm cắp.

Lộ tin nhắn gây tranh cãi của Thanh Thuỷ về chiếc váy "sóng gió" trước khi đăng quang Miss International 2024

Sao việt

07:02:48 13/11/2024
Gần 3 thập kỷ cử người đẹp chinh chiến, Việt Nam lần đầu được gọi tên cho ngôi vị cao nhất. Chiến thắng của Thanh Thuỷ khiến cả mạng xã hội bùng nổ, nhiều Hoa hậu, Á hậu Việt cũng phải trầm trồ.

Độc đạo - Tập 31: Hồng gặp lại em trai thất lạc, khóc nghẹn không dám nhận

Phim việt

06:54:03 13/11/2024
Đổi lấy thông tin về con đường độc đạo, Hồng được Long cung cấp những thông tin về em trai ruột. Hai anh em gặp nhau, nhưng Hồng không biết nói ra sự thật như thế nào và chưa dám nhận em trai.

"Em gái quốc dân" kiện 180 người

Sao châu á

06:32:38 13/11/2024
Nữ ca sĩ, diễn viên IU - người có biệt danh Em gái quốc dân của Hàn Quốc - đang quyết liệt ứng phó với hoạt động của tội phạm trực tuyến.

Mì xào thịt gà - bữa ăn nhanh gọn, đầy đủ dinh dưỡng cho cả gia đình

Ẩm thực

06:08:12 13/11/2024
Hương vị đậm đà của thịt gà kết hợp với vị ngọt thanh của bông cải xanh tạo nên món mì xào thịt gà thơm ngon, hấp dẫn.

Phim Việt giờ vàng được khán giả mong ngóng từng ngày: Dàn cast "đỉnh hiếm có", nội dung cực xúc động

Hậu trường phim

05:57:34 13/11/2024
Đây là một dự án quy mô hoành tráng, quy tụ dàn diễn viên đa thế hệ vô cùng đông đảo, bao gồm cả những nghệ sĩ gạo cội lẫn những diễn viên trẻ lần đầu xuất hiện trên sóng VTV.

Vì sao sê ri 'Harry Potter' gặp khó khi tuyển diễn viên vào vai cụ Dumbledore?

Sao âu mỹ

05:51:35 13/11/2024
Theo Variety, hãng Warner Bros. Television đang nhắm diễn viên Mark Rylance (64 tuổi) cho vai giáo sư Albus Dumbledore trong loạt phim truyền hình Harry Potter (chiếu trên HBO).