Tai biến mạch máu não là căn bệnh mà người trẻ có thể mắc, đây là cách phòng tránh đơn giản nhất
Tai biến mạch máu não là bệnh nguy hiểm, có thể để lại di chứng và nguy cơ gây tử vong cao nếu không được chữa trị kịp thời.
Tai biến mạch máu não nguy hiểm như thế nào?
Tai biến mạch máu não nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ để lại các biến chứng nguy hiểm. Biến chứng của tai biến mạch máu não sẽ phụ thuộc vào vị trí não bị ảnh hưởng và khoảng thời gian não không có oxy là bao lâu.
Các biến chứng phổ biến gồm:
Sưng não sau tai biến mạch máu não.
Được gây ra bởi các vấn đề về hô hấp, biến chứng của nhiều bệnh nặng. Người bệnh gặp khó khăn trong việc nuốt có thể khiến thức ăn, đồ uống đi vào phổi, dẫn đến viêm phổi.
Trầm cảm lâm sàng
Điều này là rất phổ biến sau tai biến mạch máu não hoặc có thể trở nên tồi tệ hơn với những người bị trầm cảm trước tai biến.
Động kinh
Biến chứng này khá phổ biến ở người bị tai biến mạch máu não. Nguyên do là sau tai biến, não hoạt động bất thường, gây ra co giật.
Giảm hoặc mất thị lực
Có thể xảy ra ở một hoặc cả hai mắt.
Các chi bị co cứng
Biến chứng của tai biến mạch máu não có thể khiến cơ bắp các chi bị co cứng, dẫn đến khả năng vận động của người bệnh bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Video đang HOT
Chứng nghẽn mạch máu
Việc mất khả năng vận động hoặc khả năng vận động bị hạn chế một cách nghiêm trọng có thể khiến cục máu đông hình thành trong tĩnh mạch chân, gây ra chứng nghẽn mạch máu.
Mất chức năng ngôn ngữ đột ngột
Sau tai biến, một số người bệnh bị mất khả năng nói. Theo thống kê, có khoảng 1 triệu người Mỹ bị mất khả năng ngôn ngữ và có gần 180.000 trường hợp mới mỗi năm, theo Hiệp hội Hội chứng bất lực ngôn ngữ quốc gia (National Aphasia Association). Người bị hội chứng này sẽ gặp vấn đề khó nói, nói không đầy đủ, nói những từ vô nghĩa, không hiểu người khác nói gì…
Cách phòng tránh là gì?
Thật sự, tai biến mạch máu não là căn bệnh vô cùng nguy hiểm. Chính vì thế, ngay từ khi còn trẻ, bạn nên chủ động phòng ngừa, tốt nhất nên có lối sống lành mạnh và kiểm tra sức khỏe tổng quát định kỳ để sớm phát hiện những bất thường và điều trị kịp thời.
Giữ huyết áp ở mức lý tưởng
Huyết áp cao là một trong những nguyên nhân gây ra các cơn đột quỵ. Để duy trì huyết áp ở mức lý tưởng dưới 135/85 mmHg, bạn cần giảm muối trong chế độ ăn uống, không quá 1,5 g mỗi ngày (khoảng 1/2 thìa cà phê), tránh các loại thực phẩm giàu cholesterol như bánh mì kẹp thịt, phô mai và kem; nên ăn 4-5 phần rau và trái cây mỗi ngày, 2-3 phần cá mỗi tuần.
Bên cạnh đó, bạn cần tiêu thụ thêm ngũ cốc nguyên hạt và sữa ít chất béo. Người bệnh có thể dùng thêm thuốc ổn định huyết áp theo hướng dẫn của bác sĩ.
Giữ chỉ số khối cơ thể thấp hơn 25
Chỉ số khối cơ thể (BMI) trên 25 khiến chúng ta có thể bị thừa cân, béo phì, từ đó dẫn đến nguy cơ mắc đột quỵ não. Để kiểm soát chỉ số BMI ở mức thấp hơn 25, người bệnh không nên ăn quá 1.500-2.000 calorie mỗi ngày (tùy thuộc mức độ hoạt động và chỉ số BMI), đồng thời nên tăng cường vận động thể chất như đi bộ, chơi golf hoặc tennis đều đặn.
Tập thể dục nhiều hơn
Người bệnh có thể tập thể dục ở cường độ vừa phải như đi dạo sau bữa tối, tham gia một câu lạc bộ thể dục với bạn bè, đi thang bộ thay vì thang máy ít nhất 5 ngày/tuần. Nếu không thể tập liên tục 30 phút, bạn có thể chia nhỏ thành 10-15 phút/lần và 2-3 lần/ngày.
Hạn chế uống bia, rượu
Thay vì thường xuyên sử dụng rượu, bia với nồng độ cao, bạn nên uống rượu vang đỏ với một lượng vừa phải (khoảng 1 ly nhỏ mỗi ngày). Rượu vang đỏ có chứa resveratrol, giúp bảo vệ tim và não.
Kiểm soát bệnh đái tháo đường
Việc kiểm soát chỉ số đường huyết theo hướng dẫn của bác sĩ là điều cần thiết. Ngoài ra, bạn nên áp dụng chế độ ăn uống khoa học, tập thể dục và dùng thuốc điều trị để giữ đường huyết luôn ở mức ổn định.
Không hút thuốc lá
Theo nhiều nghiên cứu, hút thuốc lá có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ. Nếu khó từ bỏ thuốc lá, bạn nên nhờ bác sĩ tư vấn để chọn cách thích hợp, ví dụ sử dụng các sản phẩm giúp cai thuốc lá như viên ngậm nicotine, miếng dán…
Theo emdep.vn
Phục hồi chức năng sau tai biến mạch máu não bằng phương pháp vật lý trị liệu
Tai biến mạch máu não để lại nhiều di chứng ở các mức độ khác nhau và dẫn đến tàn tật nhiều nhất. Để phục hồi chức năng sau tai biến mạch máu não, hiện nay Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An là một trong những địa chỉ tin cậy của rất nhiều bệnh nhân.
Di chứng nặng nề
Thời điểm giao mùa này lượng bệnh nhân bị tai biến nhập viện khá nhiều. Có mặt tại Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An - một trong những bệnh viện tuyến tỉnh thời gian qua có nhiều phương pháp trong điều trị tai biến hiệu quả, tại khoa Vật lý trị liệu phục hồi chức năng, chúng tôi đã được tiếp xúc với nhiều bệnh nhân bị tai biến với độ tuổi khác nhau, mỗi người đang được điều trị theo những phác đồ phù hợp.
Các bác sỹ điều dưỡng vào hồ sơ bệnh án điện tử trên máy tính. Ảnh: Đức Anh
Bệnh nhân Lương Thanh Chuyên (năm nay 72 tuổi) đến từ huyện Quế Phong, là một trong những bệnh nhân bị tai biến nặng, đã từng đi điều trị nhiều nơi nhưng chưa khỏi. Hiện nay bệnh nhân Chuyên đang được điều trị, phục hồi chức năng tại khoa Vật lý trị liệu.
"Ông nhà tôi bị tai biến từ đầu năm 2018. Bệnh đến rất nhanh, chỉ trong tích tắc, lúc ấy ông đang ngủ, đột ngột tỉnh giấc và không thể nhấc được cánh tay lên. Người nhà lập tức đưa ông vào bệnh viện huyện, rồi bệnh viện tỉnh trong tình trạng rất nguy kịch, não hầu như không hoạt động, nửa người bên phải liệt hoàn toàn, tiên lượng chỉ còn sống sót 20%".
Bà Quang Thị Mai - vợ bệnh nhân Chuyên
Sau 2 ngày cấp cứu tích cực, ông Chuyên đã tỉnh. Hơn 1 tháng nằm viện, người nhà túc trực 24/24h để phục vụ vì dù đã tỉnh nhưng ông Chuyên vẫn nằm bất động một chỗ.
Không thể kể hết những vất vả mà bà Mai - vợ ông và các con đã trải qua suốt hơn nửa năm trời ông Chuyên nằm viện. Bà Mai chia sẻ: "Trước đây ông ấy luôn nhẹ nhàng với vợ con, nhưng từ ngày bị bệnh, ông trái tính trái nết, hay gắt gỏng, quát tháo mỗi khi có ai đó phục vụ không đúng ý khiến làm cho không khí gia đình luôn nặng nề". Đầu tháng 7/2018, qua tìm hiểu và được sự giới thiệu của người thân, gia đình đã chuyển ông xuống Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An để điều trị.
Tập luyện phục hồi theo đúng phác đồ điều trị. Ảnh: Đức Anh
Còn với ông Lê Anh Sáng ở xã Thanh Khê (Thanh Chương), năm nay 70 tuổi, bị tai biến mạch máu não 20 năm nay. Do không được điều trị kịp thời nên ông để lại di chứng khá nặng nề: không đi lại được, hầu như chỉ ngồi xe lăn để di chuyển, tay chân run rẩy, không cầm nắm được, miệng méo xệch. Bà Nguyễn Thị Lan - vợ ông Sáng cho hay, tất cả mọi việc bà đều phải phục vụ ông 20 năm nay. Ông đi đâu là bà đi theo đó. Hơn 1 năm nay, gia đình quyết định chuyển bảo hiểm của ông về Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An để điều trị, phục hồi sau tai biến mạch máu não.
"Đa số những bệnh nhân bị tai biến đều nhập viện trong tình trạng liệt tay, chân hoặc liệt nửa người, không đi lại được, sinh hoạt phụ thuộc hoàn toàn vào người nhà. Bệnh nhân thường thay đổi về tâm lý như có suy nghĩ tiêu cực, chán nản, mệt mỏi, hay cáu gắt... ".
Bác sỹ Cao Xuân Bình - Khoa Vật lý trị liệu PHCN
Phương pháp điều trị
Tai biến mạch máu não là loại bệnh lý thường xảy ra ở người trên 45 tuổi, trong đó 2/3 xảy ra ở tuổi trên 65, nam thường bị nhiều hơn nữ. Tai biến mạch máu não có tỷ lệ tử vong cao, đứng hàng đầu trong các bệnh thần kinh và là nguyên nhân gây tử vong thứ hai sau các bệnh tim mạch. Hiện nay, Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An là một trong những bệnh viện trên địa bàn tỉnh có khả năng phục hồi cao nhất cho những bệnh nhân sau tai biến mạch máu não.
Đa số bệnh nhân bị tai biến nặng đều không thể tự phục vụ bản thân mà phải có sự hỗ trợ của bác sỹ điều trị và người nhà. Ảnh: Đức Anh
Hiện Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An đã thành lập Trung tâm Phục hồi chức năng tai biến mạch máu não để hướng dẫn phòng ngừa tai biến mạch máu não cho người dân biết phát hiện nguy cơ để có biện pháp phòng ngừa tốt nhất. Bệnh viện đã và đang cố gắng làm tốt cả về tuyên truyền phòng ngừa, điều trị di chứng sau tai biến.Tuy nhiên, sau tai biến mạch máu não, việc phục hồi chức năng sẽ tùy thuộc vào mức độ tàn tật và khả năng hoạt động chức năng của bệnh nhân. Nếu bệnh nhân bị liệt nửa người và phải nằm liệt giường, mọi sinh hoạt đều phụ thuộc người khác thì việc tập luyện là những bài tập thụ động do người chăm sóc giúp đỡ hoặc điều dưỡng viên vật lý trị liệu.
Một trong những giải pháp phục hồi chức năng cho bệnh nhân sau tai biến đó là bác sỹ điều trị phải thật kiên nhẫn trong phương pháp điều trị và tập luyện cho bệnh nhân từ những động tác nhỏ nhất như co cơ tay. Ảnh: Đức Anh
Cùng với kết hợp ăn uống, tập luyện, bệnh nhân bị tai biến sẽ có phác đồ điều trị riêng theo từng trường hợp cụ thể để đạt được hiệu quả cao nhất. Ảnh: Đức Anh
Hướng dẫn cho bệnh nhân tai biến tập đi trên thanh song song - một trong những giải pháp hỗ trợ bệnh nhân có thể tự vận động các cơ chân. Ảnh: Đức Anh
Thông thường bệnh nhân phục hồi khá tốt trong 3 tháng đầu, phục hồi chậm hơn ở 3 tháng tiếp theo, ngoài 6 tháng thì phục hồi rất chậm. Do đó, phục hồi chức năng sau tai biến đòi hỏi người bệnh phải hết sức kiên trì tập luyện và tuân thủ theo liệu trình hỗ trợ điều trị của cơ sở y tế. Người nhà nên động viên tư tưởng và chăm sóc kỹ cho bệnh nhân trong quá trình hỗ trợ điều trị.
GS. Cao Minh Châu - Trưởng Bộ môn Phục hồi chức năng Đại học Y Hà Nội, nguyên Phó Giám đốc Trung tâm Phục hồi chức năng Bạch Mai
Tập vận động, phục hồi chức năng càng sớm càng tốt là cách duy nhất giúp bệnh nhân giảm các di chứng, biến chứng sau các cơn tai biến. Thời gian qua, Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An với đội ngũ y, bác sỹ, kỹ thuật viên có trình độ chuyên môn cao, nghiệp vụ vững vàng trong lĩnh vực vật lý trị liệu phục hồi chức năng đã giúp bệnh nhân sớm hồi phục chức năng vận động, đưa người bệnh tái hòa nhập với cộng đồng, xã hội và đem lại cho họ cuộc sống tốt đẹp hơn.
Sau khi xảy ra các cơn tai biến, người bệnh nên tập phục hồi chức năng càng sớm càng tốt, việc tập luyện phục hồi chức năng sẽ được tiến hành theo từng giai đoạn. Mục tiêu chung là nhằm giúp người bệnh phục hồi chức năng vận động có thể di chuyển được, phục hồi chức năng ngôn ngữ như nghe, nói, hiểu được, sớm hòa nhập với cuộc sống. Di chứng sau tai biến mạch máu não để lại khiến cho bệnh nhân khó có thể vận động, đi lại. Để giảm bớt các di chứng và phòng bệnh tái phát, khi trở về nhà sau giai đoạn cấp cứu, bệnh nhân vẫn phải được chăm sóc và điều trị theo phác đồ riêng.
ThS. Thái Thị Xuân - Giám đốc Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An
Theo baonghean
'An cung' Hàn Quốc: Hoạt huyết hay phòng ngừa đột quỵ? Niềm tin vào "thần dược" phòng ngừa tai biến, đột quỵ An cung ngưu hoàng hoàn tan biến khi cơ quan chức năng Bộ Y tế công bố nhiều loại an cung có chứa các chất độc như thủy ngân, asen, gần đây nhiều người chuyển sang sử dụng thực phẩm chức năng có tác dụng tương tự của Hàn Quốc, vậy "an...