Tai bị ngứa nhưng không đau là bệnh gì?
Nếu bạn cảm thấy mình thường xuyên phải lấy ngón út hay tăm bông để ngoáy tai, hãy thận trong bởi đây có thể là triệu chứng ngứa tai cảnh báo một số vấn đề sức khỏe tiềm ẩn, đặc biệt nếu ngứa tai kèm theo chảy dịch hoặc đau đớn.
Tai là một bộ phận rất nhạy cảm và có thể bị ngứa do nhiều nguyên nhân khác nhau. Đôi khi một người bị ngứa tai chỉ vì tai họ nhạy cảm hơn so với người khác.
1. Các triệu chứng khi bị ngứa tai
Một người có thể bị ngứa tai kèm theo các triệu chứng như ngứa họng, phát ban, đỏ da vùng tai, bị ù tai hoặc cảm thấy tai bị bít lại.
Trong trường hợp nguyên nhân là do nhiễm trùng, ngứa tai sẽ kèm theo sốt, sưng tấy tai, đau ở tai, tai chảy dịch (hoặc mủ có mùi hôi).
Có nhiều nguyên nhân gây ngứa tai (Ảnh: Internet)
2. Tai bị ngứa là bệnh gì?
Dù bất kể nguyên nhân gây ngứa tai là gì thì bạn cũng không nên cố gắng nhét một thứ gì đó vào tai và ấn hay ngoáy liên tục bởi điều này có thể khiến tai bị tổn thương, đặc biệt nếu tổn thương là do nhiễm trùng hoặc dị vật.
Dưới đây là những nguyên nhân khiến tai bị ngứa bao gồm cả tai bị ngứa có gây đau và không đau mà bạn có thể tham khảo.
- Ráy tai
Khi ráy tai tích tụ quá nhiều có thể khiến tai bị ngứa. Dù hầu hết tai của mọi người đều có khả năng tự làm sạch nhưng với những trường hợp có xu hướng sản xuất ráy tai nhiều hơn bình thường hoặc không thể tự đẩy ráy tai ra ngoài tai thì có thể bị ngứa tai thường xuyên khi ráy tai không được làm sạch đúng cách.
Các triệu chứng khác của việc ráy tai tích tụ quá nhiều có thể kể đến như đau tai, cảm giác như tai bị bít lại, mất thính lực tạm thời, ù tai, ho, dịch tiết có mùi chảy ra từ tai.
Việc lấy ráy tai nên được thực hiện bằng cách dụng cụ chuyên dụng hoặc tại các cơ sở tai – mũi – họng. Theo Health, có đến 2 – 5% người dùng tăm bông để lấy ráy tai không đúng cách khiến tai bị chấn thương, bao gồm bầm tím và chảy máu ống tai ngoài.
- Viêm tai ngoài
Viêm tai ngoài hay còn gọi là bệnh tai ở người bơi lội. Bệnh phổ biến ở trẻ em hơn so với người lớn theo 3 mức độ viêm khác nhau:
Mức độ nhẹ: Viêm tai ngoài ở mức độ nhẹ hay còn gọi là viêm tai ngoài sớm với các triệu chứng ban đầu như ngứa trong ống tai; quan sát thấy ống tai hơi đỏ và kéo nhẹ vành tai sẽ thấy đau. Ở một vài trường hợp, trong tai có thể có một ít dịch.
Bệnh viêm tai ngoài phổ biến ở trẻ em hơn so với người lớn (Ảnh: Internet)
Video đang HOT
Mức độ trung bình:Lúc này mức độ ngứa sẽ tăng lên, ống tai có cảm giác nóng đỏ, đau nhiều hơn. Một số bệnh nhân phàn nàn rằng họ cảm thấy ống tai như bị “tắc nghẽn” và khả năng nghe bị suy giảm.
Mức độ nặng: Bị viêm tai ngoài mức độ nặng có thể dẫn tới các đơn đau kéo từ tai đến cổ, mặt và hai bên đầu. Quan sát thấy ống tai bị sưng nề và gần như bị tắc nghẽn hoàn toàn. Người bệnh có thể bị sốt và lên hạch ở cổ.
Tình trạng này cần được điều trị bằng thuốc kháng sinh nhỏ tai. Cách tốt nhất để ngăn ngừa viêm tai ngoài là luôn giữ cho tai khô ráo. Khi tắm hoặc bơi lội, đặc biệt ở các khu vực bể bơi công cộng, nên sử dụng nút bịt tai và lau khô tai sau khi bơi xong.
- Các vấn đề về da
Các vấn đề về da có thể ảnh hưởng đến ống tai của bạn và gây ra các triệu chứng như khô, chàm, bệnh vẩy nến hoặc viêm da tiết bã.
Dị ứng da: Vùng da bên trong tai có thể bị ngứa do phản ứng dị ứng do các sản phẩm xịt tóc hay dầu gội. Các sản phẩm có chứa niken như khuyên tai; nhựa, cao su, kim loại như tai nghe, máy trợ thính cũng có thể gây phát ban da gọi là viêm da tiếp xúc.
Bệnh chàm hoặc bệnh vẩy nến: Hai bệnh này có thể khiến ống tai người bệnh bị ngứa nghiêm trọng và rất khó chịu do da bong tróc.
- Nhiễm nấm
Nhiễm nấm như Aspergillus, Candida có thể là nguyên nhân khiến bạn bị ngứa tai, cụ thể là ngứa ống tai ngoài. Nguy cơ nhiễm nấm tai cao hơn với người sống ở môi trường nóng ẩm (kể cả các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới); vệ sinh kém sạch sẽ; đang mắc một tình trạng ảnh hưởng tới hệ miễn dịch chẳng hạn như bệnh tiểu đường; lạm dụng thuốc nhỏ tai kháng sinh.
Không nên sử dụng tăm bông để ngoáy vệ sinh sâu trong tai (Ảnh: Internet)
- Viêm mũi dị ứng
Viêm mũi dị ứng có thể xảy ra khi một người tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, mạt bụi hoặc lông động vật. Viêm mũi dị ứng có thể khiến bạn bị ngứa tai do nghẹt mũi, chảy nước mắt, sổ mũi, đau nhức đầu, hắt hơi nhiều lần,…
3. Khi nào ngứa tai cần thăm khám bác sĩ?
Tùy thuộc vào từng nguyên nhân gây ngứa tai là gì mà các biện pháp điều trị cũng có sự khác biệt.
- Sử dụng vài giọt dầu ô liu hoặc dầu em bé để giảm ngứa do da tai khô.
- Đảm bảo máy trợ thính vừa vặn với tai, vì máy trợ thính không vừa có thể gây kích ứng.
- Làm sạch tai bên ngoài bằng vải mà không cần đưa bất cứ thứ gì vào lỗ tai.
- Nếu tắc nghẽn do ráy tai, vài giọt dầu em bé hoặc thuốc nhỏ tai không kê đơn có thể giúp làm lỏng ráy tai.
- Nếu không hiệu quả, có thể cần đến bác sĩ để rửa tai bằng dung dịch nước muối hoặc dùng bộ dụng cụ vệ sinh tai chuyên dụng tại nhà.
- Nếu ngứa tai do điều kiện da liễu như bệnh vẩy nến, có thể cần sử dụng thuốc mỡ tại chỗ.
- Với ngứa tai do nhiễm trùng, thuốc kháng sinh nhỏ tai hoặc uống là cần thiết để loại bỏ vi khuẩn.
- Đối với tai ngứa do viêm mũi dị ứng, có thể cần dùng thuốc chống dị ứng như thuốc kháng histamine để quản lý tình trạng này.
- Nếu dị ứng thức ăn là nguyên nhân gây ngứa tai, người bệnh có thể theo dõi chế độ ăn và triệu chứng để xác định thức ăn nào gây ra triệu chứng.
Nếu các biện pháp tại nhà không mang lại kết quả hoặc nếu có triệu chứng nặng hơn như đau tai hoặc mất thính lực bạn cần thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt để được chẩn đoán và can thiệp phù hợp.
Nam thanh niên bị điếc đột ngột vì thói quen thường gặp ở người trẻ
Bỗng nhiên mất thính lực sau khi ngủ dậy, chàng trai 22 tuổi không ngờ nguyên nhân đến từ thói quen hầu hết các bạn trẻ ngày nay mắc phải.
Sáng hôm đó, Tiểu Húc (Giang Tô, Trung Quốc) vừa thức dậy thì điện thoại đổ chuông. Điều kỳ lạ là tiếng chuông này đột nhiên trở nên rất nhỏ, kèm theo nhiều tạp âm lạ mà anh chưa từng nghe thấy bao giờ. Khi áp điện thoại di động vào tai phải, Tiểu Húc không thể nghe rõ lời nói của đầu dây bên kia. Phía bên tai trái thì rất khó chịu, giống như bị ù tai kèm theo âm thanh vo ve của cả đàn ong.
Nghĩ rằng đường truyền mạng có vấn đề, cộng thêm mình chưa tỉnh ngủ nên Tiểu Húc không để tâm mà đi tắm rửa rồi chuẩn bị bữa sáng. Trong lúc ăn sáng, anh gọi lại cho khách hàng một lần nữa. Lần này anh còn cẩn thận dùng bông sạch ngoáy tai, mở sẵn loa ngoài nhưng vẫn không nghe thấy gì.
Anh thử dùng chiếc điện thoại dự phòng khác gọi cho một người bạn nhưng tình trạng cũng tương tự; ngay cả khi mở nhạc trên laptop cũng không có gì thay đổi.
Lúc này, Tiểu Húc thực sự lo lắng nên quyết định nhắn tin xin nghỉ làm và bắt xe tới Bệnh viện Đại học Y Nam Kinh (Trấn Giang, Giang Tô, Trung Quốc) thăm khám.
TS Mã Vĩnh Minh, Trưởng khoa Tai mũi họng và Phẫu thuật đầu cổ của Bệnh viện Đại học Y Nam Kinh, cũng là bác sĩ điều trị cho Tiểu Húc cho biết, khi nhận được kết quả chẩn đoán điếc đột ngột, chàng trai trẻ đã không giữ được bình tĩnh. Một phần vì không nghe thấy âm thanh xung quanh nên bệnh nhân khó kiểm soát âm lượng, liên tục la hét cho rằng các y bác sĩ bị nhầm lẫn.
Trong suy nghĩ của Tiểu Húc, nếu không phải do gặp tai nạn nghiêm trọng thì điếc chỉ có thể là bệnh tuổi già. Một chàng trai 22 tuổi khỏe mạnh như anh không thể mắc bệnh này.
Theo bác sĩ Mã, điếc đột ngột là một rối loạn tai mũi họng không hề hiếm gặp nhưng lại dễ bị xem nhẹ. Nếu phát hiện muộn, có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng về thính giác, thậm chí có thể gây mất thính lực vĩnh viễn.
Điếc đột ngột chỉ tình trạng giảm sức nghe ít nhất 30 decibel ở ít nhất 3 tần số liên tiếp xảy ra trong vòng 72 giờ, thường xảy ra ở một bên tai, các dấu hiệu thường rõ ràng nhất vào buổi sáng sau khi thức dậy. Bệnh xảy ra khi có tổn thương tai trong, thần kinh thính giác hoặc trung tâm thính giác ở não.
Những người bị điếc đột ngột thường phát hiện mất thính giác khi thức dậy vào buổi sáng, có những người phát hiện ra giảm thính lực đột ngột khi đang cố gắng nghe gì đó, chẳng hạn như khi đang sử dụng điện thoại, thậm chí có những trường hợp ngược lại, người bệnh nghe thấy tiếng ồn ào ngay trước khi thính giác của họ biến mất.
Những người bị điếc đột ngột cũng có thể nhận thấy một hoặc nhiều triệu chứng như: cảm giác đầy tai, chóng mặt và/hoặc ù tai....
Một số người bị điếc đột ngột không đến gặp bác sĩ vì họ nghĩ rằng mất thính lực là do dị ứng, viêm xoang, ráy tai nhiều hoặc các tình trạng thông thường khác như viêm tai giữa, viêm tai ngoài,... Tuy nhiên, điếc đột ngột là một cấp cứu trong chuyên khoa Tai Mũi Họng nên cần phải khám điều trị sớm.
Điếc đột ngột có thể tự phục hồi một phần hoặc hoàn toàn thính lực một cách tự nhiên trong vòng một đến hai tuần, tuy nhiên việc đánh giá tự hồi phục trên lâm sàng rất khó, nếu chẩn đoán và điều trị điếc đột ngột muộn có thể ảnh hưởng đến kết quả điều trị. Ngược lại, nếu người bệnh được điều trị sớm, đúng phác đồ thì khả năng phục hồi thính lực sẽ tốt hơn rất nhiều.
Về dịch tễ học, điếc đột ngột xảy ra với tỉ lệ từ 1 đến 6 người trên 5.000 người mỗi năm, nhưng trên thực tế có thể cao hơn nhiều vì điếc đột ngột nhiều lúc không được chẩn đoán.
Hầu hết là điếc đột ngột không tìm thấy nguyên nhân, chỉ khoảng 10% những người được chẩn đoán điếc đột ngột tìm thấy được nguyên nhân như:
-Do Virus: Các bệnh lý có thể gây bệnh điếc đột ngột như: Quai bị, thủy đậu, zona, HIV, cúm, sởi,.....
-Do bệnh lý mạch máu: Tăng huyết áp, bệnh máu tăng đông,...
-Do chấn thương gây rách màng nhĩ, dò ngoại dịch, vỡ xương thái dương, gây trật khớp xương con (xương làm nhiệm vụ dẫn truyền âm thanh),....
-Do nhiễm độc: Ngộ độc thuốc nhóm Aminozid, ngộ độc rượu, ngộ độc thuốc lá,...
-Do rối loạn chuyển hóa: Đái tháo đường, tăng Lipid máu, suy giáp trạng,... gây thiếu máu của động mạch tai trong, dẫn đến nhiễm độc tai trong
-Do miễn dịch: Bệnh Lupus ban đỏ hệ thống,...
-Do tổn thương thần kinh thính giác: U dây thần kinh số VIII, viêm dây thần kinh,...
-Do rối loạn thần kinh: Rối loạn lo âu, trầm cảm, căng thẳng, stress,...
Nếu như trước đây, điếc đột ngột chủ yếu gặp ở người trung niên, cao tuổi thì khoảng 5-10 năm trở lại đây, bệnh này rất phổ biến ở người trẻ, nhất là thanh niên dưới 30 tuổi. Nguyên nhân gây bệnh ở Tiểu Húc cũng chính là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất về lối sống dẫn tới tình trạng trên.
Đeo tai nghe quá nhiều, đeo sai cách, sử dụng âm lượng quá lớn có thể gây hại cho thính giác và sức khỏe con người. Ảnh minh họa
Cụ thể, Tiểu Húc sử dụng tai nghe quá nhiều với âm lượng quá lớn trong thời gian dài. Sau khi tốt nghiệp cao đẳng, vì quá khó để tìm được công việc đúng ngành học nên Tiểu Húc làm telesale hơn 1 năm. Công việc của anh phải gọi điện thoại rất nhiều, giao tiếp với khách hàng ngay cả buổi tối, trong lúc đi xe buýt về nhà nên chiếc tai nghe dần trở thành "vật bất ly thân".
Để giải tỏa căng thẳng trong công việc, Tiểu Húc cũng có sở thích nghe nhạc bất cứ khi nào rảnh rỗi. Đáng nói, anh có thói quen nghe nhạc, nghe điện thoại ở mức âm lượng tai nghe rất lớn. Tổng thời gian sử dụng tai nghe, nhất là loại tai nghe nhét tai (in ear) của Tiểu Húc ít nhất là 10 tiếng mỗi ngày, có những ngày thậm chí còn đeo luôn tai nghe đi ngủ.
Một khảo sát của Tổ chức Y tế Thế giới cho thấy, gần một nửa số người trên thế giới trong độ tuổi từ 12 - 35, tương đương 1,1 tỷ người có nguy cơ bị suy giảm thính lực, chủ yếu do thường xuyên đeo tai nghe để nghe nhạc âm lượng lớn.
Bác sĩ Mã giải thích thêm: "Sử dụng tai nghe quá nhiều tác động tiêu cực đến tai theo 2 cách chính. Đầu tiên, nó khiến cho các tế bào thần kinh trong ốc tai phải làm việc quá sức. Thứ 2 là làm không khí và máu khó lưu thông, dẫn đến tai dễ bị viêm nhiễm, tích tụ nhiều ráy tai. Từ đó gây ra suy giảm thính lực, điếc tạm thời hay thậm chí là bị mất thính lực vĩnh viễn.
Hơn nữa, khó mà tránh được tổn thương tai và suy giảm thính lực nếu hằng ngày tiếp xúc với âm thanh có cường độ 85 - 90 decibels (dB) liên tục trên 2 giờ đồng hồ và kéo dài trên 12 tháng. Bởi vì với âm thanh ở ngưỡng 94dB, tai chúng ta có thể chịu đựng được 1 tiếng mỗi ngày. Còn với ngưỡng âm thanh là 105dB, tai con người chỉ có thể chịu đựng được khoảng 4 phút mỗi ngày".
Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, tốt nhất không nên đeo tai nghe quá 2 giờ đồng hồ mỗi ngày. Không dùng tai nghe liên tục quá 15 phút mà cần cho tai có thời gian nghỉ ngơi giữa những lần sử dụng, nhất là với các loại tai nghe nhét sâu vào trong tai. Đương nhiên, không nên nghe tai nghe ở âm lượng quá lớn, vượt quá 60% tổng mức âm lượng thiết bị và vệ sinh tai nghe thường xuyên.
May mắn là trường hợp của Tiểu Húc chỉ bị mất thính lực tạm thời. Sau khi nhập viện và điều trị 5 ngày, anh đã lấy lại được trên 90% thính lực và được xuất viện tiếp tục điều trị ngoại trú.
Chữa viêm da cơ địa bằng tắm lá, bé 5 tháng tuổi phải nhập viện Sau 5 tháng gia đình tự ý chữa viêm da cơ địa cho bé bằng cách tắm nhiều loại lá, khiến vùng da bị bong tróc, chảy dịch, quấy khóc nhiều phải nhập viện. Mới đây, BSCKII Nguyễn Tiến Thành - thành viên Hội Da liễu Việt Nam cho biết, vừa tiếp nhận trường hợp bệnh nhân 5 tháng tuổi được gia đình...