Trẻ bị viêm tai đi máy bay có ảnh hưởng gì không?
Áp suất trong tai và áp suất trong khoang máy bay có thể khiến tai trẻ bị đau và như bị bít chặt.
Liệu có an toàn khi để trẻ bị viêm tai đi máy bay?
Viêm tai ( nhiễm trùng tai) ở trẻ em là một tình trạng phổ biến ở trẻ em từ 3 tháng đến 3 tuổi và phổ biến cho đến khi 8 tuổi, có thể gây ra do vi khuẩn hoặc virus. Các triệu chứng thường gặp bao gồm đau tai, sốt, quấy khóc, khó ngủ, và đôi khi có thể có chất lỏng chảy ra từ tai.
Trong nhiều trường hợp nghiêm trọng, việc mất cân bằng áp suất khi di chuyển bằng máy bay có thể gây ra những cơn đau tai cực độ, chóng mặt thậm chí là vỡ/thủng màng nhĩ và mất thính lực. Dưới đây là những thông tin mà phụ huynh cần biết khi trẻ bị viêm tai và bạn đang có ý định di chuyển bằng máy bay, đặc biệt là dịp Tết Nguyên đán 2024 này.
1. Trẻ bị viêm tai đi máy bay có ảnh hưởng gì không?
Với câu hỏi trẻ bị viêm tai đi máy bay có được không thì câu trả lời phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng viêm tai ở trẻ. Nếu tình trạng viêm tai ở mức cấp tính khiến màng nhĩ trẻ căng phồng lên thì việc áp suất chênh lệch trong tai giữa và khoang máy bay (cabin) gây ra sẽ khiến trẻ khó chịu, đôi khi viêm tai nặng có thể khiến màng nhĩ bị rách, vỡ.
Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng viêm tai mà trẻ có thể đi máy bay được hay không (Ảnh: Internet)
Ngoài ra, ống eustachian (ống nối tai giữa và vòm họng) của trẻ cũng hẹp hơn so với người lớn nên ống eustachian cũng khó cân bằng áp suất không khí hơn. Đặc biệt là khi ống này bị tắc bởi chất nhầy (dịch) do viêm tai nặng, cảm lạnh hoặc tắc nghẽn do các adenoids sưng to lên (mảng mô nằm cao trong cổ họng, ngay sau mũi. Chúng cùng với amidan bảo vệ cơ thể bằng cách bẫy vi trùng xâm nhập qua miệng và mũi). Sự sự sưng lên của adenoids cũng có thể làm tắc nghẽn ống vòi nhĩ, là nguyên nhân dẫn đến viêm tai giữa phổ biến ở trẻ hơn so với người lớn.
Nếu trẻ bị viêm tai trong vòng vài giờ trước lịch bay, hãy cân nhắc tới việc hoãn chuyến bay lại, nếu có thể, cho tới khi hết nhiễm trùng. Điều này sẽ giúp trẻ tránh được cơn đau ngày càng tăng và giảm nguy cơ đối mặt với việc vỡ hoặc rách màng nhĩ. Viêm tai thường giảm dần trong vòng một đến hai ngày nên việc tránh cho tai gặp phải chênh lệch áp suất này có thể là điều cần thiết.
2. Trẻ viêm tai đi máy bay cần lưu ý gì?
24 giờ – 48 giờ sau khi nhiễm trùng tai xảy ra, bạn có thể kiểm tra các dấu hiệu khó chịu ở trẻ có thể quan sát được. Chẳng hạn nếu trẻ không bị sốt hay đau đớn thì trẻ có thể đã sẵn sàng để lên máy bay. Tham khảo thêm ý kiến bác sĩ để nhận được lời khuyên phù hợp và các khuyến nghị giúp trẻ cảm thấy ổn hơn trong suốt chuyến bay khi đang bị viêm tai.
Trong suốt chuyến bay, nếu trẻ tỏ ra không thoải mái, một liều giảm đau acetaminophen hoặc ibuprofen theo khuyến nghị của bác sĩ có thể sẽ giúp ích.
Ngoài ra, hãy thử cho trẻ uống nước hoặc uống thứ gì đó để giúp làm phồng ống eustachian và giảm áp lực trong tai, trừ thời điểm máy bay vừa cất cánh bởi lúc này áp lực trong tai trẻ chưa có sự thay đổi, tương tự với thời điểm máy bay hạ cánh. Nếu trẻ đang bú bình hoặc bú mẹ, bạn nên giữ trẻ đứng thẳng trong khi bú hay thay bằng ti giả.
Trẻ viêm tai đi máy bay cần lưu ý gì? (Ảnh: Internet)
Khi máy bay cất cánh và hạ cánh, nên giữ trẻ luôn tỉnh táo bởi khi ngủ thao tác nuốt sẽ diễn ra ít hơn.
Video đang HOT
Một số trẻ cho thấy ngậm kẹo cứng hoặc nhai kẹo cao su có thể giúp cân bằng áp suất trong tai tốt hơn. Nếu trẻ trên 3 tuổi, bạn có thể thử cách này nhưng nên nhớ cần đảm bảo an toàn phòng ngừa nguy cơ hóc ở trẻ.
Với trẻ lớn hơn, cha mẹ có thể dạy trẻ cách cân bằng áp suất trong tai bằng cách hít vào một hơi chậm, véo nhẹ đầu mũi, ngậm miệng lại và thở ra bằng mũi, theo Healthline.
Nếu trẻ đang dùng thuốc có chứa thuốc kháng histamine hoặc thuốc thông mũi, hãy trao đổi với bác sĩ về việc có nên tiếp tục dùng thuốc trong suốt chuyến bay hay không.
Trong một số trường hợp, trẻ có thể tiếp tục bị đau tai trong thời gian dài hơn (lên đến vài giờ) nếu áp suất ở tai không được giải phóng. Bạn có thể tiếp tục cho trẻ uống thuốc giảm đau theo hướng dẫn cho đến khi cơn đau giảm bớt. Nếu tình trạng này tiếp tục kéo dài hơn vài giờ, hãy gọi cho bác sĩ để được tư vấn.
3. Tìm hiểu về tổn thương tai do đi máy bay (ear barotrauma)
Tổn thương tai do đi máy bay còn gọi là đau tai máy bay, viêm tai do áp lực khí xảy ra khi những sang chấn tại màng nhĩ và mô tai giữa do sự chênh lệch áp suất trong tai giữa và khoang máy bay gây nên. Thông thường, khi áp suất cabin thay đổi, ống eustachian giúp cân bằng áp suất trong tai giữa bằng cách mở ra và cho phép không khí vào hoặc ra ngoài.
Tuy nhiên khi không xảy ra sự cân bằng áp suất, nó có thể tích tụ ở một bên màng nhĩ gây ra khó chịu. Sự chênh lệch này rõ rệt nhất là khi máy bay bắt đầu cất cánh, khi máy bay lấy độ cao quá nhanh cũng như hạ độ cao khi tiếp đất.
Đây là một trong những vấn đề thường gặp phải khi đi máy bay và là tình trạng tạm thời. Trong nhiều trường hợp, bạn có thể giúp cân bằng lại áp suất chênh lệch đó bằng cách nuốt hoặc ngáp, nhưng với những trường hợp bị viêm tai thì việc cân bằng áp suất có thể trở nên khó khăn hơn, theo Healthline.
Tổn thương tai do đi máy bay còn gọi là đau tai máy bay, viêm tai do áp lực khí xảy ra khi những sang chấn tại màng nhĩ và mô tai giữa do sự chênh lệch áp suất trong tai giữa và khoang máy bay gây nên (Ảnh: Internet)
Để phòng tránh tổn thương này, việc giữ ống Eustachian mở ra là rất quan trọng. Nếu bạn đang bị dị ứng, cảm lạnh nặng hoặc viêm tai thì hãy cân nhắc lên lịch lại cho chuyến bay của mình, nếu không thể thì bạn cần:
- Liên hệ với bác sĩ để được tư vấn
- Uống thuốc giảm nghẹt mũi khoảng một giờ trước khi máy bay cất cánh và sau đó làm theo hướng dẫn sử dụng thuốc cho lần uống tiếp theo
- Sử dụng xịt mũi để giảm nghẹt mũi
- Sử dụng thuốc chống dị ứng,…
Nhìn chung, nếu trẻ đang bị viêm tai và cần phải di chuyển bằng máy bay, nếu có thể cha mẹ nên hoãn chuyến bay cho tới khi trẻ cảm thấy ổn hơn. Nếu không thể, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ và chăm sóc tai trẻ cẩn thận trong suốt chuyến bay để tránh các nguy cơ nghiêm trọng ảnh hưởng tới tai trẻ như vỡ, rách màng nhĩ.
Loại trà quen thuộc giúp giảm viêm họng và ho không phải ai cũng biết
Dù không thể thay thế phương pháp điều trị y tế nhưng một số loại trà giúp làm dịu cơn ho do viêm họng và giảm các triệu chứng khó nuốt, ngứa hoặc kích ứng cổ họng, đau họng.
Uống trà ấm rất quan trọng trong việc giữ ẩm, giữ nước cho cổ họng. Bạn nên uống từng ngụm nhỏ trong ngày vì cách này có thể giúp cổ họng phục hồi nhanh hơn và giảm cảm giác kích ứng.
Tại sao nên uống trà khi viêm họng?
Uống nước nói chung đặc biệt quan trọng kể cả khi khỏe hay bị bệnh. Chất lỏng giúp giữ ẩm cho cổ họng, làm giảm đau và kích ứng ở cổ họng.
Nhiều loại trà pha mật ong có chứa chất chống oxy hóa giúp cơ thể chống lại cảm lạnh, giảm đau và sưng tấy do viêm họng.
Các chất lỏng ấm như trà làm dịu cổ họng bị kích thích do đó càng có thêm lý do để thưởng thức một tách trà ấm. Ngoài việc cung cấp nước, một số loại trà có thể mang lại lợi ích thực sự cho sức khỏe.
Nhiều loại trà, hỗn hợp thảo dược có chứa chất chống oxy hóa, là những hợp chất có thể giúp cơ thể chống lại các bệnh như cảm lạnh, một số loại virus, thêm chút mật ong có tác dụng chống viêm, giảm đau và sưng tấy do cảm lạnh. Mật ong có tính kháng khuẩn tự nhiên giúp bao phủ cổ họng và làm dịu kích ứng.
Dưới đây là một số loại trà tốt cho người viêm họng, giảm ho hiệu quả.
Trà cam thảo
Trà cam thảo là loại thức uống thảo mộc có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Theo chuyên gia dinh dưỡng Keri Gans đang hành nghề tại Mỹ, chúng chứa lượng lớn các hợp chất kháng khuẩn, kháng virus giúp cơ thể ngừa bệnh nhiễm trùng theo mùa. Các đặc tính chống viêm trong loại trà này sẽ làm lành cổ họng nhanh và dịu đi những cơn ho khó chịu.
Bên cạnh đó, trà cam thảo còn hỗ trợ cải thiện tình trạng tức ngực, làm tan dịch nhầy ở đường hô hấp và giúp bạn thở lại bình thường.
Cụ thể, chất liquilitin và liquiritigenin trong loại trà này hoạt động như chất long đờm giúp bạn dễ thở hơn, còn chất glycyrrhizin đóng vai trò như một lớp bảo vệ cổ họng khỏi kích ứng.
Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)
Trà gừng
Trà gừng cũng có thể giúp làm dịu cơn đau khi viêm họng, giảm nghẹt mũi. Một nghiên cứu năm 2013 cho thấy chiết xuất nước nóng của gừng tươi có thể giúp bảo vệ bạn khỏi virus hợp bào hô hấp - một loại virus có khả năng lây nhiễm cao thường ảnh hưởng đến trẻ nhỏ - mặc dù vẫn cần những nghiên cứu mạnh mẽ hơn trên con người.
Rễ gừng có chứa các đặc tính kháng khuẩn và chống viêm có thể giúp chống lại bệnh tật từ gốc. Gừng cũng có thể giúp hạ nhiệt độ cơ thể và hạ sốt. Có thể thêm một chút quế để tăng tác dụng kháng khuẩn.
Theo Samantha Cassetty - chuyên gia dinh dưỡng từng xuất bản nhiều đầu sách y học, gừng chứa nhiều đặc tính chống viêm giúp ngăn ngừa tận gốc các nguyên nhân gây đau họng. Ngoài ra, trà gừng còn là một chất hỗ trợ chống buồn nôn phổ biến và làm dịu cơ thể trong những ngày trở bệnh.
Bạn có thể pha trà gừng bằng cách băm nhuyễn gừng tươi và pha với nước nóng, sau đó cho thêm mật ong hoặc vài lát chanh tươi để tăng cường lợi ích. Hoặc nếu quá bận rộn thì mua trà gừng túi lọc cũng được, nhưng hãy nhớ là không được cho quá nhiều đường vì sẽ làm phản tác dụng.
Trà xanh
Trong trà xanh chứa nhiều hợp chất polyphenol có tác dụng chống oxy hóa mạnh, giúp tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể và chống nhiễm trùng.
Một tách trà ấm khi viêm họng sẽ chữa lành các mô bị tổn thương, giảm sưng và giảm đau rất tốt. Uống trà xanh cũng là biện pháp giúp cổ họng ẩm và không bị khô, từ đó giảm tình trạng kích ứng và đau họng kéo dài.
Trà chanh tỏi gừng
Trà làm từ chanh, tỏi và gừng có đặc tính chống oxy hóa và chống viêm. Allicin (có trong tỏi), các hợp chất phenolic như gingerol, chogaol và zingerone (có trong gừng) và vitamin C (từ chanh) giúp chống viêm họng do cảm lạnh hoặc cúm.
Ngoài ra, loại trà này còn giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và giảm thời gian tồn tại của virus.
Những người đang dùng thuốc chống đông máu hoặc những người có tiền sử loét dạ dày không nên dùng gừng do gừng có chứa đặc tính chống đông máu có thể làm tăng nguy cơ chảy máu và xuất huyết.
Trà Salvia (xô thơm) muối biển
Đây là loại cây thuộc họ bạc hà, trông rất giống hoa oải hương. Cùng họ với oregano, oải hương, hương thảo, cỏ xạ hương và húng quế.
Một phương pháp điều trị đau họng tại nhà tuyệt vời khác là súc miệng bằng nước ấm và trà Salvia với muối biển. Salvia có đặc tính làm se giúp giảm đau tạm thời, trong khi muối biển có đặc tính chống nhiễm trùng giúp tăng cường phục hồi các mô bị viêm.
Trà xô thơm là thức uống có nhiều công dụng đối với sức khỏe, đặc biệt là phụ nữ. Bạn có thể uống trà xô thơm cùng chanh hoặc mật ong.
Trà chanh mật ong
Uống nước chanh ấm có thể đặc biệt hữu ích khi bị viêm họng hay ho kéo dài vì nó bổ sung thêm một lượng nhỏ vitamin C vào chế độ ăn uống. Vitamin C giúp tăng cường hệ thống miễn dịch. Thêm mật ong vào nước chanh tốt cho người viêm họng và ho.
Một số nghiên cứu cho thấy mật ong có thể giúp giảm ho, tăng tốc độ phục hồi cơn đau họng vì đặc tính chống viêm và kháng khuẩn.
Nghẹt mũi do dùng thuốc thông mũi điều trị thế nào? Khi thời tiết lạnh, nhiều người bị nghẹt mũi, nhất là người bị viêm mũi dị ứng. Khi bị nghẹt mũi, đa số người bệnh tự ý mua thuốc có tác dụng thông mũi về dùng mà không biết rằng lạm dụng thuốc sẽ khiến mũi bị nghẹt hơn. Nguyên nhân do đâu và xử trí thế nào? 1. Vì sao thuốc thông...