Tại anh, tại ả, tại cả…con ruồi!
Như vậy là sau những ồn ã kéo dài thì vụ án “chai nước ngọt có ruồi” cũng đã tạm khép lại với phiên tòa sơ thẩm và mức án 7 năm tù cho bị cáo Võ Văn Minh.
1. Hình ảnh đứa con của bị cáo Võ Văn Minh quấn lấy cha trước vành móng ngựa trong thời gian chờ tòa nghị án khiến nhiều người gờn gợn. Cá nhân tôi thấy đó là sự ám ảnh.
Chính vì hình ảnh đó mà nhiều người trong cái trách giận lại thấy thương cho bị cáo khi tòa tuyên 7 năm tù. 7 năm dài hay ngắn, tất nhiên là rất dài. Ai biết 7 năm ngồi tù thì chuyện gì sẽ xảy ra?. Vợ thiếu hơi chồng, con vắng bóng cha, gia đình biết thế nào?. Đó là chưa kể đến danh dự, đến vô vàn những hệ lụy. Nhưng, vì sao ra nông nỗi ấy?
Trở lại quãng thời gian tháng 12/2014 khi Võ Văn Minh (trú tại xã An Cư, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang) phát hiện ra con ruồi trong chai nước Number One của Công ty TNHH Thương mại dịch vụ Tân Hiệp Phát. Minh đã giấu kín rồi nảy sinh ý định dùng chai nước đe dọa và yêu cầu Tân Hiệp Phát phải chi ra 1 tỷ đồng để đổi lấy sự im lặng. Nếu không, anh sẽ tung hê mọi thứ cho báo chí biết. Thương hiệu của doanh nghiệp vì chuyện này sẽ tiêu tan.
Võ Văn Minh là một người nông dân bình thường, không khá giả lắm. Người nông dân này đã nảy sinh lòng tham khi muốn “bán” chai nước có ruồi để “mua một miếng đất”. Minh nghĩ rằng, 1 tỷ đồng với một doanh nghiệp lớn như Tân Hiệp Phát thì chỉ là…mắt muỗi.
1 tỷ Minh có thể mua được đất, có thể xây được nhà, có thể mở rộng đầu tư kinh doanh, nói chung 1 tỷ với người nông dân có thể làm được rất nhiều thứ. Chắc hẳn là trước khi ra giá với “đối tác”, trong đầu người nông dân này cũng đã vẽ ra những dự án quan trọng cho tương lai của gia đình mình.
Thế nhưng, kết cục của “chai nước có ruồi” lại rẽ theo một lối khác…
Video đang HOT
2. Tân Hiệp Phát là doanh nghiệp lớn. Thường khi người ta lớn thì cách ứng xử và xử lý cũng sẽ khác so với một doanh nghiệp kinh doanh kiểu “cò con”. Họ có những con người chuyên nghiệp để xử lý khủng hoảng một cách chuyên nghiệp. Nhưng, chuyện gì đã xảy ra?
Nhận được phản ánh của người tiêu dùng, doanh nghiệp này cuống cuồng cử người đi đàm phán. Họ nâng lên đặt xuống, “cò kè bớt 1 thêm 2″ hết lần này đến lần khác, cuối cùng cả hai chốt giá “chai nước có ruồi” là 500 triệu đồng.
Doanh nghiệp lớn này không có nhiều “miếng võ” để thủ thân, không có khả năng xử lý khủng hoảng. Bằng chứng là sau khi đồng ý trả 500 triệu đồng mua sự im lặng của Võ Văn Minh, Tân Hiệp Phát vẫn dùng cách “vừa đàm vừa đánh”. Bán chai nước có mấy nghìn đồng lẻ mà mua lại những 500 triệu thì họa có mà…điên. Theo suy luận thì Tân Hiệp Phát đã nghĩ như vậy.
Chiêu thức “vừa đàm vừa đánh” đó Tân Hiệp Phát đã sử dụng nhiều lần và lần nào cũng có hiệu quả cả. Một mặt hẹn giao tiền, mặt khác báo cơ quan Công an. Và rồi, Võ Văn Minh bị bắt, bị truy tố về tội “Cưỡng đoạt tài sản”.
Hành động đó có trái đạo lý hay không, có “gài bẫy” đồng loại hay không? Người thì nói có, người thì bảo rằng không. Tất nhiên đó là lý lẽ cá nhân, không ai có quyền áp đặt cho ai cả.
Tại sao Tân Hiệp Phát lại sợ lộ thông tin chai nước có ruồi?. Con người có cẩn thận đến mấy cũng có lúc cũng sai sót huống hồ là dây chuyền công nghệ. Phải chăng con ruồi trong chai nước không phải sơ suất nên doanh nghiệp với luống cuồng và phải dùng đến cách đưa người nông dân có lòng tham này vào tròng?
Tại sao họ không dám chứng minh rằng trước khi đến tay người tiêu dùng chai nước hoàn toàn trong sạch, là sản phẩm hoàn hảo? Hỏi vậy thôi, dù sao mọi chuyện cũng đã rồi.
3. Trách người dùng, trách doanh nghiệp rồi đến trách cả con ruồi. Con ruồi ở đâu ra? Câu hỏi này đến nay vẫn là “câu hỏi lớn không lời đáp”. Điều tra “thân thế” một con ruồi không phải là chuyện dễ dàng. Nó tự “tai nạn” mà chết hay có kẻ nào “tàn độc” đến mức nhét nó vào chai nước Number One. Để rồi vì một con ruồi mà một người nông dân rơi vào vòng lao lý, một doanh nghiệp chịu cảnh lao đao, thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng.
Nhưng chung quy lại, con người mới là mấu chốt của vấn đề.
Tại sao khi phát hiện ra con ruồi, Võ Văn Minh không kiện ra Toà để bảo vệ quyền lợi cho mình? Tại sao không nhờ đến các Hội Bảo vệ người tiêu dùng? Bởi vì lòng tham là một nhẽ, thế nhưng, trước Toà, người nông dân này hồn nhiên trả lời: “Bị cáo bán chai nước, công ty muốn mua, vậy thôi?”. Ngay cả khi Toà hỏi bị cáo đã nhận ra là vi phạm pháp luật không? Người này vẫn trả lời: “Bị cáo không vi phạm pháp luật”.
Có hai vấn đề chúng ta cần nói đến: Một là, mức độ hiểu biết pháp luật của người dân còn quá thấp. Hai là, có một số người dù biết luật quy định như vậy nhưng không bao giờ dùng luật.
Có nhiều người vẫn ra rả cho rằng thiếu nhân quyền nhưng thử hỏi có bao nhiêu người dân đã sử dụng hết những quyền lợi chính đáng mà luật pháp đã quy định để bảo vệ công dân? Thậm chí, nhiều người còn không biết quyền lợi mình được pháp luật bảo vệ là những gì.
Về phía Tân Hiệp Phát, một điều dễ thấy là cách xử lý khủng hoảng có vấn đề. Họ lý giải là để bảo vệ cho đời sống của cán bộ, công nhân viên công ty nên bắt buộc phải làm điều đó. Cách một doanh nghiệp lớn của Việt Nam giải quyết khủng hoảng thật tình khó có thể khiến người tiêu dùng và các doanh nghiệp lớn trên thế giới nể phục. Bởi nó có điều gì đó hơi…hèn.
Nhưng khoan hãy nói về vấn đề đạo đức hay đạo lý trong vụ việc này vì chúng ta đang sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật. Bất kỳ hành vi nào đi ngược lại những quy định đó đều phải bị xử lý nghiêm để thể hiện tính thượng tôn của pháp luật.
Ngay sau khi phiên tòa kết thúc, mạng xã hội đã ồ ạt kêu gọi tẩy chay sản phẩm Tân Hiệp Phát. Người tiêu dùng đã giận dữ bởi cách xử lý vụ việc của doanh nghiệp này. Đây cũng là bài học đắt giá cho các doanh nghiệp Việt khi chúng ta đã và đang hội nhập sâu rộng với thế giới. Chúng ta ra khơi mà chưa vững tay chèo thì sao chống chọi được với sóng to, gió lớn?
Chỉ vì một con ruồi cũng đủ xô ngã một doanh nghiệp và tương lai của một con người liệu có đáng không?
Theo Công lý
Con ruồi trong chai Number one: Ai được bán mua 'quyền im lặng'?
Cho đến tận khi anh Minh bị tuyên phạt 7 năm tù giam cho hành vi cưỡng đoạt tài sản thì nhiều người tiêu dùng vẫn băn khoăn về thỏa việc thỏa thuận, mua bán "sự im lặng" có được coi là hợp pháp?
Chiều 18/12, TAND tỉnh Tiền Giang đã tuyên bị cáo Võ Văn Minh mức án 7 năm tù vì tội Cưỡng đoạt tài sản, trong vụ án "chai Number One có ruồi".
Trong phần bào chữa của mình, luật sư bảo vệ cho bị cáo Võ Văn Minh giữ nguyên quan điểm khẳng định hành vi của Võ Văn Minh là không sai và đề nghị hội đồng xét xử tuyên bị cáo không phạm tội.
Bản thân bị cáo Minh cũng cho rằng mình chỉ đơn thuần là bán lại trai nước có ruồi cho doanh nghiệp. Tức là doanh nghiệp khi mua trai nước có ruồi của anh là mua "sự im lặng" nhằm đảm bảo chính uy tín và thương hiệu của doanh nghiệp.
Chính doanh nghiệp Number one 1- Tân Hiệp Phát cũng thừa nhận vì lo sợ vụ việc bị phát tán, bị loan tin ra bên ngoài nên mới có động thái "vờ" chấp nhận phương án 500 triệu. Để rồi khi anh Minh nhận tiền thì công an ập đến bắt giữ.
Cho đến tận khi anh Minh bị tuyên phạt 7 năm tù giam cho hành vi cưỡng đoạt tài sản thì nhiều người tiêu dùng vẫn băn khoăn về thỏa việc thỏa thuận, mua bán "sự im lặng" có được coi là hợp pháp? Và trong trường hợp nào thì hợp pháp, trường hợp nào là trái luật.
Nhất Phiến
Theo_Người Đưa Tin
Vụ "con ruồi" Tân Hiệp Phát không đòi bồi thường, cần lời xin lỗi Sáng sáng 17/12, TAND tỉnh Tiền Giang mở phiên xét xử sơ thẩm đối với bị cáo Võ Văn Minh, (SN 1980, ngụ xã An Cư, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang) về hành vi "Cưỡng đoạt tài sản". Bị cáo Võ Văn Minh bị truy tố về tội danh trên theo khoản 4, điều 135 Bộ luật Hình sự với mức án...