Tắc ống dẫn nước – biến chứng chết người của não úng thủy
Đầu nước hay còn gọi não úng thủy, là bệnh lý phẫu thuật thần kinh trẻ em rất thường gặp, do ứ đọng quá nhiều dịch bên trong não gây giãn não thất và tăng áp lực hộp sọ.
Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM) vừa tiếp nhận bệnh nhi nữ, 6 tuổi, nhà ở Đắk Lắk, được phẫu thuật đặt ống dẫn lưu cách đây 5 năm và không theo dõi tái khám. Bệnh nhi chậm phát triển do hậu quả của bệnh đầu nước bẩm sinh nên người ngoài khó có thể biết được những biểu hiện khác lạ của bé.
Đợt này, bệnh nhi thường chỉ tay vào đầu than đau, kèm ói sau ăn. Vốn chăm cháu thường xuyên, ông bé nghi ngờ có chuyện nên cho bé đi bệnh viện.
Ngay khi tới bệnh viện, Khoa Cấp cứu và Khoa Ngoại thần kinh đánh giá ống nghẹt, bệnh nhi đang lơ mơ và phải phẫu thuật ngay để thay ống trước khi quá muộn.
Video đang HOT
Ca mổ được tiến hành ngay trong đêm, xác định đường ống bị nghẹt và áp lực nước trong đầu rất cao. Ngay buổi sáng sau mổ, bệnh nhi đã tỉnh táo trở lại.
Theo các bác sĩ, dẫn lưu não thất hay còn gọi là đặt ống, là phương pháp mổ đơn giản, hiệu quả, được sử dụng nhiều nhất để điều trị cho các bé bên cạnh phương pháp mổ nội soi. Mặc dù vậy, ống thường bị biến chứng tắc nghẽn hoặc nhiễm trùng, gây ảnh hướng tới quá trình điều trị, đặc biệt là tắc ống.
Vai trò của ống là dẫn nước ứ đọng từ trong não để giảm áp lực. Nên khi ống này bị tắc, áp lực sẽ tăng đột ngột và rất nhanh, trẻ sẽ có biểu hiện khác lạ: mệt mỏi, đau đầu, lấy tay đánh (chỉ) vào đầu, ói, ngủ nhiều… Việc quan trọng nhất là phải nhận diện được dấu hiệu của tắc ống và thay ống kịp thời trước khi áp lực tăng quá cao gây chết não.
Đầu nước là bệnh lý điều trị được và có thể đạt chất lượng cuộc sống tốt. Mặc dù vậy, khi trẻ phục hồi tốt, chúng ta thường chủ quan mà không đi tái khám để theo dõi định kỳ. Vì vây, các bác sĩ khuyến cáo: Tất cả các bệnh nhi đầu nước nên được điều trị sớm nhất có thể để đạt được sự phục hồi tốt nhất. Nhưng bệnh nhi đã điều trị, cần tái khám ít nhất 1 lần mỗi năm tại các trung tâm phẫu thuật thần kinh trẻ em.
Nguy cơ tái phát bệnh sau điều trị não
Các nhà khoa học Toronto (Canada) phát hiện, quá trình chữa lành sau tổn thương não có thể thúc đẩy sự phát triển của khối u. Chấn thương não có thể là bất cứ điều gì như tổn thương hoặc đột quỵ.
Khối u nguyên bào thần kinh đệm trong não.
Các phát hiện được thực hiện bởi một nhóm nhà nghiên cứu liên ngành từ Đại học Toronto, Bệnh viện dành cho trẻ em bị bệnh (SickKids) và Trung tâm Ung thư Princess Margaret.
"Dữ liệu của chúng tôi cho thấy, sự thay đổi đột biến phù hợp ở các tế bào cụ thể trong não có thể được thay đổi do chấn thương, gây phát sinh khối u", Tiến sĩ Peter Dirks - người đứng đầu Bộ phận phẫu thuật thần kinh và là nhà khoa học cấp cao tại SickKids, cho biết.
Phát hiện có thể dẫn đến liệu pháp mới cho những bệnh nhân u não. Bệnh nhân không có nhiều lựa chọn trong việc điều trị, với thời gian sống trung bình là 15 tháng sau khi chẩn đoán.
Các nhà nghiên cứu đã áp dụng công nghệ máy học và giải trình tự RNA đơn bào mới nhất để lập bản đồ cấu tạo phân tử của tế bào gốc u nguyên bào thần kinh đệm (GSC). Họ đã tìm thấy các quần thể con GSC mới mang dấu hiệu phân tử của chứng viêm và kết hợp với các tế bào gốc ung thư khác bên trong khối u của bệnh nhân.
Điều này có thể cho thấy, một số u nguyên bào thần kinh đệm bắt đầu hình thành trong quá trình chữa lành mô bình thường, thậm chí là nhiều năm trước khi bệnh nhân có triệu chứng.
Theo nghiên cứu, một khi tế bào đột biến xuất hiện trong quá trình chữa trị, các cơ chế kiểm soát bình thường bị phá vỡ và thúc đẩy sự phát triển của khối u.
Bader - người đóng góp vào phân tích dữ liệu cho biết: "Mục đích là xác định một loại thuốc có thể tiêu diệt tế bào gốc của u nguyên bào thần kinh đệm. Nhờ đó, có thể nhắm tới mục tiêu hiệu quả hơn".
Nhóm nghiên cứu đã thu thập GSC từ 26 khối u của bệnh nhân, mở rộng trong phòng thí nghiệm để thu được đủ số lượng tế bào hiếm này và phân tích chúng. Gần 70.000 tế bào đã được phân tích bằng giải trình tự RNA đơn bào, giúp phát hiện những gen trong các tế bào riêng lẻ. Quá trình này đã được dẫn đầu bởi Laura Richards - một nghiên cứu sinh tại phòng thí nghiệm của Pugh.
Dữ liệu đã xác nhận tính không đồng nhất của bệnh trên diện rộng. Điều này có nghĩa là, mỗi khối u chứa nhiều tiểu quần thể tế bào gốc ung thư khác biệt về mặt phân tử. Chúng khiến khả năng tái phát rất cao, bởi liệu pháp hiện tại không thể xóa sổ tất cả các "dòng phụ" (khối u ác tính) khác nhau.
Làn gió mới trong phẫu thuật thần kinh nhi tại Đồng Nai Trước năm 2015, do không có bác sĩ chuyên ngành ngoại thần kinh nên hầu hết các bệnh nhân bị chấn thương sọ não, nhập viện tại Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai đều phải chuyển lên các bệnh viện tuyến trên ở TP.HCM để điều trị. Bác sĩ Nguyễn Văn Toàn (bên phải) đang thực hiện một ca phẫu thuật Từ năm...