Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng nguy kịch do nhồi máu não , có bệnh tim nặng, suy tim . Tưởng không thể điều trị được, gia đình đã xin cho về. Tuy nhiên, các bác sĩ “còn nước còn tát” đã giành lại mạng sống cho bệnh nhi.
Bệnh nhi được cứu sống và đang được điều trị phục hồi sức khỏe – ẢNH: NGUYÊN MI
Hôm nay (12.6), Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM) thông tin: Bé trai N.M.T (6 tuổi, ngụ tỉnh Đồng Nai) có bệnh tim từ nhỏ. Bé đã được mổ chỉnh sửa tim 2 lần vào lúc 9 tháng tuổi và 18 tháng tuổi do tình trạng thông liên thất và không có lỗ van động mạch phổi.
Bệnh nhi nhập viện Bệnh viện Nhi đồng 2 trong tình trạng ngất lịm, tri giác lơ mơ, yếu liệt nửa người bên phải.
Theo người nhà bệnh nhi, bé đang chơi bình thường thì bỗng ngã ngửa người ra sau, nôn ói và ngất lịm. Gia đình đưa bé vào cấp cứu tại bệnh viện tỉnh nhưng được đánh giá tình trạng nặng, nguy kịch nên chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng 2.
Tại Khoa Cấp cứu (Bệnh viện Nhi đồng 2), sau khi thăm khám, làm các xét nghiệm, các bác sĩ chẩn đoán bé bị nhồi máu não diện rộng bán cầu phải giờ thứ 22, có tổn thương thân não, suy tim , viêm phổi.
Bệnh nhi được cấp cứu và điều trị tích cực như thở máy, chống phù não, tiêm thuốc vận mạch, kháng sinh chống nhiễm trùng, truyền hồng cầu lắng.
Tuy nhiên, tình trạng bệnh nhi diễn tiến ngày càng xấu với tình trạng sốc nhiễm trùng, phù não khó kiểm soát, có nguy cơ tụt não. Bé có lúc mê sâu, đồng tử giãn.
Các bác sĩ đã hội chẩn bệnh viện và đánh giá bệnh nhi suy tim phải nặng, tiên lượng xấu.
Các bác sĩ đã giải thích tình trạng nặng, khó qua khỏi trong vòng 24 giờ của bệnh nhi với thân nhân và người nhà xin cho con được về.
Tuy nhiên, đánh giá lại tình trạng của bệnh nhi một lần nữa, bác sĩ chuyên khoa 1 Phạm Hoàng Minh Khôi (bác sĩ theo dõi ca bệnh) nhận định có thể “còn nước còn tát” cứu chữa nên thuyết phục gia đình để con tiếp tục điều trị.
Các bác sĩ đã cố gắng giành giật mạng sống cho bệnh nhi, tiếp tục chống phù não tích cực theo phương pháp nội khoa. Kết quả tri giác bệnh nhi cải thiện nhưng huyết áp giảm. Các bác sĩ đã cho truyền dịch, chỉnh vận mạch. Cuối cùng huyết áp của bệnh nhi cũng dần ổn định.
Sau đó, bé T. có cải thiện tri giác, đồng tử có khuynh hướng co lại. Qua thời gian điều trị, bệnh nhi đã giảm sốt, chân tay cử động, đáp ứng kích thích đau, có thể mở mắt khi có người gọi.
Bệnh nhi tiếp tục được điều trị hồi sức tim mạch và các di chứng.
Hiện nay, bé T. đã được cai máy thở, phần cơ thể bị liệt dần dần được cải thiện, có thể cử động chân tay, cầm nắm, ăn uống được, vận động cơ mặt đều hơn. Bệnh nhi tiếp tục được theo dõi và tập vật lý trị liệu, ổn định sức khỏe .
Bác sĩ ơi: Nên đưa người bị đột quỵ đi cấp cứu ở bệnh viện nào?
Theo các khuyến cáo, bệnh nhân đột quỵ cần được đưa đến bệnh viện cấp cứu càng nhanh càng tốt.
Bệnh nhân đột quỵ cần được đưa ngay đến bệnh viện có khả năng tiếp nhận, điều trị đột quỵ và gần nhất - ẢNH MINH HỌA: KHẢI LINH
Tuy nhiên, tôi thắc mắc, vậy nên đưa bệnh nhân đến bệnh viện gần nhất hay đưa thẳng đến bệnh viện có khả năng điều trị đột quỵ? ( Trần Nam Thành , 47 tuổi, ngụ TP.HCM)
Theo tiến sĩ - bác sĩ Trương Vĩnh Long, Giám đốc Bệnh viện Gia An 115 (TP.HCM): Cấp cứu thường đòi hỏi nhanh chóng, hiệu quả. Đặc biệt, với cấp cứu người bị đột quỵ thì yêu cầu đó còn cao hơn gấp nhiều lần.
Đột quỵ là một cấp cứu y tế khẩn cấp. Được cấp cứu càng sớm thì an toàn tính mạng và khả năng phục hồi của bệnh nhân đột quỵ càng cao. Mỗi giây, mỗi phút trôi qua, tính mạng bệnh nhân đột quỵ càng bị đe dọa, khả năng hồi phục giảm, nguy cơ di chứng, biến chứng sau đột quỵ tăng.
Càng được cấp cứu sớm trong "thời gian vàng", khả năng cứu sống bệnh nhân và hạn chế di chứng càng cao.
Do đó, khi phát hiện người bệnh có các triệu chứng của đột quỵ não như: yếu liệt nửa người, méo miệng đột ngột hoặc nói đớ, nói không rõ chữ... người nhà cần gọi cấp cứu, đưa bệnh nhân đến thẳng ngay bệnh viện có đủ khả năng điều trị đột quỵ và gần nhất.
Đã từng có nhiều trường hợp bệnh nhân phải chuyển viện vì bệnh viện cấp cứu ban đầu không có chức năng điều trị đột quỵ. Điều này vô tình làm mất đi "thời gian vàng" của người bệnh, khiến người bệnh bỏ lỡ cơ hội có kết quả điều trị tốt hơn. Đây là điều rất đáng tiếc vì nếu cấp cứu trễ, dù được cứu sống thì bệnh nhân cũng sẽ chịu di chứng nặng sau đột quỵ, chất lượng cuộc sống suy giảm nghiêm trọng.
Để bệnh nhân đột quỵ được cấp cứu sớm nhất không chỉ phụ thuộc vào đội ngũ bác sĩ cấp cứu mà trước tiên là thân nhân người bệnh cần xử lý đúng, gọi cấp cứu, đưa nhanh bệnh nhân đến đúng bệnh viện có khả năng điều trị.
Chính vì thế, khi có người thân xuất hiện các triệu chứng đột quỵ, người nhà cần đặc biệt lưu ý: gọi cấp cứu hoặc đưa ngay bệnh nhân đến bệnh viện có thể tiếp nhận, điều trị đột quỵ và gần nhất. Đây là tiền đề quan trọng để cấp cứu đột quỵ thành công.
Những dấu hiệu nhận biết đột quỵ?
Mạng lưới các bệnh viện điều trị đột quỵ trên địa bàn TP.HCM (theo công bố của Sở Y tế TP.HCM)
( *): 2 bệnh viện đầu tiên của châu Á đạt "Chứng nhận đạt chuẩn chất lượng điều trị vàng" của Hội Đột quỵ Châu Âu
Các bệnh viện điều trị đột quỵ trên địa bàn TP.HCM - ẢNH: SỞ Y TẾ TP.HCM
“2 đau, 2 nếp gấp, 2 đỏ” là dấu hiệu báo trước cơ thể đã bị tấn công bởi cục máu đông Nếu hình thành cục máu đông trong cơ thể và không điều trị kịp thời thì bạn có thể gặp các vấn đề nguy hiểm như hoại tử tế bào, nhồi máu cơ tim, nhồi máu não, thậm chí là tử vong. Cục máu đông - hay còn gọi là huyết khối, là quá trình tập trung máu đến các mạch máu bị...
Tin mới nhất
Sau phẫu thuật cận thị nên ăn gì và không nên ăn gì?
04:56:23 16/01/2021
Vấn đề chăm sóc sau phẫu thuật cận thị vẫn đóng vai trò rất quan trọng đối với tốc độ phục của người bệnh, đặc biệt là chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân sau khi thực hiện phẫu thuật.
Báo động đỏ cứu sản phụ sa dây rốn
21:33:43 15/01/2021
Sau khi tiếp nhận bệnh nhân, các bác sĩ thăm khám và chẩn đoán cổ tử cung đã mở hết, ối vỡ hoàn toàn, thai ngôi ngược.
Cứu sống bệnh nhi ngộ độc khí CO do đốt than sưởi ấm
21:28:06 15/01/2021
Chiều 15-1, Bệnh viện hữu nghị Việt Nam - Cuba Đồng Hới (Quảng Bình) cho biết, sau 5 ngày điều trị, chăm sóc đặc biệt, em Đinh Thị Thanh Huyền (SN 2008), nạn nhân bị ngộ độc khí CO do đốt than sưởi ấm đã bình phục sức khỏe và ra viện.
Để tránh nguy cơ bị liệt tay
21:23:09 15/01/2021
Một chấn thương có thể làm đám rối thần kinh cánh tay tổn thương ở nhiều mức độ khác nhau và tạo ra mức độ liệt khác nhau: liệt một phần hoặc toàn bộ (nếu đứt toàn bộ thì liệt luôn cả khu vực).
9 hiểu lầm thường gặp về ngộ độc thực phẩm
21:11:31 15/01/2021
Nhiều người cho rằng ngộ độc thực phẩm không thể xảy ra với họ nếu sơ chế đồ ăn trước khi sử dụng. Tuy nhiên đây lại là một trong những hiểu lầm thường gặp về ngộ độc thực phẩm.
Ung thư hạ họng do nguyên nhân gì, cách nhận biết như thế nào?
21:07:23 15/01/2021
Ung thư hạ họng là chứng bệnh do nhiều nguyên nhân khác nhau và có một số dấu hiệu nhận biết.
Khi dùng cetirizine trị dị ứng cần lưu ý gì?
21:05:30 15/01/2021
Cetizizine là thuốc kháng histamin H1, đây là loại thuốc khá phổ biến trị triệu chứng dị ứng như: viêm mũi dị ứng dai dẳng, viêm mũi dị ứng theo mùa, mày đay mạn tính vô căn ở người lớn và trẻ em trên 12 tuổi, viêm kết mạc dị ứng.
Truyền ối cứu được thai nhi đã cạn sạch nước ối, nhưng ai không thể thực hiện?
21:02:24 15/01/2021
Mới đây, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã điều trị thành công ca cạn sạch ối khi thai chỉ mới 23 tuần, giúp mẹ tròn con vuông cho một sản phụ hiếm muộn 6 năm.
Chất cực độc trong củ sắn, măng trước khi ăn phải nhớ điều này
20:54:31 15/01/2021
Ngày 14/1, Sở Y tế tỉnh Lào Cai cho biết trên địa bàn tỉnh có hai cháu bé bị ngộ độc do ăn sắn cao sản. Cháu bé 3 tuổi tử vong, cháu 2 tuổi đang được cấp cứu.
Biến đổi khí hậu khiến trẻ em suy dinh dưỡng hơn
20:52:47 15/01/2021
Theo nghiên cứu mới được công bố, biến đổi khí hậu có thể làm trầm trọng hơn tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em và chế độ ăn kém.
Bộ Y tế cảnh báo nguy cơ cháy nổ, bỏng, điện giật do sưởi ấm
20:50:21 15/01/2021
Bộ Y tế vừa có Công điện số 38/CĐ-BYT về việc chủ động ứng phó với rét đậm, rét hại gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế.
Chuỗi lây nhiễm HIV được kiểm soát như thế nào?
20:00:26 15/01/2021
Việc kiểm soát chuỗi lây nhiễm HIV tương tự truy vết ca bệnh Covid-19, nghĩa là tìm kiếm F1, F2 từ nguồn xác định F0.
Bệnh xá đảo Sơn Ca cấp cứu ngư dân bị tai nạn lao động trên biển
19:55:33 15/01/2021
Lúc 16 giờ ngày 14/1, bệnh xá đảo Sơn Ca, huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa đã tiếp nhận và cấp cứu một ngư dân bị tai nạn khi đang lao động trên biển.
Gia tăng bệnh nhân phình động mạch chủ nhập viện
15:45:37 15/01/2021
Từ đầu tháng 11 cho tới nay, mỗi ngày Trung tâm Tim mạch và Lồng ngực, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức thực hiện ba ca đại phẫu do phình động mạch chủ.
Chữa uốn ván, người đàn ông được phát hiện bệnh khó nói
15:38:34 15/01/2021
Nam bệnh nhân gặp vấn đề khó nói liên quan tiểu tiện, tình trạng kéo dài song ông ngại không đi khám và điều trị.
Có thể tái cận sau mổ không? Những điều cần biết về tái cận sau mổ
15:32:17 15/01/2021
Tái cận sau mổ cận thị là tình trạng khá phổ biến. Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên tái cận sau mổ như mổ quá sớm, chăm sóc không đúng,...
Nguyên nhân khiến nhiều người bị đau khớp khi trời rét
15:25:26 15/01/2021
Khi thời tiết lạnh, chúng ta ít vận động, hiện tượng co cơ xảy ra, dịch khớp đặc quánh lại, dẫn đến đau khớp.
Vì sao người tiểu đường nên ăn hạt hạnh nhân?
14:24:21 15/01/2021
Ăn hạt hạnh nhân hàng ngày có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim ở những người tiểu đường.
Trời lạnh tăng cường dinh dưỡng cho người già
14:22:44 15/01/2021
Người già tránh ăn quá no và nhịn đói lâu, đồng thời giảm lượng đường, muối trong khẩu phần ăn hàng ngày: muối dưới 300g/tháng, đường dưới 500g/tháng.
Dấu hiệu mắc lang ben
14:20:40 15/01/2021
Lang ben là bệnh ngoài da thường gặp, bệnh do nấm Microsporum FurFur gây nên, nấm sống ký sinh ở lớp thượng bì của da.
Cao huyết áp là "sát thủ" gây bệnh đột quỵ: Làm ngay 5 điều này để giảm huyết áp từ sớm
14:17:07 15/01/2021
Căn bệnh cao huyết áp đã ảnh hưởng thực sự nghiêm trọng và đang dần trẻ hóa theo độ tuổi. Được coi là sát thủ thầm lặng gây ra bệnh đột quỵ, đau tim và xơ vữa động mạch, nên việc giảm huyết áp là mục tiêu ưu tiên trong điều trị cao huyế...
Ăn những thực phẩm này còn tốt hơn uống thuốc bổ
14:14:34 15/01/2021
Quả bơ, dứa, dưa chuột, bưởi hay bắp cải muối là những thực phẩm tốt cho sức khoẻ, có công dụng như thuốc chữa bệnh.
5 cách ăn sáng phổ biến mẹ hay áp dụng mà không hề biết đang hại con
14:11:32 15/01/2021
Chúng ta đều biết bữa sáng có ý nghĩa quan trọng đối với cơ thể và trí não của trẻ. Tuy nhiên, nhiều bà mẹ đang cho con ăn sáng sai cách gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
3 loại "nhiệt lượng" giúp bạn làm ấm cơ thể tức thì nhưng dùng sai thì coi chừng sức khỏe!
14:05:26 15/01/2021
Với thời tiết rét đậm rét hại như hiện tại thì việc sử dụng các thiết bị hỗ trợ sưởi ấm trong nhà trở nên phổ biến hơn. Nhưng dùng sai cách sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe.
Từ A - Z các phương pháp bảo vệ mắt tự nhiên mà bạn nên biết
14:02:34 15/01/2021
Bảo vệ thị lực là một trong những điều quan trọng nhất bạn có thể làm để giúp duy trì chất lượng cuộc sống. Cùng tìm hiểu về những phương pháp bảo vệ mắt tự nhiên, giúp phòng tránh các tổn thương và nguy cơ bệnh tật cho mắt.
Bệnh viêm khớp dạng thấp có nguy hiểm?
13:59:10 15/01/2021
Viêm khớp dạng thấp hay còn gọi là bệnh viêm đa khớp dạng thấp. Bệnh gây đỏ, sưng dẫn đến đau và xơ cứng khớp, phần lớn là khớp tay, khớp lưng, khớp bàn chân và khớp gối.
Bé gái 4 tuổi ở Quảng Nam nhập viện cấp cứu do ngộ độc khí than
10:49:22 15/01/2021
Do thời tiết quá lạnh nên bé gái đã vào ngủ với mẹ, mẹ bé vừa sinh nên có nằm lửa than sưởi ấm. Đến sáng thì bé gái than mệt, khó thở... nên được gia đình đưa đi cấp cứu tại bệnh viện.