Tác hại khôn lường của việc ngủ ngáy
Ngủ ngáy không chỉ ảnh hưởng chất lượng giấc ngủ của bạn và người xung quanh, nó còn là dấu hiệu cảnh báo vấn đề sức khỏe tiềm ẩn trong cơ thể.
Nhiều người nghĩ rằng ngủ ngáy chỉ là hiện tượng bình thường mà ai cũng dễ gặp phải trong khi ngủ. Tuy nhiên, trên thực tế, chứng ngủ ngáy có thể là dấu hiệu của tình trạng bệnh lý tiềm ẩn.
Ngáy là tình trạng âm thanh được tạo ra do luồng không khí đi qua một khe hẹp ở vùng hầu – họng, làm rung niêm mạc tại chỗ và những mô xung quanh.
Chuyên gia y học về giấc ngủ Kent Smith, Chủ tịch của Học viện Ngủ và Thở Mỹ, cho biết: “Khi không khí cố gắng đi qua khe hẹp này, các mô sẽ đập vào nhau. Thông thường, tiếng lạch cạch này là nguồn gốc của âm thanh ngáy”.
Nguyên nhân
Theo Live Strong, hiểu được điều gì gây ra tiếng ngáy ồn ào là bước đầu tiên giúp bạn tìm ra giải pháp điều trị.
Bạn bị tắc nghẽn: Chuyên gia Smith cho biết khi bạn bị cảm lạnh hoặc dị ứng bùng phát, bên trong mũi sẽ sưng lên. Khi đó, khoang mũi sẽ không có nhiều chỗ và bạn phải làm việc nhiều hơn để hít không khí vào. Điều này có thể làm cho mô bên dưới rung lên, gây ra tiếng ngáy.
Phì đại Turbinate là tình trạng khác khiến bạn có nguy cơ mắc chứng ngáy ngủ do viêm. Nó gây sưng tấy niêm mạc đường mũi, ngăn chặn luồng không khí.
Bạn đang kiệt sức: Mọi người có nhiều khả năng bị nghẹt mũi khi họ mệt mỏi. Mệt mỏi khiến lực cơ giảm xuống, mô cổ họng trở nên mềm và tạo ra nhiều tiếng ồn hơn.
Những người mệt mỏi, trên 55 tuổi, uống rượu sau bữa tối…, có nguy cơ cao bị ngáy trong khi ngủ. – Ảnh: Medicalnewstoday.
Bạn đang mang thai: Khi bạn mang thai, mức độ progesterone tăng lên. Được gọi là hormone thai kỳ, progesterone giúp nuôi dưỡng bào thai đang phát triển, đồng thời, cũng là nguyên nhân gây ra tiếng ồn vào ban đêm. Nó gây sưng tấy các màng lọc, dẫn đến nghẹt mũi và ngủ ngáy.
Người trên 55 tuổi: Khi chúng ta già đi, trọng lực có nhiều ảnh hưởng hơn. Các cơ trở nên yếu hơn và mô cổ họng trước đây thường không hoạt động bắt đầu chảy xệ. Sau 55 tuổi, lưỡi cũng trở nên lười biếng hơn. Bạn mất năng lượng thần kinh ở lưỡi, vì vậy, bạn không thể di chuyển nó ra khỏi lưỡi khi đang ngủ.
Tăng cân: Một số người tích trữ chất béo ở đáy lưỡi hoặc phía sau cổ họng, điều này sẽ làm thu hẹp cổ họng. Chu vi phần cổ bên ngoài càng lớn (40-43 cm), nguy cơ ngưng thở bên trong càng lớn.
Video đang HOT
Uống rượu sau bữa tối: Cồn tạo điều kiện tăng nguy cơ ngáy. Rượu giúp thư giãn cơ cổ họng nhiều hơn là cơ ngực, nơi chúng ta sử dụng để thở.
Hút thuốc: Những người hút thuốc dễ ngủ ngáy gấp 2 lần so với những người khác. Khói thuốc lá kích thích niêm mạc khoang mũi và họng, gây sưng và viêm. Điều này làm tắc nghẽn, khiến bạn khó thở bằng mũi. Những người hít phải khói thuốc của người khác hút cũng có nguy cơ ngáy.
Nằm ngửa khi ngủ: Ở tư thế nằm ngửa, trọng lực cho phép lưỡi trượt về phía sau cổ họng, hạn chế luồng không khí hít vào. Ngoài ra, các mô ở phía sau cổ họng cũng bị rủ xuống, gây tắc nghẽn khí quản.
Sử dụng thuốc an thần: Theo National Sleep Foundation, các loại thuốc như ativan và valium có thể làm tăng khả năng ngủ ngáy vì chúng giúp thư giãn các cơ, bao gồm cả những cơ trong cổ họng.
Tác hại khi ngủ ngáy
Theo Mayo Clinic, nhiều bằng chứng cho thấy ngáy to có thể là yếu tố nguy cơ dẫn đến đột quỵ, ngay cả khi bạn không bị ngưng thở.
Các nhà nghiên cứu phát hiện sự rung động của tiếng ngáy gây ra những vết rách nhỏ trong niêm mạc động mạch. Sau đó, cơ thể sẽ sửa chữa bằng cách tạo ra các mảng bám. Sự tích tụ mảng bám đó làm tăng khả năng đột quỵ.
Ngủ ngáy có thể ảnh hưởng đến người nằm bên cạnh. Ảnh: Healthline.
Ngoài ra, ngáy to còn ảnh hưởng đến người ngủ bên cạnh bạn. Họ có thể có giấc ngủ kém chất lượng, bị gián đoạn, dẫn đến nhiều vấn đề về sức khỏe.
Bên cạnh đó, mức oxy tăng lên và xuống thấp liên tục cùng với sự gia tăng của hormone căng thẳng adrenaline trong đêm sẽ gây áp lực tới tim, não và các mạch máu.
Tiếng ngáy to, thường xuyên, gián đoạn cũng là dấu hiệu báo trước của chứng ngưng thở khi ngủ. Nếu ngáy, bạn dễ bị ngưng thở khi ngủ. Chứng ngưng thở không được điều trị theo thời gian có thể gây huyết áp cao, đau tim, đột quỵ, suy tim sung huyết, các vấn đề về nhịp tim, liệt dương, tiểu đường, Alzheimer, thậm chí là ung thư.
Cách điều trị
Để điều trị chứng ngáy ngủ, trước tiên bác sĩ có thể đề nghị bạn thay đổi lối sống, như bỏ hút thuốc, giảm cân, ngừng uống rượu trước khi ngủ…
Theo Webmd, đối với chứng ngáy do bệnh, bạn có thể được sử dụng một thiết bị nhựa nhỏ trong miệng khi ngủ. Nó giữ cho đường thở mở bằng cách di chuyển hàm hoặc lưỡi của bạn.
Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật cho người ngáy nặng. Phương pháp này có thể loại bỏ hoặc thu nhỏ các mô trong cổ họng hoặc làm cho vòm miệng mềm trở nên cứng hơn.
Bên cạnh đó, bạn có thể thử một số giải pháp dưới đây để có giấc ngủ ngon:
- Ngủ nghiêng, không nằm ngửa.
- Nâng cao đầu giường một chút.
- Sử dụng thuốc thông mũi để mở đường thở. Lưu ý không dùng quá 3 ngày mà không có sự hướng dẫn cụ thể của bác sĩ.
- Tạo lịch trình ngủ theo thói quen.
Nghiến răng - tác hại và cách khắc phục
Nghiến răng là hiện tượng có thể gặp ở mọi lứa tuổi, không phân biệt giới tính. Tình trạng này xảy ra nhiều trong khi ngủ, thường do bản thân căng thẳng, lo lắng.
Nhưng nó cũng có thể do bất thường của khớp cắn hoặc do răng bị mất hay khấp khểnh. Nó cũng có thể do các bệnh lý rối loạn giấc ngủ như hội chứng ngưng thở khi ngủ và gây nhiều phiền toai trong cuộc sống, nhất là người trưởng thành.
Các nguyên nhân
Nguyên nhân của nghiến răng chưa thực sự rõ ràng, thường được cho là liên quan tới các yếu tố tâm lý và thần kinh như căng thẳng, lo lắng hoặc ở những người có tính cách hiếu thắng, hoạt động quá mức.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, những người có rối loạn giấc ngủ như ngủ ngáy, ngủ chập chờn, mê sảng, hội chứng ngưng thở khi ngủ, bóng đè hoặc ảo giác khi ngủ có liên quan mật thiết với tật nghiến răng. Nghiến răng cũng có thể là tác dụng phụ của việc dùng một số thuốc an thần như phenothiazin, thuốc chống trầm cảm...
Ngoài ra, nghiến răng có thể là hậu quả của các bệnh lý như trào ngược dạ dày - thực quản, bệnh Parkinson... Thậm chí hàm răng lệch lạc, khớp cắn không phù hợp cũng có thể là nguyên nhân gây ra nghiến răng.
Nếu nghi ngờ mình nghiến răng, hãy đến gặp nha sĩ.
Tac hai do nghiến răng
Vì nghiến răng thường xảy ra trong khi ngủ nên hầu hết mọi người đều không biết rằng mình đang nghiến răng. Tuy nhiên, đau đầu âm ỉ, liên tục hoặc đau quai hàm khi thức dậy là một triệu chứng đáng chú ý. Nhiều người lại biết họ có nghiến răng từ người thân.
Nếu nghi ngờ mình có đang nghiến răng hay không, hãy đến gặp nha sĩ để kiểm tra miệng và hàm của bạn nhằm tìm các dấu hiệu của bệnh nghiến răng, chẳng hạn như đau hàm và sự mài mòn quá mức trên bề mặt răng.
Trong một số trường hợp, nghiến răng man tính có thể dẫn đến gãy, lung lay hoặc mất răng. Nghiến răng man tính có thể làm mòn răng xuống đến chân răng. Nghiến răng nếu nặng không chỉ có thể làm hỏng răng và dẫn đến mất răng, mà còn ảnh hưởng đến hàm của bạn, gây rối loạn khớp thái dương hàm và thậm chí thay đổi diện mạo khuôn mặt.
Phải làm gì?
Tùy từng trường hợp mà các bác sĩ có chỉ định thích hợp. Nếu việc nghiến răng gây ra do căng thẳng, bệnh nhân cần áp dụng các phương pháp làm giảm căng thẳng như thay đổi môi trường, tập thể dục, thư giãn; điều trị các rối loạn về giấc ngủ (nếu có), duy trì các thói quen có lợi cho sức khỏe như đi ngủ đúng giờ, massage cơ mặt, tránh sử dụng các chất kích thích như uống rượu, hút thuốc, uống đồ uống có cafein, đặc biệt là vào buổi tối trước khi đi ngủ.
Thay đổi thói quen vận động hàm và điều chỉnh hàm về vị trí thích hợp. Việc điều chỉnh các thói quen có thể mất nhiều thời gian và cần sự hỗ trợ của nha sĩ cũng như các chuyên gia tâm lý.
Nhìn chung thuốc không thực sự có hiệu quả trong điều trị tật nghiến răng, nó chỉ có tác dụng để làm giảm sự căng cơ quá mức do nghiến răng mà thôi. Một số thuốc có thể được sử dụng đó là thuốc giãn cơ (sử dụng trước khi đi ngủ) hoặc tiêm botox để điều trị đối với những người nghiến răng nặng không đáp ứng với điều trị.
Các điều trị nha khoa có tác dụng bảo vệ răng, tuy nhiên không phải lúc nào cũng điều trị được dứt điểm tật nghiến răng. Có trường hợp các bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng máng chống nghiến vì có tác dụng bảo vệ mặt răng khỏi sự mài mòn gây ra do nghiến răng. Một số loại máng chống nghiến cũng có tác dụng điều chỉnh thói quen vận động hàm, do đó cũng làm hạn chế nghiến răng.
Nắn chỉnh răng cũng có thể được chỉ định với mục đích để điều chỉnh khớp cắn về vị trí phù hợp, làm giảm các tác động quá mức lên cơ nhai cũng như răng. Trong trường hợp nặng như mòn răng nhiều, nhạy cảm răng, bệnh nhân thậm chí còn cần phải phục hồi lại hình thể răng để khôi phục tương quan răng phù hợp giữa hai hàm.
Lời khuyên của bác sĩ
Để khắc phục chứng nghiến răng, nên đi khám chuyên khoa răng hàm mặt để xác định nguyên nhân và có phương pháp điều trị thích hợp. Trong cuộc sống thường ngày, tránh căng thẳng, cố gắng làm việc và sinh hoạt điều độ, không thức khuya (cả trẻ em và người lớn).
Với trẻ em, cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lý để tránh còi xương, suy dinh dưỡng. Cần nâng cao ý thức vệ sinh phòng bệnh (vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm) để không mắc các bệnh lây nhiễm. Với người trưởng thành, không nên hút thuốc, hạn chế uống rượu bia và không nên uống trà đặc, cà phê vào các buổi tối vì sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ.
Bạn thường chóng mặt khi đột ngột đứng lên? Chuyện đáng lo không thể xem thường Nhiều người đã từng gặp hiện tượng khi ngồi, ngồi xổm hoặc nằm lâu và đứng lên đột ngột thì thấy chóng mặt, hoa mắt, không thể đứng vững. Thế nhưng chỉ vài phút sau sẽ trở lại bình thường. Chuyện gì đang xảy ra vậy, có đáng lo lắng về tình trạng này không? Không may, câu trả lời là có! Một...