Tác hại khi ăn nhiều trái cây
Thật ngạc nhiên, ăn quá nhiều trái cây cũng có thể gây ra những tác hại khó lường cho sức khỏe của bạn!
Trái cây có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe như bổ sung vitamin, chất xơ và ngăn ngừa lão hóa…, vì thế, nhiều người đã ra sức ăn để “không bổ thượng cũng bổ hạ”. Tuy vậy, có một điều mà không phải ai cũng biết rằng, ăn quá nhiều trái cây cũng gây ra những tác hại khó lường.
Ăn nhiều trái cây cũng phát phì
Theo lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng và làm đẹp, mỗi người nên ăn 5 loại quả mỗi ngày. Tuy nhiên điều đó chỉ thích hợp với nhóm người có thể trọng bình thường, còn đối với những người béo, béo phì, người có lượng mỡ máu quá cao hoặc người mắc bệnh tiểu đường thì việc ăn quá nhiều trái cây cũng sẽ gây phiền phức không kém so với việc ăn quá nhiều chất đạm, chất béo.
Chuyên gia về trao đổi chất thuộc Học viện Imperial London, Carlyle Le German cho biết, có một vài người vẫn liên tục tăng cân dù đã giảm tối đa khẩu phần ăn chính, nguyên nhân là do họ ăn quá nhiều trái cây và uống nước ép trái cây, vì vậy năng lượng mà cơ thể họ hấp thu vẫn rất cao.
Trái cây chứa nhiều đường, nếu ăn quá nhiều không tốt cho răng và cho người bị tiểu đường (nguồn ảnh: internet)
Trái cây gây hại cho răng
Video đang HOT
Ăn quá nhiều trái cây cũng không tốt cho răng, vì quá trình nhai sẽ khiến thành phần đường trong trái cây được giải phóng ra ngoài khoang miệng. Nước ép trái cây hoặc sinh tố lại càng hại răng vì lượng đường trong đó. Cũng phải nhắc lại là một số trái cây như chuối tiêu, dâu tây… khi chín nục sẽ có hàm lượng đường cao hơn thông thường vì tinh bột đã chuyển hóa thành đường.
Riêng đối với trái cây họ cam quýt vốn chứa nhiều acid nên có khả năng làm men răng trở nên mềm hơn. Sau khi ăn cam, quýt, nếu lập tức đánh răng, men răng đã trở nên mềm hơn này sẽ bị rửa trôi đi, khiến vi khuẩn dễ xâm nhập vào răng hơn.
Kẹo trái cây gây ra nhiều bệnh
Theo một kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Đại học Colorado, Mỹ, những người ăn 74 gram kẹo trái cây 1 ngày, nguy cơ mắc huyết áp cao sẽ tăng 87% so với những người không ăn hoặc ăn ít. Lượng đường trong 74 gram kẹo trái cây tương đương với lượng đường trong 10 quả táo hoặc 30 quả quýt, bạn hãy tưởng tượng xem nếu 1 ngày ăn số lượng trái cây đó sẽ thế nào? Bên cạnh đó, kẹo trái cây còn khiến hàm lượng Triglyceride trong máu tăng cao, dẫn đến các nguy cơ bệnh tim mạch.
(Theo ANTĐ/Tân Hoa xã)
Bệnh khi cơ thể thừa vitamin
Viêc bô sung vitamin bi thiêu hut la cân thiêt. Song, nêu cơ thê thưa vitamin lai gây bênh kho lương. Cai gi qua cung đêu không tôt.
Vitamin là những chất cần thiết cho sự sống của con người nhưng cơ thể không tự tổng hợp được mà phải đưa từ bên ngoài vào. Tình trạng thiếu vitamin (do thiếu nguồn cung cấp hay giảm hấp thu) thường biểu hiện dưới dạng các bệnh lý khác nhau, thường phải điều trị bằng vitamin. Tuy nhiên, việc bổ sung quá nhiều vitamin hoặc dùng nó khi không thiếu vitamin có thể gây thừa chất này, nhiều khi rất nguy hiểm.
Vitamin A: Có vai trò tạo sắc tố võng mạc, biệt hóa tế bào biểu mô, tham gia tái tạo xương, được chỉ định điều trị những bệnh về mắt, xương, da...
Liều cao có thể gây ngộ độc vitamin A; ở trẻ em có thể làm tăng áp lực nội sọ, đau xương, viêm da, viêm teo thần kinh thị giác, mù. Đối với người lớn, thừa vitamin A có thể gây đau đầu, rối loạn kinh nguyệt, suy gan, tăng canxi máu, rối loạn tâm thần, gây quái thai ở phụ nữ có thai.
Tre em nêu thưa vitamin A co thể làm tăng áp lực nội sọ (anh minh hoa)
Vitamin B6: Là coenzym trong chuyển hóa acid amin, tham gia vào quá trình tạo máu, tái tạo tổ chức biểu mô; đồng thời tham gia chuyển hóa trytophan thành serotonin, một chất quan trọng của hệ thần kinh.
Việc dùng liều cao hoặc dùng kéo dài nhiều tháng có thể gây thừa vitamin B6, biểu hiện bằng viêm đa dây thần kinh, giảm sút trí nhớ, tăng men gan...
Vitamin B12: Là coenzym tham gia tổng hợp acid nucleic và myelin nên có vai trò trong cấu tạo và hoạt động của hệ thần kinh, tạo máu, tái tạo nhu mô gan.
Thừa vitamin B12 (thường do tiêm liều cao), có thể gây hoạt hóa hệ đông máu làm tăng đông, gây tắc mạch.
Vitamin C: Có vai trò tham gia cấu trúc của tổ chức liên kết, tổng hợp catecholamin, trung hòa các gốc tự do, làm tăng sức đề kháng của cơ thể.
Việc dùng liều cao có thể gây tan máu, nhất là ở những người thiếu men glucose 6 photphat dehydrogenase, người đang có tăng sắt huyết thanh. Tình trạng trên cũng có thể làm tăng tạo gốc tự do, mất ngủ, kích động, sỏi thận, giảm tiết insulin, giảm thời gian đông máu...
Bô sung vitamin C vưa phai đê cơ thê tăng sưc đê khang (anh minh hoa)
Vitamin D: Có vai trò trong tái tạo xương, làm tăng hấp thu canxi từ ruột và điều hòa mức canxi máu.
Thừa vitamin D sẽ làm tăng canxi máu; ở trẻ dưới 1 tuổi có thể gây kích thích, co giật, xương hóa sụn sớm. Với người lớn, liều cao có thể gây chán ăn, nôn, tiêu chảy, rối loạn tâm thần, thậm chí có thể tử vong.
Vitamin E: Tham gia ngăn cản quá trình ôxy hóa lipid ở màng tế bào, chống ôxy hóa.
Thừa vitamin E có thể gây rối loạn tiêu hóa, đau đầu, rối loạn thị giác, ức chế chức năng sinh dục, gây tổn thương thận.
Nhiều vitamin khác khi thừa cũng có thể gây bệnh, nguy hiểm cho sức khỏe. Vì vậy, cần quan niệm rằng vitamin cũng như các loại thuốc khác, nếu không có chỉ định thì không dùng. Khi sử dụng vitamin, cần tránh gây trạng thái thừa.
Khi không thiếu vitamin thì không cần bổ sung bằng thuốc mà có thể sử dụng vitamin dưới dạng thức ăn. Nếu dùng thuốc, nên chọn đường uống; trừ khi ống tiêu hóa không hấp thu được vitamin hoặc phải nuôi dưỡng ngoài đường tiêu hóa. Liều lượng vitamin phải tùy theo tình trạng của mỗi người (trẻ em, người lớn, phụ nữ có thai, trạng thái bệnh lý...). Không nên dùng phức hợp thuốc nhiều loại vitamin tan trong dầu, vì dễ gây tình trạng tích lũy vitamin.
(Theo Sức khỏe & Đời sống)
Sao người gầy cũng bị mỡ máu? Máu nhiễm mỡ giờ không chỉ là bệnh của người thừa cân, căn bệnh thời đại này đang lộng hành cả ở những người trẻ tuổi, gầy ốm. Bác sĩ Lê Hoàng Linh, chuyên khoa nội tổng quát Bệnh viện An Sinh sẽ giải thích về vấn đề này. Mỡ trong máu cao xuất phát từ chế độ ăn uống thiếu điều độ...