Tác hại của việc “ngưng chiến”
Các nghiên cứu y học hiện đại cho rằng xuất tinh là một quá trình sinh lý quan trọng trong sinh hoạt tình dục, hoàn toàn phù hợp với quy luật hoạt động của con người, mang lại khoái cảm và giúp quan hệ vợ chồng thêm hài hòa mỹ mãn. Song, có một số người vì một lo lắng nào đó thường chọn cách kìm nén xuất tinh, điều này rất có hại cho sức khỏe.
1. Dẫn đến xuất tinh ngược chiều. Xét về giải phẫu học, xuất tinh sau khi hội hợp với niệu đạo, hình thành một kết cấu 3 đường hình chữ “Y”, tinh dịch sau khi từ ống dẫn tinh vào niệu đạo, cũng có thể thông tới bàng quang. Trong trường hợp thông thường khi xuất tinh, cơ ở cổ bàng quang trong trạng thái thu nhỏ và đóng lại, nhưng cơ ở niệu đạo lại giãn nở mở rộng, tinh dịch chỉ có thể thuận chiều chui xuống dưới mà không thể trào ngược lên trên để chui vào bàng quang, nước tiểu trong bàng quang cũng không thể theo tinh dịch ra ngoài. Nhưng nếu trong quá trình giao hợp, nín nhịn không xuất tinh, tinh dịch buộc phải đi theo đường khác, sẽ đi lên trên và chui vào bàng quang, hình thành xuất tinh ngược chiều, lâu dần hình thành phản xạ có điều kiện, dẫn đến vô sinh.
2. Dẫn đến khả năng không xuất tinh. Sinh hoạt tình dục bình thường ở đàn ông bao gồm các giai đoạn: hưng phấn tình dục, cương cứng, giao hợp, xuất tinh và đạt đến cao trào, uể oải, kết thúc. Xuất tinh là mốc đánh dấu đã đạt đến cao trào là một quá trình sinh lý phức tạp. Khi được kích thích đầy đủ, “trung khu phóng tinh” hưng phấn sẽ xuất hiện động tác xuất tinh, trung khu thần kinh sẽ chi phối và khống chế toàn bộ quá trình này. Nếu thường xuyên nín nhịn không xuất tinh, sẽ xuất hiện những phản ứng sinh lý, chức năng vỏ đại não rối loạn, chức năng phóng tinh bị ức chế, lâu dần sẽ mắc bệnh không xuất tinh.
Video đang HOT
3. Dẫn đến viêm tinh hoàn. Tinh hoàn là cơ quan sản xuất tinh trùng và hợp thành tinh dịch. Khi giao hợp bình thường, tinh hoàn, tiền liệt tuyến và các cơ quan khác trong trạng thái xung huyết. Nếu “ngưng chiến”, không xuất tinh, tốc độ phục hồi máu ở cơ quan sinh dục chậm rõ rệt, tinh hoàn trong trạng thái xung huyết kéo dài, các mao mạch ở vách bên trong tinh hoàn bị rách, dẫn đến viêm tinh hoàn.
4. Dễ bị ung thư tiền liệt tuyến. Thông thường, sau khi xuất tinh, dương vật nhanh chóng mềm đi, sau 2-3 phút, máu trong nó giảm khoảng 60%, khoảng 15 phút sau, máu trong tinh hoàn, tiền liệt tuyến mới trở lại trạng thái bình thường. Nếu “ngưng chiến” tiền liệt tuyến sẽ trong trạng thái xung huyết kéo dài, tiền liệt tuyến phục hồi xung huyết trong thời gian dài, dẫn đến viêm tuyến tiền liệt và ung thư.
5. Dẫn đến liệt dương. Khi đang sinh hoạt, bỗng “ngưng chiến”, hoạt động thần kinh trung khu tình dục trong vỏ đại não và cơ quan sinh dục vẫn trong trạng thái hưng phấn, xung huyết, bao gồm cả hoạt động tinh thần trong đó, tình cảm vẫn đang căng thẳng, hưng phấn, khát vọng tình dục vẫn chưa được đáp ứng, như vậy sẽ tăng gánh nặng cho hệ thống thần kinh và cơ quan sinh dục, kết quả dẫn đến liệt dương.
6. Dẫn đến thần kinh suy nhược. Có người cho rằng, tinh dịch là vật chất tinh hoa của cơ thể, lo lắng xuất tinh sẽ có hại cho sức khỏe, họ đã dùng cách kìm nén. Những phụ nữ trẻ tạm thời chưa muốn sinh đẻ hoặc chưa kết hôn đã trót ăn “trái cấm”, sợ mang thai, đã dùng phương pháp ngưng chiến không xuất tinh, khiến đại vỏ não trong trạng thái căng thẳng, lo âu thần kinh luôn bị ức chế, tạo ra sức ép về tâm lý. Lâu dần thành suy nhược, mất ngủ, hay quên, đau đầu, chóng mặt và hoa mắt.
7. Phụ nữ rất dễ mang thai. Có người tránh thai bằng cách không xuất tinh. Thật ra, phương pháp này không thật tin cậy. Thông thường, đàn ông không thể nắm chính xác thời gian, nên khi cao trào đến không có cách kịp thời xử lý. Một số ít tinh dịch ban đầu đã kịp phóng vào âm đạo, số lượng tinh trùng trong số ít tinh dịch này cũng đủ để phụ nữ có thai. Vì thế, tránh thai bằng phương pháp kìm nén không hiệu quả, lại vừa có hại cho sức khỏe, cho nên tốt nhất là không nên dùng phương pháp này.
Theo VNE
Trung Phi có nữ Tổng thống đầu tiên
Bà Catherine Samba-Panza, Thị trưởng Thủ đô Bangui đã trở thành nữ Tổng thống đầu tiên trong lịch sử CH Trung Phi sau khi vượt qua cuộc bỏ phiếu vòng 2 tại Quốc hội vào đêm 20-1.
Sau khi 6 ứng viên khác đã bị loại, bà Catherine tranh đua với ông Desire Kolingba, con trai một cựu Tổng thống nước này và đã nhận được 75/129 số phiếu ủng hộ. Trước khi tham gia chính trường, bà Catherine, năm nay 60 tuổi từng làm luật sư và kinh doanh.
Trung Phi, với dân số khoảng 4 triệu người, hiện đang phải đối mặt với tình trạng bạo lực đẫm máu giữa hai nhóm theo Hồi giáo và Cơ đốc giáo. Chỉ tính riêng từ tháng 12-2013 đến nay, ít nhất 1.000 người dân nước này thiệt mạng vì bạo lực. Trong tuyên bố đắc cử, bà Catherine Samba-Panza đã kêu gọi các bên ngừng chiến để không còn nghe thấy chuyện "bắn giết" nữa.
Theo ANTD