Tác hại của khói bụi ảnh hưởng thế nào đối với sức khỏe con người?
Có thể thấy các thành phố lớn của Việt Nam đang ngày càng bị ô nhiễm không khí nghiêm trọng, ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của người dân.
Tình hình ô nhiễm không khí nghiêm trọng tại nước ta
Các đô thị lớn ở nước ta đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
Hà Nội, TP.HCM và rất nhiều đô thị lớn khác của nước ta đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng do đô thị hóa mạnh mẽ và lượng phương tiện giao thông gia tăng theo từng ngày.
Tại các thành phố lớn có lượng khí thải giao thông cao và nhiều công trình xây dựng, bụi PM 2.5 lại càng xuất hiện phổ biến hơn cả. Trong khi đó, khuyến cáo của WHO cho hay, chỉ số PM 2.5 nên ở dưới mức 25 g/m3 trung bình 24 giờ, tuy nhiên tại các đô thị Việt Nam như TP.HCM hay Hà Nội nồng độ bụi PM 2.5 lại đang vượt chuẩn.
Trong 3 tháng đầu năm 2018, Hà Nội có 82 ngày nồng độ bụi PM 2.5 trung bình lên đến 63,2 g/m3. Trong khi đó, dù nồng độ bụi PM 2.5 trung bình trong 3 tháng đầu năm 2018 ở TP.HCM chỉ bằng gần một nửa Hà Nội nhưng so cùng kỳ 3 năm gần đây, chất lượng không khí tại TP.HCM cũng được ghi nhận có xu hướng xấu dần, báo Dân Trí cho hay.
Ô nhiễm môi trường ảnh hưởng thế nào tới sức khỏe
Ô nhiễm không khí gây các chứng bệnh về hô hấp, tim mạch, tiểu đường và ung thư phổi
Video đang HOT
Theo nhiều chuyên gia môi trường, bụi trong không khí có nhiều loại, có thể là bụi vô cơ hoặc bụi hữu cơ; ở những môi trường đô thị, mật độ giao thông đông nên bụi hữu cơ rất nhiều.
Đây là kết quả của việc đốt cháy nhiên liệu động cơ của các phương tiện giao thông, sản sinh ra nhiều tạp chất cacbon, sunphua, nitơ, lưu huỳnh và các hợp chất kim loại như chì… phát tán vào môi trường nên vô cùng độc hại.
Bụi PM 2.5 là những hạt bụi li ti lơ lửng trong không khí có kích thước 2,5 micron trở xuống (nhỏ hơn khoảng 30 lần so với sợi tóc người) được hình thành từ các chất như cacbon, sunphua, nitơ và các hợp chất kim loại; bụi có khả năng luồn lách vào phổi và tĩnh mạch phổi, gây nên nhiều căn bệnh chết người.
Trước tình trạng ô nhiễm không khí tại nhiều thành phố ngày càng nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của người dân. Bác sĩ Nguyễn Ngọc Hồng, Trưởng khoa Bệnh Phổi nghề nghiệp – Bệnh viện Phổi trung ương, cho biết cơ chế tác động của những chất ô nhiễm trong không khí tới sức khỏe chủ yếu qua tiếp xúc với bụi hay môi trường ô nhiễm, lúc đó cơ thể sẽ có phản ứng ho kích ứng, hắt hơi giống triệu chứng cảm cúm.
Đây là phản ứng thông thường của con người khi có các dị nguyên từ bên ngoài xâm nhập vào đường hô hấp. Với hàm lượng bụi PM 2.5 trong không khí ở mức cao rất dễ gây ảnh hưởng, xâm nhập vào hệ hô hấp của con người.
Những chất này khi vào cơ thể, nhẹ thì gây kích ứng như hắt hơi, sổ mũi, còn trong trường hợp nặng có thể khiến con người có phản ứng ho, khạc đờm kéo dài, thậm chí khó thở như ở những người có bệnh hô hấp, viêm phế quản mạn tính, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và làm nặng thêm vấn đề tim mạch. Lâu dài có thể gây rối loạn đường thở và khi bụi ô nhiễm đi vào sâu trong hệ hô hấp tới các phế nang sẽ ảnh hưởng tới chức năng phổi, theo SGGP.
Hơn thế nữa ô nhiễm không khí còn tăng nguy cơ vô sinh ở nam giới. Ô nhiễm không khí ảnh hưởng xấu đến chất lượng tinh trùng. Những người thường xuyên hít không khí ô nhiễm dễ bị biến dạng tinh trùng, chất lượng kém. Những người thường xuyên hít không khí ô nhiễm dễ bị biến dạng tinh trùng, chất lượng kém.
Qua các nghiên cứu y khoa cho thấy, hàng ngày, mỗi người hít thở khoảng 10.000 lít không khí hoặc hơn tùy vào lứa tuổi và hoạt động thể lực. Nếu nồng độ bụi PM 2,5 trong không khí cao thì mức phơi nhiễm hàng ngày rất lớn và tăng nguy cơ bị các vấn đề sức khỏe cấp tính và mãn tính, như tăng nguy cơ mắc hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mãn, viêm phổi, các chứng bệnh hô hấp, tim mạch, tiểu đường và ung thư phổi.
Làm thế nào để đối phó với ô nhiễm không khí?
Đeo khẩu trang hoạt tính, kính chắn bụi mỗi khi ra đường để bảo vệ sức khỏe
Về điều này, các chuyên gia khuyến cáo, để có thể góp phần vào việc giảm ô nhiễm không khí bằng cách thường xuyên sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, có ý thức trong việc bảo vệ môi trường sống, trồng nhiều cây xanh. Tuy nhiên, để giải quyết tình trạng ô nhiễm cần một giải pháp đồng bộ của các cơ quan hữu quan.
Còn người dân sống trong môi trường ô nhiễm như vậy, cần giữ nguyên tắc: Đeo khẩu trang hoạt tính, kính chắn bụi mỗi khi ra đường; Sử dụng nước muối sinh lý để nhỏ mắt, vệ sinh mũi sau khi đi ra ngoài; Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, trước khi đi ngủ và khi tiếp xúc với bộ phận khác trên cơ thể; Khi về nhà, cần thay quần áo và tắm gội ngay; Không ăn uống lề đường, chọn thực phẩm sạch, không bị nhiễm bẩn; Hạn chế đi ra ngoài.
Theo anninhthudo
Sốt xuất huyết ở TP HCM tăng theo tốc độ đô thị hóa
Quá trình đô thị hóa cùng sự biến đổi khí hậu khiến bệnh sốt xuất huyết tại TP HCM ngày càng gia tăng.
Phát động "Ngày ASEAN phòng, chống sốt xuất huyết" sáng 11/5, bác sĩ Nguyễn Hữu Hưng, Phó giám đốc Sở Y tế TP HCM, năm 2018 thành phố có khoảng 28 nghìn người nhập viện và 10 trường hợp tử vong do sốt xuất huyết. Năm 2017, hơn 19 nghìn trường hợp mắc bệnh.
Theo ông Hưng, các giám sát dịch tễ ghi nhận số ca bệnh sốt xuất huyết có khuynh hướng tăng dần qua các năm. Bệnh lây truyền qua trung gian muỗi vằn, loại muỗi lưu hành tại vùng nhiệt đới và gắn liền với đời sống dân cư đô thị.
Quá trình đô thị hóa nhanh chóng cùng ảnh hưởng biến đổi khí hậu càng làm cho bệnh trở thành gánh nặng sức khỏe, kinh tế với các quốc gia vùng nhiệt đới.
Các trung tâm y tế quận huyện tham gia diễu hành tuyên truyền phòng chống sốt xuất huyết sáng 11/5. Ảnh: Lê Phương.
Cuộc họp lần thứ 10 Bộ trưởng Y tế các nước ASEAN năm 2010 đã đồng thuận lấy ngày 15/6 hàng năm là "Ngày ASEAN phòng chống sốt xuất huyết". Mỗi năm TP HCM đều phát động chiến dịch, tuyên truyền người dân loại bỏ, xử lý các vật chứa có thể chứa nước làm nguồn sinh sản cho muỗi khi mùa mưa đến.
Hiện vắcxin phòng bệnh sốt xuất huyết chỉ mới được thử nghiệm tại một số ít quốc gia. Việt Nam vẫn chưa có vắcxin này. Biện pháp phòng bệnh chủ yếu vẫn là chủ động diệt loăng quăng ngay tại nơi ở, nơi làm việc.
Tăng cường diệt muỗi, diệt loăng quăng, đậy kín dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng. Thay nước ở các bình hoa, thả muối vào chén nước kê chân chạn. Thả cá vào các dụng cụ chứa nước lớn, thu gom, hủy các vật dụng phế thải trong nhà và xung quanh, lật úp dụng cụ chứa nước khi không dùng đến...
Cán bộ y tế dự phòng quận 6 (áo xanh) hướng dẫn người dân tìm vật chứa diệt loăng quăng phòng chống sốt xuất huyết. Ảnh: Bích Trang.
Khi nghi ngờ và phát hiện bệnh, cần đến cơ sở y tế điều trị. Người bệnh thường sốt cao đột ngột 39-40 độ C, kéo dài 2-7 ngày, khó hạ sốt, đau đầu dữ dội ở vùng trán, sau nhãn cầu, có thể có nổi mẩn, phát ban.
Nặng hơn, người bệnh xuất hiện chấm xuất huyết ngoài da, ra máu cam, ra máu chân răng, vết bầm tím chỗ tiêm, nôn ói ra máu, đi cầu phân đen, đau bụng, buồn nôn, chân tay lạnh, người vật vã, hốt hoảng... Nếu không cấp cứu và điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
Lê Phương
Theo VNE
Đề án 10.000 của blouse trắng TPHCM có chất lượng sống tốt thì sức khỏe của người dân phải được chăm sóc tốt. Với mục đích đó, các bác sĩ trẻ của Trường Đại học (ĐH) Y Dược TPHCM đã nỗ lực thực hiện đề án chăm sóc bệnh cho 10.000 người dân trên địa bàn thành phố, nhằm hình thành thói quen tự chăm sóc sức khỏe, thăm...