Tác giả ẩn danh chỉ trích Trump lộ diện
Một cựu quan chức Bộ An ninh Nội địa Mỹ tiết lộ mình chính là “Anonymous”, tác giả bí ẩn của một bài xã luận và cuốn sách chỉ trích Trump.
Miles Taylor, từng là chánh văn phòng của cựu bộ trưởng An ninh Nội địa Kirstjen Nielsen, hôm 27/10 tiết lộ danh tính của mình trên Twitter và trong một tuyên bố trên Medium.
Miles Taylor, tác giả ẩn danh trên một mục báo của New York Times hai năm trước. Ảnh: Good Morning America.
Danh tính của “Anonymous” (Giấu tên) từng là đề tài bàn tán xôn xao ở Washington khi New York Times hai năm trước đăng một bài xã luận do một “quan chức cấp cao” viết. Ông này tuyên bố mình là thành viên của “phe kháng cự” trong chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Trong mục này, Anonymous từng nói “rất nhiều người được Trump bổ nhiệm đã thề sẽ làm hết sức để duy trì thể chế dân chủ của quốc gia trong khi ngăn cản những cơn bốc đồng sai lầm của Trump”.
Video đang HOT
Phản ứng trước việc Taylor lộ diện, Tổng thống Trump gọi ông này là “nhân viên cấp thấp”. “Một kẻ láu cá chưa từng làm việc cho Nhà Trắng”, ông nói trên đường vận động tranh cử ở Arizona. “Theo tôi, hắn phải bị truy tố”.
“Anonymous” xuất bản cuốn sách có tên “Một lời cảnh báo” vào tháng 11/2019, tường thuật sự rối ren trong chính quyền Trump.
Khi tiết lộ danh tính, Taylor cho hay mình là đảng viên Cộng hòa và “muốn Tổng thống Trump thành công”. “Nhưng có quá nhiều lần trong thời điểm khủng hoảng, tôi thấy Donald Trump chứng tỏ mình là người không có bản lĩnh, khiếm khuyết cá nhân của ông ấy dẫn tới những sai lầm trong công tác lãnh đạo mà tính nghiêm trọng có thể đo lường bằng số người Mỹ thiệt mạng”, Taylor nói.
“Tôi đã chứng kiến ông Trump không thể làm công việc của mình trong suốt 2,5 năm”, Taylor cho hay. “Mọi người đều thấy rõ, dù hầu hết đều do dự không dám lên tiếng vì sợ bị trả đũa”.
Từ khi rời chính quyền Trump, Taylor cộng tác với đài CNN và ủng hộ ứng viên đảng Dân chủ Joe Biden.
“Đây là lần ‘tiết lộ’ chính trị ít ấn tượng nhất, tệ hại nhất từ xưa tới nay”, thư ký báo chí chiến dịch tranh cử của Trump Hogan Gidley nói trong một tuyên bố, gọi Taylor là “lại thêm một kẻ kiêu căng ngạo mạn khác, một vũng bùn ở Washington DC”.
Phó thư ký báo chí Nhà Trắng Sarah Matthews cũng gọi Taylor là “kẻ thất bại tuyệt đối”. “Thật đáng xấu hổ cho New York Times khi phải giấu tên một quan chức cấp thấp như thế”, Matthews nói.
Mỹ lại siết visa lao động tay nghề cao
Bộ An ninh Nội địa Mỹ công bố các quy định mới thắt chặt việc cấp visa H-1B dành cho lao động nước ngoài có tay nghề cao.
Chi tiết các quy định mới không được Bộ An ninh Nội địa Mỹ (DHS) hé lộ hôm 6/10, nhưng thu hẹp định nghĩa về "nghề nghiệp đặc biệt" mà các công ty thường sử dụng để tuyển dụng lao động nước ngoài và buộc họ đưa ra lời mời tuyển dụng với cư dân Mỹ trước.
"Chúng ta đã bước vào kỷ nguyên mà an ninh kinh tế là một phần không thể thiếu của an ninh nội địa", quyền Bộ trưởng DHS Chad Wolf cho biết trong một tuyên bố. "Nói một cách đơn giản, an ninh kinh tế là an ninh nội địa. Để đáp lại, chúng ta phải làm mọi thứ có thể trong giới hạn của luật pháp để đảm bảo người lao động Mỹ được đặt lên hàng đầu".
Quyền Bộ trưởng An ninh Nội địa Mỹ Chad Wolf điều trần tại Ủy ban An ninh Nội địa và Các vấn đề Chính phủ của Thượng viện hôm 23/9. Ảnh: AFP.
Mỗi năm, Mỹ cấp 85.000 thị thực H-1B cho người "có kiến thức chuyên môn cao" và điều kiện tối thiểu phải có bằng cử nhân, thường trong lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật, giảng dạy và kế toán. Chương trình visa này được các công ty công nghệ ở Thung lũng Silicon sử dụng rộng rãi nhằm thu hút các kỹ sư và lao động tay nghề cao, phần nhiều là từ Ấn Độ.
Tuy nhiên, các nhà phê bình chỉ trích chương trình này đã làm giảm mức lương trong một số ngành nghề. Chính quyền Tổng thống Donald Trump hồi tháng 6 ra lệnh đóng băng nhiều loại thị thực lao động, trong đó có H-1B, tới ngày 31/12/2020.
Trump cho rằng lệnh cấm nhằm bảo vệ người Mỹ khỏi sự cạnh tranh nước ngoài để tìm việc làm trong bối cảnh tỷ lệ thất nghiệp tăng cao do tác động của đại dịch Covid-19. Ông mô tả việc các lao động nước ngoài nhập cảnh theo thị thực lao động là "mối đe dọa bất thường đối với việc làm của lao động Mỹ.
Tuy nhiên, tuần trước, thẩm phán liên bang Jeffrey White ở San Francisco đã ra phán quyết tạm thời chặn lệnh ngừng cấp visa lao động của Trump.
TechNet, một nhóm thương mại gồm nhiều công ty ở Thung lũng Silicon, lên án các quy định mới của DHS, gọi đây là nỗ lực để lách lệnh của tòa án.
"Chính quyền đang bỏ qua phán quyết của tòa án bằng cách ban hành các quy định khác để cố gắng đạt được kết quả mà họ muốn", chủ tịch TechNet Linda Moore nói. "Quy định mới này chỉ làm tổn hại đến khả năng phục hồi của nước Mỹ sau đại dịch trong thời gian quan trọng này và không làm tăng việc làm trong nước cho người Mỹ".
Động thái này đánh dấu bước tiến mới nhằm thắt chặt nhập cư dưới thời chính quyền Tổng thống Trump. Hồi tháng 4, Trump đã ký sắc lệnh ngừng cấp thẻ xanh trong 60 ngày với hầu hết người nước ngoài muốn sống ở Mỹ.
Đến tháng 7, Cơ quan Thực thi Di trú và Hải quan Mỹ (ICE) thông báo du học sinh tại Mỹ sẽ phải về nước nếu chương trình đang theo học chuyển sang dạy online 100% vào mùa thu tới. Người ở lại bị coi là cư trú bất hợp pháp. Tuy nhiên, áp lực từ nhiều phía, trong đó có các trường đại học, đã khiến chính quyền Trump hủy kế hoạch trục xuất du học sinh học online chỉ một tuần sau đó.
Mỹ bắt người gốc Việt giả mạo nhân viên Bộ An ninh Nội địa Donovan Phạm Nguyễn, 34 tuổi, nhân viên bảo vệ ở bang California, bị bắt với cáo buộc giả mạo đặc vụ Bộ An ninh Nội địa Mỹ hôm 24/8. Theo Bộ Tư pháp Mỹ, Donovan Phạm Nguyễn, nhân viên bảo vệ tại khu nhà dành cho người nghỉ hưu Laguna Woods ở quận Cam, bang California, bị truy tố tội danh giả mạo...