Tác dụng thú vị của da chết
Bạn biết gì về tác dụng của da chết? Có nên tẩy da chết thường xuyên?
Hỏi: Vào mùa hè thì da của tôi thường xuyên tiếp xúc khói bụi ngoài đường, lại ra mồ hôi nhiều nên tôi áp dụng cách tẩy da chết hằng tuần. Theo cá nhân tôi nghĩ, cách làm này giúp da sạch, trắng hơn do lấy đi lớp ngoài cùng đã bị phá hủy của da. Tuy nhiên, càng tẩy da chết thì da càng yếu hơn, làn da không trắng sáng mà còn nổi mụn. Vậy nguyên nhân do đâu? Da chết có tác dụng gì trong bảo vệ cơ thể không? – Nguyễn Ngọc Mai (Hà Nội).
Bạn biết gì về tác dụng của da chết? Có nên tẩy da chết thường xuyên?Ảnh minh họa.
Chị Đỗ Anh Thư, một người nghiên cứu về mỹ phẩm và đồng tác giả cuốn sách “Tự làm mỹ phẩm” tư vấn: Trong quá trình sinh trưởng của các tế bào sừng sẽ có giai đoạn phân chia làm đôi gồm một phần chết đi và một phần giữ lại. Càng phát triển lên phía trên, phần da chết càng nhiều để nhường chỗ cho phần tế bào mới phát triển phía dưới. Vậy tác dụng của da chết có hay không?
Tuy nhiên, nói như thế không có nghĩa cần tẩy hết da chết để làm sạch và giúp tế bào non phát triển lên. Thay vào đó, da chết cũng có nhiều tác dụng như bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời, chống mất nước, chống nóng, chống nhiễm khuẩn… Vì thế, nếu tẩy da chết thường xuyên da có thể trở nên nhạy cảm, dễ nhiễm khuẩn gây nên hiện tượng dễ bắt nắng, nổi mụn, khô vì mất nước. Mỗi tháng nên tẩy da chết một lần là phù hợp.
Theo CitiNews
Video đang HOT
Khi làn da lên tiếng
Khi làn da có những thay đổi khác thường, người ta thường đổ lỗi cho thời tiết, công việc hoặc chế độ dinh dưỡng.
Ảnh minh họa: Internet
Kỳ thực, làn da chính là hệ thống báo động các vấn đề về sức khỏe. Hãy quan sát những dấu hiệu bất thường của da và lắng nghe những gì cơ thể ang cố gắng nói với bạn.
1. Những vùng da khô đóng vảy
Trong mùa lạnh, hàng rào bảo vệ da thường bị hỏng, khiến da mất đi độ ẩm và bị khô. Nhưng cộng thêm các triệu chứng khác như: mệt mỏi, táo bón hay tăng cân, bạn có thể đang bị suy giáp, và cần được chẩn đoán bằng xét nghiệm máu. Theo Trung tâm Y tế Đại học Maryland, da khô cũng có thể là dấu hiệu thiếu hụt axit béo omega-3. Bạn nên bổ sung nhiều thực phẩm giàu omega như cá hồi, cá mòi, quả óc chó, quả bơ và thịt bò.
2. Da mặt đỏ ửng
Da mặt thường xuyên ửng đỏ như khi say là một triệu chứng của bệnh đỏ mặt rosacea. "Mặc dù nguyên nhân chính xác chưa được xác minh, có những yếu tố làm trầm trọng thêm các triệu chứng", Joel Schlessinger, chuyên gia da liễu tại Anh cho biết. Những tác nhân bao gồm thời tiết lạnh, rượu, thức ăn cay và stress. Ngoài việc hạn chế những yếu tố này, bác sĩ (BS) da liễu có thể khuyên bạn nên dùng thuốc theo toa, kết hợp điều trị bằng chiếu ánh sáng cường độ cao, để cải thiện nhan sắc và giảm sự bùng phát ở mức tối thiểu.
3. Các đốm tàn nhang trên da
Những đốm tàn nhang là một phản ứng của làn da để tự bảo vệ khỏi ánh nắng mặt trời. Tuy nhiên, tàn nhang xuất hiện sau khi bị cháy nắng thường đi kèm nguy cơ phát triển ung thư tế bào hắc tố. Vì vậy bạn nên đến BS da liễu để kiểm tra. "Nếu không có dấu hiệu của ung thư da, các BS vẫn có thể tư vấn giúp bạn một số biện pháp làm trắng da an toàn", BS Joel cho biết.
4. Nổi mụn
Mụn thường xuất hiện nhiều khi bạn gặp phải áp lực công việc, đổ vỡ tình cảm, mất ngủ hoặc trước kỳ kinh nguyệt. Hormone đóng một vai trò quan trọng trong việc gây ra mụn trứng cá ở người lớn, thường là viêm nang, và có xu hướng xuất hiện ở nửa dưới khuôn mặt, cổ. Các BS có thể kê đơn để giảm triệu chứng nổi mụn do kinh nguyệt. Tuy nhiên, nếu mụn không phản ứng với thuốc, cũng như bạn gặp phải kinh nguyệt không đều, tăng trưởng lông không mong muốn và tăng cân, đó có thể là một dấu hiệu của hội chứng buồng trứng đa nang, cần được chẩn đoán bằng xét nghiệm nội tiết.
5. Những đốm sần màu đỏ
Những đốm sần màu đỏ có thể là do bệnh vảy nến, trong đó hệ thống miễn dịch gửi tín hiệu khiến các tế bào da phát triển quá nhanh, đến mức cơ thể không kịp loại bỏ lớp biểu bì chết. Các tế bào chồng lên trên bề mặt da, tạo ra các đốm màu đỏ, kèm theo da dày lên như vảy bạc.
Dù không có phương thuốc chữa trị hiệu quả, BS da liễu có thể đề nghị phương pháp điều trị hạn chế, chẳng hạn như dùng các loại kem bôi và liệu pháp ánh sáng. Ngoài ra, nếu bạn mắc bệnh vảy nến, cần thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ vì bệnh này kèm theo nguy cơ cao phát triển bệnh tiểu đường loại 2, huyết áp cao và bệnh tim mạch...
6. Làn da tái xanh
Màu da nhợt nhạt, kết hợp với sự thiếu năng lượng và khó thở có thể là một dấu hiệu của bệnh thiếu máuthường do sự thiếu hụt sắt. Điều trị bằng cách bổ sung sắt, tăng cường các loại thực phẩm giàu chất sắt như thịt bò, hải sản và rau lá màu xanh đậm. Tuy nhiên, nếu bạn trở nên tái nhợt đột ngột và không có lý do, nên kiểm tra tại cơ sở y tế để loại trừ các vấn đề nghiêm trọng hơn, như chảy máu bên trong hoặc bệnh bạch cầu.
7. Những mảng da nám đen
Những phần da dày lên, nhiễm sắc tố đen ở vùng cổ, dưới cánh tay hay mặt trong đùi là dấu hiệu của bệnh gai đen acanthosis nigricans. Tình trạng này làm cho da ở những vùng bị ảnh hưởng trở nên sậm màu, dày hơn và thường cảm thấy mượt như vải nhung khi chạm vào. Đây có thể là một dấu hiệu của chứng đề kháng insulin trong cơ thể, vốn là một yếu tố để phát triển bệnh tiểu đường loại 2.
8. Nổi mẩn ngứa
Có rất nhiều lý do để làn da nổi mẩn ngứa, mà phổ biến nhất là do dị ứng thức ăn, các yếu tố khác thường của môi trường hoặc phản ứng phụ khi điều trị bằng thuốc. Để giảm thiểu triệu chứng này, bạn có thể sử dụng các loại thuốc kháng histamine. Nhưng nếu hơn hai tuần mà bệnh vẫn không thuyên giảm, hãy đến BS da liễu để kiểm tra. Có thể do nguyên nhân khác: nhiễm trùng, vết côn trùng cắn, hoặc các bệnh bên trong như bệnh celiac (nhạy cảm với gluten), thiếu máu và tiểu đường.
Theo Alobacsi
Bí quyết để da không bao giờ nổi mụn Chắc chắn không bạn gái nào muốn đi chơi Tết với một khuôn mặt đầy mụn. Những nốt mụn vừa gây cảm giác đau đớn, khó chịu, khiến da kém mịn màng, ảnh hưởng xấu đến thẩm mỹ và không hề dễ che dấu.Chắc chắn không bạn gái nào muốn đi chơi Tết với một khuôn mặt đầy mụn. Những nốt mụn vừa...