Tác dụng phụ đáng sợ có thể xảy ra sau khi phá thai
Khi phá thai ngoài ý muốn, nếu không cẩn thận theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa, bạn có thể phải đối mặt với những tác dụng phụ khủng khiếp.
Hầu như sau khi phá thai, tùy theo đặc điểm cơ thể mà bạn có thể phải đối mặt với những tác dụng phụ khác nhau. Tuy nhiên, khi quyết định phá thai, điều này có nghĩa là bạn phải đối mặt với những tác dụng phụ và rủi ro này. Do đó, bạn nên biết rõ về chúng.
Điều quan trọng trước khi phá thai là bạn nên nói chuyện với một chuyên gia y tế cũng như các bác sĩ sẽ thực hiện cho bạn về những tác dụng phụ có thể xảy ra. Hãy quay trở lại tái khám khoảng 4 – 6 tuần sau khi phá thai. Nếu bác sĩ đã kê đơn thuốc kháng sinh, bạn nên nhất quyết thực hiện theo chỉ dẫn để giúp ngăn ngừa nhiễm trùng.
Dưới đây là danh sách những tác dụng phụ thường gặp sau khi phá thai. Bạn có thể sẽ phải trải nghiệm những tác dụng phụ này cho đến 2-4 tuần sau khi thực hiện thủ thuật.
- Đau bụng
- Buồn nôn
- Ói mửa
Bạn có thể phải đối mặt với những triệu chứng nghiêm trọng sau khi thực hiện thủ thuật phá thai. (Ảnh minh họa)
Ngoài ra, bạn có thể phải đối mặt với những triệu chứng nghiêm trọng hơn sau khi thực hiện thủ thuật phá thai mặc dù các biến chứng nghiêm trọng xảy ra ít hơn:
Video đang HOT
- Chảy máu nặng hoặc dai dẳng
- Nhiễm trùng hoặc nhiễm trùng huyết
- Thiệt hại cho cổ tử cung
- Sẹo ở nội mạc tử cung
- Thủng tử cung
- Thiệt hại cho các cơ quan khác
Những lưu ý:
- Nếu bạn đã từng nạo hút thai, hãy gọi cho bác sĩ chuyên khoa và tìm kiếm sự chăm sóc y tế.
- Nếu bạn gặp những tác dụng phụ như: Đau bụng dữ dội và đau lưng, chảy máu nhiều và dài hơn một chu kỳ kinh nguyệt bình thường, vùng kín có mùi hôi, bị sốt cao hoặc vẫn thấy cơ thể tiếp tục duy trì các triệu chứng của thời kỳ mang thai… thì phải đến thăm khám bác sĩ ngay lập tức.
Theo Doisongphapluat
Tác dụng phụ của mật ong
Mật ong được xem là một trong những loại thực phẩm "vàng" vì chúng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, giúp phòng ngừa và chữa trị nhiều căn bệnh khác nhau.
Tuy nhiên cũng như bất kỳ loại thực phẩm nào khác, mật ong nếu lạm dụng sẽ không tốt cho cơ thể.
Nếu quá "ưu ái" cho mật ong, bạn có thể gặp phải một số rắc rối sau:
Ngộ độc thực phẩm
Phần lớn những trường hợp ngộ độc đều bắt nguồn từ việc tiêu thụ mật ong sống. Nếu bạn sử dụng mật ong chưa tiệt trùng, nguy cơ ngộ độc sẽ rất cao. Mật ong sống có chứa nhiều tạp chất như phấn hoa, các mảnh xác ong, sáp ong rơi ra từ tổ ong... gây ra các triệu chứng rối loạn tiêu hóa đối với người sử dụng.
Ngoài ra, trong mật ong sống còn có chứa các bào tử nấm có tên là Clostridium botulinum. Trẻ dưới 12 tháng tuổi nếu tiêu thụ mật ong sống có thể gặp phải tình trạng ngộ độc do nọc độc từ ong còn tồn dư trong mật. Một số triệu chứng điển hình của tình trạng ngộ độc mật ong bao gồm sốt, buồn nôn, ói mửa, cơ thể suy nhược, hôn mê, táo bón, bức rức trong người, tiêu chảy, đau bụng, chán ăn, tim đập nhanh, liệt cơ...
Cảm giác khó chịu ở bụng
Dùng quá nhiều mật ong có thể gây cảm giác khó chịu trong bụng. Do có chứa nhiều đường fructose, mật tong sẽ cản trở việc hấp thu các chất dinh dưỡng của ruột non. Chúng còn gây ra những ảnh hưởng lâu dài đối với hệ thống dạ dày - ruột, khiến bạn bị đầy hơi, đau bụng, khó tiêu, đôi khi còn dẫn tới những căn bệnh cấp tính như tiêu chảy hay đau bao tử.
Phản ứng dị ứng
Ăn mật ong sống là một trong những nguyên nhân làm bạn bị dị ứng nhẹ. Loại mật hoa chưa được xử lý này vốn chứa rất nhiều tạp chất như phấn hoa, xác ong hay côn trùng nhỏ và nhiều loại chất hóa học khác nhau... Do đó, nếu dùng trực tiếp có thể làm gia tăng nguy cơ xảy ra các phản ứng dị ứng trên cơ thể như sưng tấy, ngứa rát, viêm nhiễm, phát ban, mày đay, phù nề, ho, hen suyễn, hắt hơi, viêm mống mắt, khó thở, khó nuốt...
Những trường hợp dị ứng nặng có thể dẫn đến tình trạng sốc mẫn cảm, một phản ứng của toàn bộ cơ thể do quá mẫn cảm với một chất nào đó có trong mật ong với các triệu chứng điển hình như khó thở, hơi thở ngắn, chóng mặt, ngất xỉu, huyết áp tăng cao và trụy tim.
Làm tăng mức đường huyết
Nếu muốn kiểm soát tốt mức đường huyết, cần hạn chế tiêu thụ mật ong vì chúng không chỉ cung cấp nhiều đường sucrose mà còn có chứa một lượng lớn đường glucose, một trong những nguyên nhân làm gia tăng mức glucose trong máu (chỉ số HbA1c). Nói một cách khác, loại thực phẩm ngọt ngào này sẽ làm tăng mức đường huyết trong máu, tạo điều kiện cho sự phát triển của bệnh tiểu đường.
Làm tụt giảm huyết áp
Mật ong có thể làm cho huyết áp tụt đến mức báo động, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Cấu tạo của mật ong bao gồm các oligosaccharide, một loại hydrat carbon có chức năng chống ô-xy hóa và có khả năng làm suy giảm mức huyết áp trên diện rộng, gây ra nhiều rắc rối nghiêm trọng cho sức khỏe.
Tổn hại thần kinh
Trong mật ong sống có chứa một nhóm các hợp chất hóa học là grayanotoxin, có thể gây hại cho hệ thống thần kinh trong cơ thể. Thông thường, những độc tố này sẽ bị loại bỏ qua quá trình tiệt trùng thực phẩm. Vì vậy, nếu dùng mật ong sống, độc tố vẫn còn tồn tại và sẽ gây ra những tác động xấu, làm tổn hại đến các tế bào thần kinh, cản trở những hoạt động bình thường của hệ thống thần kinh.
Tăng cân
Béo phì kéo theo rất nhiều hệ lụy nguy hại cho sức khỏe. Mật ong có thể là thủ phạm giấu mặt khiến cho trọng lượng cơ thể của bạn tăng nhanh chóng vì chúng cung cấp rất nhiều calo. Hơn nữa, các carbonhydrate dạng đơn trong mật ong sẽ nhanh chóng bị phá vỡ sau khi được tiêu thụ. Kết quả là nguồn năng lượng dư thừa sẽ được tích lũy dưới dạng chất béo và làm bạn tăng cân.
Sâu răng
Theo nhiều kết quả nghiên cứu, hàm lượng đường trong mật ong chiếm tới 82% (đường tự nhiên, bao gồm glucose và fructose). Điều này cũng có nghĩa là cứ 15ml mật ong sẽ cung cấp khoảng 17g đường. Tiêu thụ nhiều đường mỗi ngày sẽ kích thích hoạt động của các vi khuẩn bên trong miệng, dẫn tới tình trạng sâu răng. Do đó, nếu muốn bảo vệ sức khỏe răng miệng và ngăn ngừa sâu răng, bạn cần hạn chế tiêu thụ quá nhiều mật ong.
Theo Phunuonline
Sự thật về nước mắt nhân tạo Xem nó như một bí kíp để có một đôi mắt trong vắt tựa nước hồ thu hay đánh giá quá cao về tác dụng điều trị đều có thể gây ra phản ứng ngược. Ảnh minh họa: Internet - Liều dùng: 4 lần/ngày; nếu bị khô mắt nặng nhỏ 10-12 lần/ngày. - Khi sử dụng cùng lúc với thuốc nhỏ mắt khác,...