Tác dụng phụ của việc ăn quá nhiều gừng
Ăn quá nhiều gừng cũng không tốt.
Theo các chuyên gia, gừng có vô số lợi ích sức khỏe, như chống viêm, đau bụng, cảm cúm… Tuy nhiên, cũng đừng quá lạm dụng gừng vì cũng có những tác dụng phụ.
Theo các chuyên gia, việc tiêu thụ gừng quá mức cũng có nhiều tác dụng phụ. Chẳng hạn, gừng cũng gây ra cảm giác bồn chồn, hay tiêu chảy do gừng kích thích quá trình tiêu hoá nhanh quá mức.
Ăn quá nhiều gừng cũng không có lợi cho sức khoẻ.
Gừng có xu hướng hỗ trợ tiêu hóa. Tuy nhiên, khi ăn gừng quá nhiều trong lúc bụng đói, nó sẽ gây khó tiêu và đau bụng vì chất gingerol có trong gừng sẽ kích thích niêm mạc dạ dày, và sản sinh ra nhiều axit hơn.
Ăn quá nhiều gừng sẽ gây ra hội chứng dị ứng miệng như sưng miệng, kích ứng hoặc đau. Do đó, bạn luôn có sự chừng mực trong việc ăn gừng dù đây là loại gia vị tốt cho sức khỏe.
Video đang HOT
Lo lắng về tác dụng phụ, nhiều phụ huynh ngần ngại cho con tiêm vaccine COVID-19
Nhiều phụ huynh lo ngại về các phản ứng có thể xảy ra với trẻ còn nhỏ tuổi khi tiêm vaccine COVID-19.
Để chuẩn bị kế hoạch mở rộng đối tượng tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ em tại Việt Nam khi đủ căn cứ, cơ sở khoa học theo chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo Sở Y tế và các đơn vị liên quan tổ chức rà soát, thống kê số lượng trẻ em trên địa bàn thuộc nhóm 6 tháng - dưới 5 tuổi gồm: Trẻ từ 6 tháng - dưới 1 tuổi; trẻ từ 1 tuổi - dưới 2 tuổi; trẻ từ 2 tuổi - dưới 3 tuổi; trẻ từ 3 tuổi - dưới 4 tuổi; trẻ từ 4 tuổi - dưới 5 tuổi.
Theo Bộ Y tế, đến nay số liều tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi là 16.631.298 liều.
Vừa qua, nhiều trường mầm non trên địa bàn TP Hà Nội lấy ý kiến phụ huynh về việc tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ dưới 5 tuổi. Chị Nguyễn Thị Linh (ở Long Biên), có con 2 tuổi đang học ở trường mầm non chia sẻ, lớp con chị gồm 40 cháu thì tới 39 phụ huynh không đồng ý tiêm vaccine cho con. Nhiều phụ huynh tỏ ra lo ngại về các phản ứng có thể xảy ra với trẻ còn quá nhỏ nếu tiêm vaccine COVID-19. Bên cạnh đó, theo họ trẻ từng mắc COVID-19, biểu hiện bệnh còn nhẹ hơn cả cúm nên không nhất thiết phải tiêm vaccine.
Chị Nguyễn Thúy Hằng (ở quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) có con nhỏ 8 tháng tuổi cũng tỏ ra lo ngại nếu để trẻ còn quá nhỏ tiêm vaccine COVID-19. "Tôi được biết hiện nay tỉ lệ trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi tiêm vaccine COVID-19 còn thấp. Vì vậy, nếu triển khai tiêm cần bảo đảm các đối tượng trẻ lớn hơn đã được bao phủ đầy đủ và phải có cơ sở khoa học" - chị Hằng nói.
Chia sẻ về vấn đề này, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho biết, trẻ nhỏ cũng nguy cơ mắc COVID-19 và khi mắc COVID-19, dù ở lứa tuổi nào, bệnh cũng có các biểu hiện từ không triệu chứng đến có triệu chứng, nhập viện, trở nặng, tử vong.
Thực tế nhiều trẻ mắc COVID-19 xuất hiện triệu chứng rất nghiêm trọng, đó là hội chứng suy đa cơ quan (MIS-C) khiến nhiều trẻ phải thở máy, lọc máu và can thiệp ECMO. Đáng ngại là nếu gia đình có người thuộc nhóm nguy cơ cao như người cao tuổi, người có bệnh nền thì trẻ nhỏ mắc bệnh cũng là nguồn lây đối với người khác.
Cũng theo PGS.TS Trần Đắc Phu, virus SARS-CoV-2 với biến thể Omicron vẫn được đánh giá là phức tạp. Qua thời gian, miễn dịch tự nhiên cũng giảm dần và những biến thể mới cũng đang xuất hiện.
"Thời gian qua, mọi hoạt động đã trở lại bình thường, trẻ cũng được đi học và tham gia các hoạt động xã hội khác do đó trẻ rất dễ mắc trong tình hình hiện nay và với tình trạng ca mắc gia tăng trong thời gian gần đây thi nguy cơ lây nhiễm và tái nhiễm sẽ rất cao, nhất là với nhóm chưa tiêm vaccine, người có bệnh nền, người béo phì hoặc là những bệnh suy giảm miễn dịch" - ông Phu cho biết.
Trước lo ngại về việc tiêm vaccine cho trẻ ở độ tuổi quá nhỏ, ông Phu cho rằng thực tế có những loại vaccine đã tiêm ngay sau khi trẻ chào đời như viêm gan B và nhiều loại vaccine khác được tiêm khi trẻ mới chỉ 2, 3 và 4 tháng tuổi như vaccine bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt và viêm phổi, viêm màng não do vi khuẩn Hib...
Ông Phu cũng cho biết, nhiều cha mẹ đặt câu hỏi con họ đã mắc bệnh, có miễn dịch thì nên tiêm hay không? Vị chuyên gia cho rằng, các nghiên cứu cho thấy nhiều người mắc bệnh vẫn tái nhiễm lần 2, lần 3 vì miễn dịch của COVID-19 là không bền vững, thường suy giảm sau 4-6 tháng. Vì thế, ai cũng có thể mắc bệnh trở lại nếu không bổ sung kháng thể chủ động bằng cách tiêm vaccine.
Được biết, Bộ Y tế đề nghị các địa phương cần xuất nhu cầu sử dụng vaccine cho các nhóm tuổi này, gửi về các Viện Vệ sinh dịch tễ/Viện Pasteur khu vực trước ngày 30/9.
Đồng thời Bộ đề nghị các Viện Vệ sinh dịch tễ/Viện Pasteur gửi về Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương trước ngày 10/10 để tổng hợp. Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương tổng hợp số liệu gửi Bộ Y tế (Cục Y tế dự phòng) trước ngày 15/10.
Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương, đây là nhiệm vụ quan trọng và cấp bách nên đề nghị UBND các tỉnh, thành phố quan tâm, chỉ đạo thực hiện.
Bộ Y tế cho biết, trong ngày 26/9 có 72.254 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 259.983.364 liều, trong đó:
Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 220.408.749 liều: Mũi 1 là 71.063.854 liều; Mũi 2 là 68.653.387 liều; Mũi bổ sung là 14.539.076 liều; Mũi nhắc lại lần 1 là 50.786.883 liều; Mũi nhắc lại lần 2 là 15.365.549 liều.
Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 22.943.317 liều: Mũi 1 là 9.103.864 liều; Mũi 2 là 8.847.657 liều; Mũi nhắc lại lần 1 là 4.991.796 liều.
Số liều tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi là 16.631.298 liều: Mũi 1 là 9.838.412 liều; Mũi 2 là 6.792.886 liều.
Người bệnh gì không nên ăn chuối? Mặc dù cực kỳ tốt cho sức khỏe nhưng chuối có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn. Sau đây, 2 chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu sẽ chỉ ra những ai không nên ăn chuối. Chuyên gia dinh dưỡng nổi tiếng người Tây Ban Nha, tiến sĩ Sylvia Melendez-Klinger, tác giả từng đoạt giải thưởng dinh dưỡng toàn...