Tác dụng khi xoa bụng ngược và thuận chiều kim đồng hồ
Xoa bụng đúng cách có thể ngăn ngừa các vấn đề tiêu hóa nhưng người đang có u, nhiễm trùng không nên làm.
Xoa bụng là phương pháp sức khỏe đơn giản và dễ học, tác dụng chính của xoa bụng là điều hòa lá lách, dạ dày và đường ruột, cải thiện chứng khó tiêu, tiêu chảy, táo bón, viêm dạ dày mãn tính và các bệnh liên quan khác.
Bụng là một trong những bộ phận dễ bị tổn thương nhất do sự tích tụ chất béo. Tư thế và thói quen ăn uống kém khiến bụng dưới dễ bị tích tụ mỡ.
Một số tác dụng khi xoa bụng
Nhiều người thường có thói quen ăn quá no nên việc xoa bụng một chút có thể giảm sự khó chịu ở khoang bụng. Ăn quá nhiều gây đầy hơi, bạn cũng có thể làm giảm các triệu chứng bằng cách xoa bụng.
Khi đến tuổi trung niên, vòng bụng của nhiều người bắt đầu “to”, phụ nữ xuất hiện các triệu chứng đầy hơi và đàn ông thường có “bụng bia” lớn thì trông vẻ bề ngoài rất cồng kềnh và không khỏe mạnh.
Lúc này, bạn có thể thực hiện một số biện pháp phòng ngừa rủi ro bệnh tật và giảm nhẹ số đo thông qua việc xoa bụng.
Xoa bụng mang lại tác dụng gia tăng lưu lượng máu ở vùng bụng và ruột cơ trơn, tăng cường hoạt động của thành ruột bên trong ở cơ quan tiêu hóa. Từ đó tăng cường chức năng hoạt động của hệ bạch huyết, chức năng hoạt động của đường ruột cũng được cải thiện đáng kể, do đó quá trình tiêu hóa thức ăn, hấp thu dinh dưỡng và bài tiết chất thải sẽ thuận lợi hơn.
Dù biết rằng có một lợi ích nhất định trong việc xoa bụng thường xuyên, nhưng nhiều người lại không biết phương pháp chính xác để xoa bụng đúng cách. Hãy cùng các bác sĩ tìm hiểu cách làm thế nào vùng bụng khỏe mạnh, các huyệt đạo ở bụng và cách chính xác để xoa bụng dưới đây.
Xoa bụng đúng cách có thể ngăn ngừa các vấn đề tiêu hóa (Ảnh: istock)
Tác dụng khi xoa bụng ngược và thuận chiều kim đồng hồ
Theo Today’s Weekly, hướng massage bụng cũng có những tác dụng khác nhau:
Xoa bụng theo chiều kim đồng hồ: Ngăn ngừa táo bón
Video đang HOT
1. Xoa lòng bàn tay vào nhau để làm ấm.
2. Đặt lòng bàn tay lên rốn và massage từ từ theo chiều kim đồng hồ từ trong ra ngoài. Lặp lại động tác 10 phút, khoảng 50 lần.
Chuyển động này đi dọc theo ruột già, tác dụng ngăn ngừa táo bón và thúc đẩy đại tiện.
Xoa bụng ngược chiều kim đồng hồ: Giảm tiêu chảy mạn tính
1. Xoa lòng bàn tay vào nhau để làm ấm.
2. Đặt lòng bàn tay lên bụng, massage từ từ ngược chiều kim đồng hồ từ ngoài vào trong. Lặp lại hành động 10 phút, khoảng 50 lần.
Lưu ý
- Khi massage bụng, bạn chỉ cần dùng tay, không cần dụng cụ khác. Cường độ phải đều và chậm, miễn là không có cảm giác khó chịu và không bị đau. Cố gắng nằm càng phẳng càng tốt. Nếu thời gian và không gian không cho phép thì có thể ngồi thẳng.
- Thời điểm thực hiện tốt nhất là trước khi đi ngủ vào buổi tối, hoặc sau khi thức dậy vào buổi sáng và đã đi tiểu.
- Vì nhu động ruột được thúc đẩy trong quá trình xoa bóp nên bạn có thể cảm thấy đầy hơi, đói, không cần phải lo lắng.
- Những người đang bị nhiễm trùng bụng cấp tính, có u, thiếu tiểu cầu không được phép xoa bóp để tránh tổn thương lan rộng. Nếu da có mủ hoặc chảy máu thì phải chữa trước rồi mới xoa bóp.
- Phụ nữ mang thai không massage vùng bụng bởi nếu không cẩn thận có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Tác dụng ít người biết của hạt mít
Hạt mít - món ăn khoái khẩu trong tuổi thơ của nhiều người không chỉ bởi hương vị thơm ngon mà còn nhiều tác dụng với sức khoẻ.
Mít là loại trái cây quen thuộc ở nhiều quốc gia châu Á, không chỉ nổi tiếng bởi vị ngon ngọt và hương thơm đặc trưng mà còn được biết đến với nhiều công dụng cho sức khoẻ.
Ngoài phần thịt mít có thể ăn thì hạt mít cũng nhiều dinh dưỡng có lợi cho sức khoẻ. Trung bình mỗi quả mít có thể chứa từ 100 - 500 hạt và hoàn toàn có thể ăn được.
Mỗi hạt mít cung cấp cho cơ thể một lượng nhỏ các khoáng chất như kẽm, sắt, canxi, đồng, cali, magie. Trong y học cổ truyền, hạt mít cũng được sử dụng như một bài thuốc để hỗ trợ giải quyết các bệnh về đường tiêu hoá.
Tác dụng ít người biết của hạt mít
Theo chia sẻ của Lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng - Hội đông Y Hà Nội với báo Vietnamnet, hạt mít có giá trị dinh dưỡng tốt, có thể dùng để luộc, hấp, nướng và thưởng thức nó. Dưới đây là tác dụng ít người biết của hạt mít:
Ngăn ngừa táo bón
Hạt mít có hàm lượng chất xơ cao giúp ngăn ngừa táo bón, thúc đẩy quá trình tiêu hoá và hỗ trợ quá trình giải độc đại tràng.
Ngăn ngừa thiếu máu
Sử dụng hạt mít đều đặn hàng tuần giúp bổ sung hàm lượng sắt trong cơ thể - thành phần không thể thiếu của huyết cầu tố giúp tái tạo tế bào máu đỏ bằng việc cung cấp oxy tới các cơ quan khác trong cơ thể.
Hạt mít còn có ích với những người mức hemoglobin thấp, giúp giảm nguy cơ thiếu máu, tăng cường năng lượng, lưu thông máu giúp não khỏe mạnh.
Hạt mít nhiều tác dụng với sức khoẻ. (Ảnh: istock)
Giảm căng thẳng và nhiễm trùng
Hạt mít có đặc tính kháng virus và kháng khuẩn nên ăn hạt mít thường xuyên giúp giảm nguy cơ nhiễm khuẩn, nhiễm trùng do các loại virus có hại gây ra.
Trong hạt mít cũng chứa protein và một số loại vi chất dinh dưỡng hỗ trợ giảm tình trạng căng thẳng.
Tốt cho mắt
Hạt mít chứa vitamin A - chất dinh dưỡng quan trọng để duy trì thị lực khoẻ mạnh, giúp ngăn ngừa được nhiều bệnh liên quan đến mắt như chứng quáng gà.
Săn chắc cơ bắp
Hạt mít có hàm lượng protein cao nên là sự lựa chọn hoàn hảo cho bạn nếu đang muốn có cơ bắp chắc khoẻ. Protein có nguồn gốc thực vật được cho là lợi hơn so với protein có nguồn gốc động vật,
Cải thiện sức khoẻ tình dục
Hàm lượng sắt trong hạt mít khá dồi dào - một chất dinh dưỡng quan trọng giúp cải thiện sức khoẻ tình dục.
Hỗ trợ giảm cân
Hạt mít có nguồn chất xơ dồi dào lại ít calo nên có thể hỗ trợ rất tốt cho quá trình giảm cân của bạn.
Một số cách ăn hạt mít
Thông thường, hạt mít chỉ cần hấp, luộc, nướng là đã có thể ăn được. Để hạt mít chín ngon, mềm bạn nên luộc từ 20 đến 30 phút, sau đó vớt ra để hạt mít khô nguội là có thể thưởng thức. Còn nếu sử dụng phương pháp rang/nướng, bạn hãy để nó trong lò nướng với nhiệt độ khoảng 200 độ C trong 20 phút, lúc hạt mít chuyển nâu là có thể tắt bếp và ăn nó.
Ngoài ra, để tăng thêm phần hấp dẫn, bạn có thể tham khảo một số cách ăn hạt mít sau:
Thêm hạt mít vào món saladXay hạt mít thành bột để làm bánh hoặc nấu ăn Thêm hạt mít vào món sinh tố Làm bơ từ hạt mít Sử dụng hạt mít như một bữa ăn phụ trong ngày
Trên đây là những tác dụng của hạt mít đối với sức khoẻ mà bạn nên biết để bổ sung nó trong bữa ăn hàng ngày.
Ăn ngô thường xuyên có lợi ích gì? Ngô là thực phẩm quen thuộc rất tốt cho sức khoẻ, vậy ăn ngô thường xuyên có lợi ích gì? Ngô không chỉ là món ăn vặt ngon miệng mà còn mang lại rất nhiều tác dụng với sức khoẻ. Dưới đây là những tác dụng bạn nhận được nếu thường xuyên ăn ngô. Giúp giảm cân Báo Lao động dẫn nguồn trang...