Tác dụng của vải kháng khuẩn
Vải kháng khuẩn đang được nhiều người tiêu dùng lựa chọn để bảo đảm vệ sinh và phòng, chống dịch bệnh. Vậy vải kháng khuẩn được sản xuất như thế nào? Khả năng diệt khuẩn của các loại vải này ra sao?
Ảnh minh họa
Trong quá trình sinh hoạt và lao động, cơ thể con người luôn bài tiết ra một lượng mồ hôi khá lớn, kết hợp với bụi bẩn và tế bào da bị lão hóa tạo thành một lớp “ghét” dày bám trên bề mặt da. Các vi sinh vật phân giải lớp “ghét” này thành các chất amoniac và các axit béo đơn giản hơn tạo ra mùi hôi khó chịu. Vì thế, nếu dùng loại quần áo diệt khuẩn, khử hôi thường xuyên thì da chúng ta sẽ giữ được sạch sẽ và không có mùi hôi khó chịu.
Video đang HOT
Hiện, trong sản xuất và thương mại dệt may, vải kháng khuẩn được sử dụng rộng rãi để sản xuất hàng mặc lót, hàng thể thao, hàng gia dụng và quần áo bảo vệ ở những nơi có nguy cơ lây nhiễm cao như bệnh viện, khách sạn, trường học…
Theo Tiến sĩ Nguyễn Văn Thông, nguyên Viện trưởng Viện Dệt may, phương pháp chung nhất để có được sản phẩm dệt kháng khuẩn là đưa các chất kháng khuẩn vào trong vật liệu dệt. Các chất kháng khuẩn được đưa lên vải thường là những chất diệt khuẩn hoặc ức chế vi khuẩn phát triển.
“Hiện nay, việc đưa các chất kháng khuẩn lên vải chủ yếu được thực hiện sau công đoạn tẩy trắng, nhuộm màu hoặc in hoa theo các cách khác nhau: Ngấm ép, tráng phủ hoặc phun… Xử lý theo phương pháp này, vải thành phẩm có khả năng diệt tới 90% vi khuẩn sau 1 giờ tiếp xúc và giảm còn 60-70% sau một số lần giặt (sau 10 hoặc 20 lần giặt tùy theo loại chất kháng khuẩn sử dụng). Một điều quan trọng khác là chất kháng khuẩn khử hôi không được gây phản ứng (dị ứng) cho người dùng. Cơ thể không bị nhiễm độc nhằm bảo vệ sức khỏe cho người tiêu dùng”, Tiến sĩ Nguyễn Văn Thông chia sẻ.
Sau sinh 3 ngày, bé sơ sinh đột ngột bỏ bú, co giật, hôn mê
Chiều 21-7, Bệnh viện Nhi đồng 2 cho biết, vừa lọc máu thành công cứu sống bé trai bị bệnh rối loạn chuyển hoá bẩm sinh, rất hiếm gặp.
Theo lời kể của người nhà bệnh nhi, khi sinh ra bé nặng 3,5kg, đột ngột đến ngày thứ 3 sau sinh, bé bỏ bú mẹ, co giật liên tục từng cơn, không tự thở được, lơ mơ dẫn đến hôn mê.
Sau 3 ngày lọc máu liên tục, hồi sức tích cực, tri giác bé đã cải thiện
BS.CK2 Nguyễn Thanh Thiện cho biết, khi nhập viện Bệnh viện Nhi Đồng 2, chất amoniac (NH3) trong máu bé tăng rất cao, cần phải lọc máu cấp cứu để lấy NH3 càng nhanh càng tốt.
Bé được xác định chẩn đoán rối loạn chuyển hoá acid hữu cơ Methymalonic aciduria - khi một số acid amin thiết yếu không thể được chuyển hoá làm ứ đọng NH3 gây hôn mê, tử vong.
Sau 3 ngày lọc máu liên tục, hồi sức tích cực, tri giác bé cải thiện từ từ dần về bình thường.
Gần 2 tháng điều trị bệnh hiếm với bao khó khăn, vất vả, từ nhiễm trùng nặng, tổn thương thận đa niệu đến dị ứng sữa, phải xin ý kiến chuyên gia và xin sữa tài trợ từ Bệnh viện Nhi Trung ương. Đến nay, bé đã bú sữa hoàn toàn từ sữa chuyên biệt OA1 kết hợp với sữa dành cho trẻ dị ứng, và đang dần khoẻ mạnh.
5 loại thực phẩm nếu "quên" chần trước khi nấu thì chẳng khác nào nuốt chất độc vào người Một số loại thực phẩm mua ngoài chợ thường dễ bị bám bụi bẩn, vi khuẩn nên tốt nhất khi mua về, ngoài rửa sạch thì bạn cũng cần chần qua với nước sôi trước khi chế biến. Khi lựa chọn thực phẩm ngoài chợ, chúng ta đều thấy người bán hàng bày đồ ăn tràn lan trên sạp. Do đó, khi mua...