Tác dụng của dầu tràm? Dùng tinh dầu tràm như thế nào?
Dầu tràm có rất nhiều tác dụng trong việc chữa bệnh và làm đẹp. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách dùng tinh dầu tràm để đạt được những lợi ích tốt nhất.
Dầu tràm được chưng cất từ lá của thân cây gỗ Melaleuca leucadendra, tràm cajuputi, và có thể là các loại tràm khác. Tinh dầu tràm được lấy từ cành và lá của cây tràm. Các thành phần chính của tinh dầu tràm bao gồm: Caryophyllene, Alpha Pinene, Beta Pinene, Limonene, Alpha Terpinene, Alpha Terpineol, Gamma Terpinene, Terpinolene, Terpineol, Cineole, Cymene, Linalool và Myrcene.
Tuy không được sử dụng trong nấu ăn nhưng tinh dầu tràm có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nếu biết rõ những tác dụng của tinh dầu tràm dưới đây, bạn chắc chắn sẽ mang về nhà một lọ để đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình mình.
Tác dụng của tinh dầu tràm
1. Sát trùng và diệt khuẩn
Đây là một trong những công dụng lớn nhất của tinh dầu tràm. Nó cực kỳ hiệu quả trong việc loại bỏ các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn, virus và nấm, ví dụ như uốn ván, cúm hay một số bệnh truyền nhiễm như tả, thương hàn. Bạn có thể bôi tinh dầu tràm bên ngoài vết thương hoặc vết cắt do sắt gỉ để tránh bị uốn ván trước khi được tiêm vắc-xin.
2. Tốt cho da
Mụn là một trong những vấn đề về da phổ biến nhất và cũng gây đau đầu nhất. Một trong những lý do lớn nhất gây ra mụn là do da mặt tiết ra quá nhiều dầu. Trong khi đó, tinh dầu tràm có thể giúp bạn giải quyết vấn đề này nhờ đặc tính làm se khít lỗ chân lông bởi nó có chứa terpinen-4-ol, 1, 8 cineol, linalool và alpha-terpineol.
Chỉ cần cho vài giọt tinh dầu tràm vào nước, sau đó dùng bông gòn thấm và chấm lên da mặt, những vùng có mụn. Việc này sẽ giúp loại bỏ lượng dầu thừa và bụi bẩn trên gương mặt, điều chỉnh việc tạo ra bã nhờn bằng cách tạo ra các tuyến bã nhờn. Sau một thời gian, các vấn đề về mụn sẽ biến mất.
Ngoài ra, đặc tính chống oxy hóa trong tinh dầu tràm cũng bảo vệ da khỏi các tác hại của gốc tự do. Nó cũng giúp dưỡng ẩm, làm sáng da, đều màu da và hạn chế tình trạng lão hóa da.
3. Hỗ trợ hệ miễn dịch
Tinh dầu tràm có thể bảo vệ cơ thể khỏi tác động của vi khuẩn, virus, tránh được những bệnh liên quan đến hệ miễn dịch như cúm, thương hàn.
Video đang HOT
4. Giảm đau răng
Tinh dầu tràm có lợi ích cho việc giảm đau răng. Chỉ cần thấm một chút tinh dầu tràm vào miếng bông gòn rồi đặt vào vùng răng bị đau. Việc này sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn trong miệng, giảm các cơn đau răng kéo dài.
5. Hỗ trợ hệ tiêu hóa
Tinh dầu tràm rất tốt cho hệ tiêu hóa, thúc đẩy sự tiết ra các enzym của dịch tiêu hóa để hỗ trợ hiệu quả phân rã thức ăn và hấp thụ chất dinh dưỡng. Ngoài ra, nó cũng giúp ngăn ngừa các vấn đề về tiêu hóa như đau bụng, khó tiêu, chuột rút, kiết lỵ và viêm ruột.
6. Chăm sóc tóc
Dầu tràm có đặc tính nuôi dưỡng giúp giữ ẩm cho tóc và da đầu, giữ cho tóc luôn khỏe mạnh. Chất chống vi khuẩn có trong tinh dầu tràm là một phương pháp chữa trị tuyệt vời cho da đầu khô, vảy và gàu. Sử dụng tinh dầu tràm thường xuyên sẽ giúp tóc luôn mềm mại, bóng mượt.
7. Diệt côn trùng
Tinh dầu tràm cực kỳ hiệu quả trong việc tiêu diệt cũng như xua đuổi côn trùng. Dung dịch pha loãng của tinh dầu tràm có thể được phun trong nhà hoặc dùng máy xông hơi, đèn xông tinh dầu để xua đuổi muỗi, kiến và nhiều loại côn trùng khác. Bạn cũng có thể trực tiếp bôi tinh dầu tràm đã được pha loãng lên da để tránh bị côn trùng đốt.
8. Giảm đau bụng kinh
Đối với phụ nữ, đau bụng kinh là một vấn đề vô cùng khó chịu. Những người thường xuyên bị đau bụng kinh có thể bôi tinh dầu tràm vì nó giúp tăng cường lưu thông máu, ngăn chặn sự tắc nghẽn trong tử cung, từ đó giúp làm giảm cơn đau hiệu quả.
9. Giảm viêm xoang, viêm khớp
Tinh dầu tràm rất hiệu quả trong việc điều trị bệnh viêm xoang cũng như tắc nghẽn xoang nói chung. Phương pháp đơn giản nhất chính là xông hơi. Khi nước sôi, bạn thêm khoảng 20 giọt tinh dầu tràm, sau đó xông hơi trong vài phút. Việc này giúp loại bỏ sự tắc nghẽn xoang, giảm bớt các cơn đau.
Bên cạnh đó, tinh dầu tràm cũng có tác dụng trong việc điều trị viêm khớp dạng thấp, đau nhức khớp. Bạn có thể kết hợp tinh dầu tràm với kem dưỡng da hoặc thuốc mỡ, bôi lên vùng khớp bị đau, vừa giúp giảm đau, vừa giúp giảm viêm. Bạn cũng có thể thêm vài giọt tinh dầu tràm vào bồn tắm để ngâm người cũng mang lại lợi ích tương tự.
10. Điều trị rối loạn hô hấp
Các bệnh về đường hô hấp không chỉ là dấu hiệu của các bệnh như cúm, ho, cảm lạnh mà còn có thể gây ra những bệnh như tắc nghẽn phổi mạn tính hoặc ngưng thở khi ngủ, rất nguy hiểm cho sức khỏe. Việc sử dụng tinh dầu tràm sẽ làm giảm tình trạng nghẹt mũi, đờm và tức ngực, điều trị các bệnh rối loạn hô hấp.
11. Chất khử mùi
Ngoài những lợi ích trong việc chữa bệnh là làm đẹp, tinh dầu tràm còn có tác dụng khử mùi. Nó hoạt động như một chất khử mùi mạnh mẽ, loại bỏ các mùi hôi khó chịu, vi khuẩn và độc tố.
Việc khuếch tán tinh dầu tràm trong không khí cũng giúp đem lại cảm giác dễ chịu, tinh thần thư thái, giảm cảm giác buồn nôn, giảm sự xuất hiện của côn trùng.
1. Đối với trẻ em
- Nhỏ vài giọt tinh dầu tràm vào lòng bàn tay rồi xoa lên vùng cổ, lưng, ngực, trán và gan bàn chân, tay cho trẻ nhỏ, mát xa nhẹ nhàng để tinh dầu được thẩm thấu tốt nhất.
- Xoa nhẹ tinh dầu tràm vào vùng mũi của trẻ để tránh nghẹt mũi, chảy nước mũi.
- Nhỏ 5-10 giọt tinh dầu tràm vào nước ấm, dùng khăn lau nhẹ lên người trẻ để làm sạch, giữ ấm cơ thể, lưu ý tránh vùng mắt vì dầu tràm có thể làm cay mắt.
- Thoa nhẹ lên vùng da của trẻ bị muỗi đốt hoặc côn trùng cắn để giảm sưng tấy, ngứa ngáy và nhiễm trùng.
2. Đối với người lớn
- Khi bị ngứa hoặc nấm, có thể bôi trực tiếp tinh dầu tràm hoặc nhỏ vào nước ấm để ngâm chân, tay.
- Khi bị nhiễm trùng hoặc cháy máu dạng nhẹ, có thể dùng bông gòn tẩm tinh dầu tràm để cầm máu và sát trùng.
- Khi bị viêm nướu lợi, có thể dùng bông gòn tẩm tinh dầu tràm đặt vào vùng bị đau hoặc nhỏ vài giọt vào nước ấm để súc miệng.
3. Phụ nữ mang thai và sau sinh
- Dùng tinh dầu tràm mát xa vào những vùng bị đau để giảm cơn đua hiệu quả.
- Bôi tinh dầu tràm vào mũi, yết hầu và ngực để tránh bị nhiễm lạnh, cảm lạnh, tránh gió độc.
Sốt xuất huyết tăng tại Ô Môn, Thốt Nốt và Vĩnh Thạnh
Sáng 10-7, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Cần Thơ tổ chức hội nghị sơ kết công tác kiểm soát bệnh tật 6 tháng đầu năm 2020.
Theo báo cáo của CDC Cần Thơ, 6 tháng đầu năm 2020, có một số bệnh truyền nhiễm có số ca mắc tăng so với cùng kỳ năm 2019, gồm: lao phổi, thương hàn, uốn ván khác, cúm, tiêu chảy và COVID-19. Riêng bệnh truyền nhiễm thường xuyên lưu hành ở địa phương như: sốt xuất huyết, tay chân miệng, thủy đậu và sởi có số ca mắc đều giảm.
Cộng tác viên y tế xã Trường Long phát tài liệu tuyên truyền bệnh sốt xuất huyết cho người dân. Ảnh: Trung tâm Y tế huyện Phong Điền cung cấp
Phát biểu tại hội nghị, Giám đốc CDC Cần Thơ Huỳnh Minh Trúc bày tỏ lo ngại trước tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến khó lường; bệnh sốt xuất huyết tăng ở các quận Ô Môn, Thốt Nốt và huyện Vĩnh Thạnh; nguy cơ xuất hiện bệnh bạch hầu.
Do đó, với dịch COVID-19, các đơn vị y tế, trung tâm y tế, trạm y tế phải tiếp tục giám sát chặt tại Cảng hàng không Quốc tế Cần Thơ và tại cộng đồng, nhất là các trường hợp đi về bằng đường không chính thức; với bệnh sốt xuất huyết, cần kiểm tra chỉ số lăng quăng, xử lý ca bệnh.
Tiếp tục rà soát đối tượng tiêm chủng để tiêm bổ sung, tăng cường vận động phụ nữ mang thai, người lớn tiêm nhắc bạch hầu và tăng cường thực hiện mô hình phòng, chống bệnh không lây nhiễm, bổ sung thuốc điều trị tăng huyết áp và đái tháo đường ở các trạm y tế.
Chủ trì hội nghị, Phó Giám đốc Sở Y tế TP Cần Thơ Huỳnh Văn Nhanh đề nghị các đơn vị y tế tăng cường hướng dẫn, giám sát thực hiện mô hình bác sĩ gia đình kết hợp phòng, chống bệnh không lây nhiễm.
Béo phì làm giảm hiệu quả của vaccine Covid-19 Người béo phì sau khi tiêm vaccine vẫn có nguy cơ nhiễm nCoV cao hơn bình thường. Đối với một thế giới bị tê liệt bởi nCoV, sự cứu rỗi vào lúc này là vaccine. Nhưng tại Mỹ, nơi có ít nhất 4,6 triệu ca nhiễm và gần 155.000 người tử vong, tác dụng của vaccine có thể bị cản trở bởi một...