Tác dụng của collagen với sắc đẹp và cơ thể
Collagen từ trước đến nay luôn được xem là thành phần giúp nuôi dưỡng sắc đẹp được các chị em phụ nữ luôn săn đón. Tìm hiểu rõ các tác dụng của collagen với cơ thể.
Collagen là gì, collagen có tác dụng gì?
Là một loại protein chiếm 25% tổng protein trong cơ thể, collagen có chức năng kết nối các mô trong cơ thể lại với nhau có thể ví giống như một chất keo dính các bộ phận trong cơ thể người lại thành khối hoàn chỉnh.
Bên cạnh đó collagen còn là yếu tố cần thiết trong quá trình tạo ra các axit amin tốt cho sức khỏe của da, tóc, móng tay và các khớp xương, các mô trên cơ thể người.
Chiếm tới 80% trong mô liên kết và 30% protein trong cơ thể, collagen có tác dụng làm cho cơ thể hoạt động tốt và duy trì sự đàn hồi, mịn màng của da và tóc, chống lão hóa da, chữa bệnh khớp.
Mặc dù trong y học chăm sóc sức khỏe thẩm mỹ thì collagen không phải là giải pháp duy nhất chống lão hóa nhưng vì collagen đạt hiệu quả cao trong quá trình phục hồi và tái tạo da mà lại an toàn, dễ sử dụng nên collagen hầu hết được tin dùng và được giới y tế khuyên dùng.
Tác dụng của collagen với da
Chính vì collagen được phân bổ ở chủ yếu là lớp hạ bì của da và chiếm khoảng 80% cấu trúc da nên collagen có tác dụng kết nối các tế bào đồng thời kích thích quá trình trao đổi chất, tạo độ đàn hồi của da.
Video đang HOT
Nếu da thiếu lượng collagen thì sẽ dẫn tới da nhăn nheo, không căng mịn, không còn tính đàn hồi. Làn da trở nên bị khô, nhăn nheo và hình thành các đường nhăn trên khoé mắt, khoé miệng, lâu dần thành nếp nhăn sâu.
Collagen có tác dụng tăng cường hệ thống miễn dịch
Colagen có tác dụng tăng cường khả năng hoạt động của vi khuẩn có vai trò lớn trong hệ miễn dịch của cơ thể, đồng thời tạo môi trường thích hợp cho các vi khuẩn có lợi này hoạt động. Nhờ đó, collagen có thể cải thiện được chứng táo bón hay gặp ở phụ nữ.
Collagen có tác dụng giúp lành sẹo
Tại sao collagen lại giúp lành sẹo được? Bởi vì sẹo hình thành do liên kết collagen và elastin của da bị gãy dẫn tới tổn thương. Collagen đã tác động lên da để các tế bào da sản sinh ra các tế bào mới, giúp làn da phục hồi nhanh chóng, làm mờ các vết thâm do vết thương để lại.
Collagen có tác dụng giúp phòng bệnh tim, huyết áp
Collagen sản sinh ra các hợp chất sinh ra mạch máu, từ đó giúp đề phòng chứng xơ cứng động mạch và cao huyết áp cũng như với bệnh xơ nhồi máu cơ tim.
Các tác dụng của Collagen với xương và sụn
Collagen cũng chiếm 80% trong cơ cấu thành phần của xương giống như canxi. Khi collagen bị suy yếu và lão hóa thì khiến tính đàn hồi và dẻo dai của xương trở nên suy yếu theo.
Cũng như trong xương, thành phần collagen trong sụng cũng đã chiếm tới 50%. Khi sụn thiếu collagen sẽ khiến tăng masat trong sụn, các khớp xương lớn hơn, gây ra các biến dạng ở xương và sụn.
Chính vì thế, việc bổ sung collagen giúp xương sụn trở nên chắc khỏe hơn và phòng chống các bệnh như loãng xương, xốp xương, đau thắt lưng, thoát vị đĩa đệm và 1 số bệnh về xương, sụn khác.
Tác dụng của collagen với mắt
Trong giác mạc và thủy tinh thể có chứa nhiều collagen dưới dạng kết tinh. Nếu thiếu collagen thiếu trong mắt sẽ khiến cho giác mạc hoạt động kém đi, gây ảnh hưởng đến thị lực của mắc và làm cho thủy tinh thể mờ đi.
Collagen có tác dụng giúp phòng ngừa tế bào ung thư
Theo một số thí nghiệm đã chứng minh tại Nhật rằng collagen chiết xuất có tác dụng ngăn ngừa sự biến đổi tế bào gốc phôi thành tế bào ung thư. Đồng thời, collagen cũng giúp giữ các bộ phận nội tạng cơ thể khỏe mạnh và ổn định.
Theo, MedlinePlus vì trong collagen có chứa rất nhiều canxi nên khi bổ sung collagen quá nhiều, không theo tư vấn của bác sĩ sẽ khiến tăng lượng canxi trong cơ thể quá lớn dẫn tới thừa canxi gây đau xương, ngất, nôn mửa và khiến nhịp tim thất thường.
Collagen cũng có nhiều trong các thực phẩm như hải sản, tuy nhiên tùy cơ địa không phải ai cũng có thể hấp thu được các chất đi kèm có trong một số loại hải sản. Một số người bị mẫn cảm với các thành phần có trong thực phẩm đó gây dị ứng.
Đối với một số thuốc có tác dụng bổ sung collagen có thể sẽ khiến vị giác trở nên kém đi, ăn uống không ngon miệng. Cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi có ý định bổ sung collagen vào cơ thể.
Theo BĐT Gia Đình VN