Tác dụng của blockchain trong thương mại đang bị phóng đại?
Blockchain đang được biết đến là công nghệ đứng sau đồng tiền ảo giá trị nhất thế giới Bitcoin và là một giải pháp để cải thiện tính minh bạch, giảm rủi ro gian lận trong các giao dịch tài chính.
Tuy nhiên theo Boston Consulting Group, tính hiệu quả và tiềm năng của công nghệ này đang bị phóng đại so với thực tế.
Ví dụ trong ngành kế toán, việc sử dụng blockchain sẽ đưa dữ liệu vào một sổ cái. Sổ cái này sẽ được chia sẻ cho mọi thành viên trong mạng lưới và có thể cập nhật nội dung trong thời gian thực. Cho phép xử lý các giao dịch chỉ trong vài phút mà không cần đến bên thứ ba.
Lợi ích lý thuyết là vậy nhưng theo Antti Belt, một trong những tác giả của báo cáo về blockchain do Boston Consulting Group công bố cho rằng: “Hiện nay việc áp dụng công nghệ này mới chỉ ở mức thí điểm và chưa có bất kỳ đánh giá nào về hiệu năng của giao dịch blockchain khi áp dụng trong quy mô rất lớn. Ngoài ra công nghệ này không được thiết kế để giám sát các thực thể vật lý trong thế giới ảo. Khó mà dùng công nghệ blockchain để kiểm soát đối tác đã giao hàng có giao đúng chất lượng số lượng hàng như yêu cầu không”.
Bên cạnh đó việc chuyển sang công nghệ blockchain còn liên quan đến bài toán tài chính. Các công ty hiện nay đã bỏ cả trăm triệu USD cho hệ thống tin học của mình. Liệu họ có chấp nhận bỏ hết đi để làm lại cái mới không? Và chưa có bất kỳ số liệu nào chứng minh áp dụng công nghệ mới sẽ giúp giảm chi phí so với công nghệ cũ.
Video đang HOT
Một tác giả khác của báo cáo này là Steven Kok cho rằng blockchain phù hợp với những ai quan tâm đến nguồn gốc hàng hoá hơn là hiệu quả trong giao dịch.
Minh chứng cho điều này là trường hợp của nhà khai thác kim cương Anglo American’s De Beers, trong tháng 5 vừa qua họ dùng công nghệ blockchain để theo dõi 100 viên kim cương giá trị cao từ lúc khai thác được cho đến lúc bán. Kết quả là họ đã theo dõi được chính xác đường đi của viên kim cương, tránh được việc sản phẩm bị qua tay các nhà phân phối lừa đảo.
Công nghệ này cũng đã được thử nghiệm trong ngành dầu mỏ, nông nghiệp và Dutch Shell tuyên bố nền tảng blockchain trong khai thác dầu của họ đã sẵn sàng để vận hành chính thức vào cuối năm nay.
Tổng hợp của cả quan điểm tích cực và tiêu cực và hoài nghi về blockchain, báo cáo này chỉ kết luận rằng: “blockchain đơn giản không phải là lựa chọn phù hợp cho tất cả mọi người”
Theo Tri Thuc Tre
Nếu Facebook làm tiền ảo FaceCoin, bạn có thể mua đồ online, gửi tiền cho bạn bè rất dễ dàng
Hồi tháng 5, Facebook tuyên bố thành lập bộ phận chuyên về tiền ảo (cryptocurrency) và blockchain, bộ phận này được dẫn dắt bởi David Marcus, người từng lãnh đạo nhóm Messenger đi tới thành công. Marcus cũng có ghế trong ban quản trị của Coinbase, một trong những startup lớn nhất về crypto tính đến thời điểm này.
Marcus từng là chủ tịch PayPal và đã giúp chat bot của Messenger xuất hiện nhiều hơn trong lĩnh vực thương mại nên việc chọn ông làm chủ tịch Coinbase cũng không bất ngờ. Nhưng chỉ mới đầu tháng 8, Marcus đã tuyên bố rời khỏi Coinbase vì lý do "xung đột lợi ích" với Facebook. Như vậy Facebook đang làm gì về lĩnh vực tiền ảo mà lại lo xung đột lợi ích?
Dường như Facebook đang có một mưu đồ nào đó rất lớn về crypto. Facebook tất nhiên không công bố cụ thể kế hoạch của mình. "Chúng tôi vẫn đang ở giai đoạn đầu và đang cân nhắc nhiều ứng dụng của blockchain. Nhưng chúng tôi chưa có gì để chia sẻ vào thời điểm này". Trang TechCrunch thì nhìn thấy những hướng mà Facebook có thể đi trong mảng tiền tệ ảo như sau:
Giảm giá 3% với FaceCoin
Facebook có thể xây dựng một ví tiền điện tử, họ có thể dùng token của riêng mình để cho phép người dùng chi trả tại các doanh nghiệp đối tác. Blockchain có thể giúp giao dịch diễn ra nhanh chóng và rẻ, thậm chí miễn phí nên Faceook và đối tác có thể né được phí xử lý thẻ tín dụng 3% trên mỗi giao dịch. Mức giảm 3% này có thể được Facebook chuyển đổi thành giảm giá cho các mặt hàng được đối tác bán, tương tự như cách mà Grap Pay và ví điện tử nói chung đang hoạt động. Khi đó bạn sẽ thấy rất nhiều những mẫu quảng cáo dạng "Giảm giá 3% khi mua bằng FaceCoin".
Dựa vào những chương trình khuyến mãi như trên, Facebook có thể hút người dùng vào tính năng tiền điện tử của mình. Facebook đang có 6 triệu nhà quảng cáo, 65 triệu doanh nghiệp đang chạy Facebook Pages, vậy nên không ai phù hợp hơn Facebook để thực hiện những chiến dịch dạng này. Facebook có thể chịu chi phí giảm giá khuyến mãi, đẩy phần giảm giá về cho người dùng và giúp các đối tác bán được nhiều hàng hơn, tỉ lệ chuyển đổi cao hơn. Đổi lại, các đối tác cũng cẽ chạy quảng cáo trên Facebook mạnh tay hơn, vậy là có lời.
Chuyển tiền cho bạn bè
Ở một số nước bạn đã có thể gửi tiền cho bạn bè bằng Messenger, nhưng bạn buộc phải gắn thẻ tín dụng hoặc tài khoản PayPal vào. Còn với ví tiền điện tử của Facebook, Facebook có thể yêu cầu người dùng nạp vào một số tiền mặt nhất định rồi từ đó sử dụng dần dần, tương tự như MoMo, AirPay, Grab Pay. Khi nào người dùng xài hết thì lại nạp thêm, không cần thẻ làm gì, và cũng tránh được phí xử lý giao dịch cho mỗi lần sử dụng.
Hiện tại mình cũng đang dùng MoMo để chuyển những khoản tiền nhỏ nhỏ cho bạn bè, ví dụ chia tiền ăn nhậu, gửi tiền mua đồ đọc hoặc mua nước giúp. Những khoản chi nhỏ dạng này gọi là micropayment và nó cực kì phù hợp với Facebook do Facebook Messenger đang là công cụ giao tiếp phổ biến nhất ở nhiều quốc gia.
Khi cần rút tiền, Facebook có thể cho người dùng tùy chọn chuyển tiền ngược lại vào thẻ, hoặc gấu nữa thì chơi rút tại các điểm giao dịch như cách MoMo đang làm. Facebook cũng có thể hợp tác với các ví khác để chuyển tiền qua lại cho nhanh, hình thành nên 1 hệ sinh thái hay một hiệp hội chuyên về ví điện tử luôn.
Với 1,3 tỉ người dùng Messenger, đây là thứ vừa đem lại lợi ích cho Facebook vừa giúp cho người dùng khá nhiều.
Đừng quên Facebook cũng đang phát triển các tính năng giúp cho gamer hoặc hot girl, hot boy trong việc live stream. Các fan có thể tặng tiền cho những gamer hoặc streamer này. Facebook hiện cũng có một loại tiền gọi là Facebook Stars (nhưng không phải là crypto currency) để người dùng mua và tặng cho những nhà sáng tạo nội dung yêu thích, sau đó người nhận có thể quy đổi thành tiền với giá 1 cent = 1 Star. Chưa rõ Facebook sẽ giữ lại bao nhiêu % tiền nhưng chúng ta biết được rằng Facebook đưa hầu hết số tiền cho người nhận.
Nếu có cryptocurrency thì mọi chuyện sẽ an toàn hơn và được hỗ trợ rộng rãi hơn, đặc biệt giảm được phí xử lý giao dịch. Hiện tại mức "tip" nhỏ nhất được phép đưa cho người sáng tạo nội dung là 3$, Facebook giữ mức này để phí xử lý giao dịch không bị vọt lên quá cao. Giải pháp crypto sẽ giúp giảm chi phí này và khi đó fan có thể tip với số tiền bé hơn. Và khi Facebook có thể giúp người nổi tiếng kiếm tiền thì họ sẽ tiếp tục ở lại trên Facebook, tiếp tục làm ra những nội dung hay hơn để post lên Facebook và như vậy fan cũng sẽ ở lại theo.
Facebook Connect
Một trong những vấn đề căng thẳng nhất trong các ứng dụng blockchain đó là xác thực danh tính, hay nói cách khác, trả lời câu hỏi "Bạn là ai?". Quy trình này ở các công ty thường được gọi là KYC - Know Your Customer - và nó bao gồm những thứ như sau:
Người dùng phải điền một bảng dài ngoằng các chi tiết về bản thân mìnhNgười dùng đôi khi cũng phải chụp chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thânCác công ty phải cắt người ra để xử lý riêng các bảng biểu và hình ảnh giấy tờ do người dùng gửi vềSau khi được xác thực hết thì bạn mới có thể bắt đầu sử dụng ứng dụng / web / dịch vụ online
Nói chung trải nghiệm của khâu KYC này khá là chán và tệ, và so với khâu đăng nhập của các app bình thường hay đăng nhập Facebook thì UX rớt ở tận đâu đâu xa tuốt phía sau. Trong khi đó, các app có thể nhanh chóng đăng nhập bằng tài khoản Facebook thông qua tính năng Facebook Connect, và cùng tính năng này có thể dễ dàng xài cho các đối tác sử dụng hệ thống blockchain do Facebook cung cấp.
Và mặc dù Facebook gặp nhiều vấn đề về chia sẻ thông tin cá nhân hay quyền riêng tư nhưng về mặt an toàn thì có thể an tâm. Facebook chưa từng gặp đợt hack lớn nào như LinkedIn, Twitter và nhiều mạng xã hội khác. Việc sử dụng một hệ thống login tập trung cho các ứng dụng phân tán nghe có vẻ quái dị nhưng để hi sinh cho sự tiện lợi và trải nghiệm thì đôi khi cũng có thể lắm chứ.
Vẫn còn nhiều câu hỏi để mở từ Facebook, hãy đợi xem Facebook Crypto sẽ hoạt động như thế nào nhé.
Theo TriThucTre
Ngân hàng Thế giới chuẩn bị tung trái phiếu blockchain đầu tiên Ngân hàng Thế giới (WB) vừa ủy nhiệm Commonwealth Bank of Australia sắp xếp cho ra mắt trái phiếu blockchain đầu tiên trên thế giới. Ảnh: Getty Images/AFP Theo CNBC, trái phiếu Kangaroo, trái phiếu nước ngoài phát hành tại Úc bằng tiền tệ địa phương, được đặt tên là bond-i. Đây là từ viết tắt cho chữ Blockchain Offered New Debt Instrument...