Tác dụng chữa bệnh thần kỳ từ cơm cháy mọi người nên biết
Cơm cháy không chỉ là món ăn, trong Đông y, đây còn là phương thuốc chữa bệnh vô cùng hiệu quả.
Ở những nước dùng gạo làm lương thực chính như nước ta thì cơm cháy là một món ăn khá quen thuộc.
Ngày nay, việc sử dụng nồi cơm điện khiến món cơm cháy không còn phổ biến và có thể không ít người sẽ bất ngờ khi biết món ăn này là một vị thuốc trong y học cổ truyền.
Cơm cháy không chỉ làm món ăn mà còn là vị thuốc chữa bệnh rất hiệu quả.
Cơm cháy loại tốt có màu vàng, khối to dày, không đen cháy và giòn. Muốn có được loại này, người ta thường phải nấu cơm bằng nồi đất hoặc nồi gang có đế dày. Khi cơm cạn, cần điều chỉnh than lửa sao cho có độ nóng thích hợp, cơm cháy không quá già hoặc quá non.
Một số bài thuốc cần dùng đến cơm cháy
Video đang HOT
Chữa tiêu hóa kém, kém ăn, đầy bụng đi ngoài
Cơm cháy 150g; thần khúc sao 12g; sa nhân sao 6g; sơn trà 12g; hạt sen bỏ tâm sao 12g; kê nội kim sao 3g; gạo tẻ 300g sao thơm. Tất cả tán thành bột mịn, trộn đều với 500g đường trắng đã đun chảy thành dạng cao đặc, sau đó nặn hoặc ép khuôn thành những chiếc bánh nhỏ để ăn.
Chữa tiêu chảy kéo dài
Cơm cháy 120g; hạt sen bỏ tâm sao thơm 12g, tán thành bột mịn. Uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần từ 3-5 thìa. Trộn với chút đường trắng rồi hòa với nước sôi, uống sau bữa ăn chừng nửa giờ.
Đi lỏng kéo dài ở người già
Bạch truật sao 6g; trần bì 4,5g; hạt sen bỏ tâm 12g; ý dĩ sao 12g; gạo nếp sao 600g; đậu xanh sao 600g; cơm cháy 600g. Tất cả tán thành bột mịn. Uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần từ 7-10g với nước đường trắng.
Dùng cho người ăn kém, chậm tiêu hóa
Cơm cháy 150g; sơn trà 10 lát; quất bì 10g; đường trắng vừa đủ. Cho cơm cháy vào nồi ninh nhừ thành cháo. Khi cháo sắp được thì bỏ sơn tra và quất bì đã thái hạt lựu vào nấu thêm một lúc là được, chế thêm đường.
Theo Khoevadep
Công dụng độc đáo của nước cà chua
Cà chua thường được dùng để chữa các chứng bệnh như nhiệt bệnh phiền khát, can âm bất túc, hay hoa mắt chóng mặt, âm hư huyết nhiệt, tiêu hóa kém, loét dạ dày, tăng huyết áp...
Theo y học cổ truyền, cà chua vị ngọt chua, tính mát, có công dụng thanh nhiệt, chỉ khát, dưỡng âm và lương huyết, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như nhiệt bệnh phiền khát, can âm bất túc, hay hoa mắt chóng mặt, âm hư huyết nhiệt, tiêu hóa kém, loét dạ dày, tăng huyết áp... Không chỉ sử dụng làm thực phẩm mà nước ép từ cà chua vừa bổ dưỡng lại vừa có công dụng phòng chống bệnh tật hết sức độc đáo. Bài viết này xin được giới thiệu với độc giả một số công thức điển hình.
Công thức 1: Cà chua 1.000g, đường trắng 100g. Cà chua rửa sạch, thái miếng, dùng máy ép lấy nước rồi hòa với đường, đun sôi một lát là được, để nguội, chia uống vài lần trong ngày. Đây là một loại nước giải khát rất tốt, vừa giàu chất dinh dưỡng lại vừa có khả năng phòng chống bệnh tăng huyết áp và thanh nhiệt giải độc.
Nước ép cà chua bổ dưỡng và có công dụng phòng chống bệnh tật.
Công thức 2: Cà chua 150g, dứa 150g, nước ép quả chanh 15ml. Cà chua rửa sạch, thái miếng; dứa gọt vỏ, cắt nhỏ, ngâm trong nước muối nhạt chừng 10 phút; hai thứ dùng máy ép lấy nước rồi hòa với nước chanh, chia uống vài lần trong ngày. Loại nước giải khát này ngoài công dụng bổ dưỡng còn có tác dụng phòng chống tăng huyết áp, đái tháo đường và béo phì.
Công thức 3: Cà chua 500g, rau cần 250g, chanh 80g. Cà chua rửa sạch, thái miếng; rau cần rửa sạch cắt đoạn ngắn; hai thứ ép lấy nước rồi vắt thêm nước chanh, hòa đều, chia uống nhiều lần. Đây là loại nước giải khát rất giàu sinh tố và chất khoáng, có tác dụng thúc đẩy chuyển hóa các chất trong cơ thể, bổ dưỡng và giải trừ mệt mỏi, đồng thời còn dự phòng tăng huyết áp và tình trạng vữa xơ động mạch.
Công thức 4: Cà chua 200g, mía 150g. Cà chua rửa sạch, thái miếng; mía róc vỏ, chặt nhỏ; hai thứ dùng máy ép lấy nước, chia uống vài lần trong ngày. Đây là loại nước giải khát rất tốt, có tác dụng kích thích tiêu hóa, phòng chống hữu hiệu tình trạng miệng khô, lưỡi nhiệt, trúng nắng, trúng nóng, chảy máu chân răng...
Công thức 5: Cà chua 150g, khổ qua 100g. Cà chua rửa sạch, thái miếng; mướp đắng rửa sạch, bổ dọc, bỏ hạt, cắt đoạn ngắn; hai thứ ép lấy nước, chia uống vài lần trong ngày. Loại nước giải khát này có công dụng thanh nhiệt giải độc, phòng chống tích cực tình trạng viêm nhiễm, làm đẹp da và hạ đường huyết.
Công thức 6: Cà chua 80g, rau mùi 25g, lô hội 8g, rau cần 60g, táo tây 80g, mật ong 5 ml, nước ép quả chanh 15 ml. Cà chua rửa sạch, thái miếng; rau mùi, rau cần và lô hội rửa sạch, cắt ngắn; táo tây gọt vỏ, thái nhỏ; tất cả ép lấy nước, hoà thêm mật ong và nước chanh, chia uống vài lần. Đây là loại nước giải khát rất hấp dẫn, giàu dinh dưỡng và có tác dụng tăng cường chức năng gan.
Công thức 7: Cà chua 200g, táo tây 150g, chanh quả 80g, chuối tiêu chín 100g, cải bắp 100g. Cà chua rửa sạch, thái miếng; táo tây gọt vỏ, cắt nhỏ; chanh vắt lấy nước, bắp cải thái nhỏ; tất cả ép lấy nước; chuối tiêu bóc vỏ, đánh nhuyễn rồi hòa đều với dịch ép, chế thêm nước chanh, quấy đều, chia uống vài lần. Thứ nước giải khát này có mùi vị thơm ngon, có tác dụng bổ dưỡng rất tốt, đồng thời còn làm đẹp da và kích thích tiêu hóa.
Theo Suckhoedoisong
Lợi ích sức khỏe của rau mùi ít người biết đến Rau mùi chứa hàm lượng các chất dinh dưỡng thực vật và các chất chống oxy hóa cao. Lá và hạt rau mùi có chứa hàm lượng tinh dầu quan trọng chống nhiễm khuẩn, giảm đau, kích thích ham muốn, cải thiện hệ tiêu hóa, thuốc trị nấm và là một chất kích thích tự nhiên. Vì thế, rau mùi được sử dụng...