Tác dụng chữa bệnh của cà chua
Cà chua là loại quả quen thuộc được dùng làm thực phẩm. Cây cà chua thân tròn, phân cành rất nhiều, mùa quả chính là mùa đông và mùa xuân. Quả cà chua khi chín có màu đỏ tươi chứa rất nhiều vitamin A. Trong 100g cà chua chín tươi sẽ đáp ứng được 13% nhu cầu hàng ngày về vitamin A, 8% nhu cầu vitamin B6, từ 33 – 50% nhu cầu vitamin C. Ngoài ra, còn có vitamin B1 (0,06mg), B2 (0,04mg), PP (0,5mg). Các chất bổ dưỡng như đạm, đường, chất béo và khoáng vi lượng như canxi, sắt, kali, phosphor,… có lợi cho sức khỏe
Theo Đông y, cà chua tính bình, vị chua, hơi ngọt, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lương huyết, tăng tân dịch, chống khát nước, giúp thông tiểu tiện và tiêu hóa tốt.
Một số ứng dụng cụ thể
- Bổ sung dinh dưỡng: Một người bình thường mỗi ngày có thể ăn 200g cà chua (rửa thật sạch, ăn sống hoặc nghiền thành bột nhão). Lượng cà chua này có thể đáp ứng đủ nhu cầu về vitamin A, C, sắt và ka li của cơ thể trong 24 giờ.
- Chữa tăng huyết áp: Sáng sớm, khi chưa ăn uống gì, lấy 1 – 2 quả cà chua, dùng nước sôi rửa sạch, thái thành miếng nhỏ, trộn thêm chút đường cho đủ ngọt, ăn sống. Mỗi liệu trình 10 – 15 ngày, nghỉ 3 ngày, sau đó lại tiếp tục liệu trình khác.
- Kích thích tiêu hóa, làm đẹp da: Cà chua 200g, táo tây 150g, chanh quả 80g, chuối tiêu chín 100g, cải bắp 100g. Cà chua rửa sạch, thái miếng; táo tây gọt vỏ, cắt nhỏ; chanh vắt lấy nước; bắp cải thái nhỏ. Ba thứ dùng máy ép lấy nước; Chuối tiêu bóc vỏ, đánh nhuyễn rồi hoà đều với dịch ép, cho thêm nước chanh, quấy đều, chia uống vài lần.
Video đang HOT
Cà chua giàu vitamin đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cho cơ thể.
- Chữa dạ dày nóng cồn cào, miệng đắng: Nước ép quả cà chua 150 ml, nước ép quả sơn tra (táo mèo) 15ml, hai thứ trộn đều uống, ngày 2 – 3 lần.
- Hỗ trợ chữa viêm gan mạn tính: Cà chua 250g rửa sạch, thái miếng; thịt bò 100 g thái thành lát mỏng, thêm mỡ, mắm, muối… làm món xào ăn với cơm hằng ngày. Món này có tác dụng bình can, ích huyết (điều hòa chức năng gan, bổ máu), kiện tỳ, tiêu thực (tăng cường chức năng tiêu hóa), có tác dụng hỗ trợ tốt trong quá trình điều trị viêm gan mạn tính bằng thuốc, giúp cơ thể chóng phục hồi sau khi khỏi bệnh.
Lưu ý: Lượng axit hữu cơ trong cà chua sống tương đối lớn, có thể gây co thắt túi mật. Vì vậy, người bị bệnh sỏi mật không nên áp dụng các bài thuốc trên. Trong cà chua có một lượng nhỏ purin nên những người bị thống phong (bệnh gút) cần thận trọng, cần được thầy thuốc chuyên khoa tư vấn khi muốn sử dụng.
Theo PNO
Tự chẩn bệnh "thiếu vitamin"
Làm việc bằng máy tính nhiều gây mỏi mắt hay đôi lúc tay chân bạn bị tê dại... là những triệu chứng bạn có thể gặp phải trong cuộc sống hàng ngày. Bạn hãy thử làm bác sỹ "thăm khám" cho những người thân trong gia đình mình theo những hướng dẫn dưới đây.
Vitamin A có trong các loại thực phẩm như: bí ngô, cà chua, cà rốt...
- Thiếu vitamin A: Sợ ánh sáng, dễ mỏi mắt, dễ mắc bệnh viêm kết mạc, sức đề kháng cảm cúm kém, rụng tóc.
- Thiếu vitamin B1: Tiêu hoá kém, sức chịu đựng kém, da khô, sắc da xấu, tay chân có lúc bị tê dại.
- Thiếu vitamin B2: Chân tay nóng, da nhiều dầu, gầu nhiều, ăn cơm xong có lúc bị mờ mắt.
Bạn nhớ bổ sung đầy đủ vitamin bị thiếu
- Thiếu vitamin B3: Mất ngủ, miệng hôi, vô cớ đau đầu, tinh thần ủy mị.
- Thiếu vitamin B6: Hay bị chuột rút, vết thương ngoài da không lành, phụ nữ có thai buồn nôn nhiều.
- Thiếu vitamin B12: Chán ăn, trí nhớ kém, thở không đều, không tập trung tinh thần.
- Thiếu vitamin C: Dễ chảy máu cam, dễ cảm, miệng và lưỡi khô, chảy máu răng, khả năng thích nghi với nhiệt độ môi trường thay đổi kém.
- Thiếu vitamin E: Tứ chi mỏi mệt, dễ ra mồ hôi, da khô, tóc chẻ, căng thẳng tinh thần, phụ nữ đau bụng khi có kinh.
Theo Giadinh
Các đồ uống giải khát, thanh nhiệt Để bổ sung lượng muối và nước mất đi do ra mồ hôi: Hằng ngày cần từ 1,5 - 2 lít nước. Nếu làm việc ngoài trời nóng hay trong hầm lò thì lượng nước cần bổ sung nhiều hơn. Tốt nhất là sử dụng gạo rang, muối ăn, đường để chế thành nước uống cho công nhân, học sinh... Ngoài ra với...